Khả năng thắng-bại của Nga trong cuộc chiến với Mỹ ở Syria
Với việc Mỹ đe dọa tấn công Syria thì khả năng đáp trả của Nga là một câu hỏi lớn.
S-400 của Nga ở căn cứ không quân Hmeimim, Syria. Ảnh: Sputnik
Nga công khai đe dọa đối đầu trực tiếp cuộc tấn công của Mỹ, nếu có, trên đất Syria. Quyết tâm của Nga có thể còn là dấu hỏi, nhưng khả năng chống lại vụ tấn công không phải là vấn đề cần bàn cãi.
S-400 của Nga được triển khai cho nhiệm vụ chiến đấu ở căn cứ không quân Hmeimim, Syria. Ảnh: Sputnik
Quân đội Nga có 2 căn cứ chính ở Syria là căn cứ không quân Hmeimim gần cảng phía bắc Latakia, và cơ sở hải quân ở Tartus, phía bắc bờ biển Syria. Cả 2 cơ sở đều được trang bị tên lửa đất đối không tầm xa, trong đó S-400 được triển khai gần Hmeimim và S-300VM bảo vệ Tartus. Cả 2 hệ thống tên lửa này có phạm vi hoạt động lên đến 400km, tùy thuộc vào sử dụng tên lửa nào, và được xem là những hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa tốt nhất thế giới hiện đang được sử dụng.
Video đang HOT
Tên lửa Buk-M2E. Ảnh: Sputnik
Bổ sung cho những tên lửa đánh chặn nói trên là hệ thống tên lửa tầm ngắn hơn, trong đó đó tên lửa tầm trung Buk-M2 và tên lửa tầm ngắn Pantsir S1. Những tên lửa này hình thành các lớp bảo vệ xung quanh mục tiêu chiến lược khỏi mọi mối đe dọa, từ các máy bay không người lái nhỏ đến máy bay ở tầm thấp, hay tên lửa đạn đạo chiến thuật.
Điểm yếu của hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa của Nga là phát hiện mục tiêu, trong đó đòi hỏi phải có thêm radar. Ở Syria, đây có thể không phải là vấn đề, nhưng vấn đề là Nga sử dụng máy bay radar chỉ huy-cảnh báo sớm trên không (AWACS) A-50 tối tân, và có báo cáo rằng hệ thống phòng thủ của nó được tích hợp với những vũ khí có từ thời Liên Xô được quân đội Syria vẫn sử dụng.
Mỹ có thể áp đảo các hệ thống của Nga bằng một loạt tên lửa, nhưng hiệu quả của cuộc tấn công sẽ vẫn giảm đi đáng kể.
Máy bay cảnh báo sớm A-50. Ảnh: Wiki
Trong một kịch bản tấn công bằng tên lửa giới hạn, quân đội Nga có thể trả đũa nơi tên lửa được phóng đi – các tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ và có khả năng tấn công tàu ngầm hiện đang được triển khai ở Địa Trung Hải.
Tấn công bằng lực lượng sát thương có thể là bước leo thang chiến tranh lớn, nhưng quân đội Nga có thể đáp trả giới hạn bằng cách sử dụng thiết bị chiến tranh điện tử để gây rối tàu Mỹ, làm nhiễu loạn mục tiêu, vị trí hoặc thậm chí hệ thống phòng thủ Aegis.
Mức độ thiệt hại gây ra có thể gây tranh cãi, nhưng chắc chắn sẽ làm cho việc phá hủy mục tiêu của Mỹ ở Syria khó khăn hơn nhiều.
VÂN ANH
Theo Laodong
Nga "trên cơ" Mỹ trong cuộc đọ sức ngoại giao ở Syria
Trên "đấu trường" Syria, Mátxcơva đang nỗ lực vận động ngoại giao tối đa nhằm đưa ra quốc tế hình ảnh nước Nga là một cường quốc biết lý lẽ, không có những ngôn từ hung hăng như Tổng thống Mỹ trong những ngày qua.
Giới phân tích nhận định rằng, trong cuộc đọ sức ngoại giao này, Nga muốn là hiện thân của tiếng nói biết lý lẽ và dung hòa, một cách để thể hiện sự khác biệt với Tổng thống Donald Trump đang tuôn ồ ạt các phát biểu trên mạng xã hội Twitter. Phát ngôn viên điện Kremlin ngày 11.4 tuyên bố: "Chúng tôi không tham gia vào ngoại giao Twitter. Chúng tôi chủ trương một cách tiếp cận nghiêm túc".
Vụ tấn công vũ khí hóa học mà chính quyền Syria bị nghi là thủ phạm nhắm vào thường dân ở Đông Ghouta đã làm dấy lên các phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Pháp và Mỹ dọa sẽ có hành động trả đũa thích đáng. Tuy nhiên, Nga, đồng minh lâu đời của Syria, lên tiếng cảnh báo là có những "lằn ranh đỏ" mà Mỹ và các đồng minh không nên vượt qua.
Đương nhiên, mục tiêu tấn công mà phương Tây, đứng đầu là Mỹ, nhắm đến chính là chế độ Bashar al-Assad - RFI dẫn nhận định của chuyên gia Igor Delanoe, phó giám đốc Đài quan sát Nga - Pháp tại Mátxcơva với nhật báo L'Orient-Le Jour.
Thế nhưng, giới quan sát quan ngại rằng một chiến dịch tấn công của phương Tây vào Syria rất có thể gây ra một cuộc leo thang quân sự vượt ngoài khuôn khổ Syria. Điện Kremlin lo ngại là những lợi ích của Nga, cũng như sinh mạng của các công dân Nga tại Syria, sẽ bị tác động, nếu phương Tây quyết định mở cuộc tấn công quy mô lớn trừng phạt Syria.
Trong khi Mỹ và các nước đồng minh vẫn chưa thống nhất phương cách tấn công, một câu hỏi khác cũng đang được đặt ra. Liệu có nên báo trước với Nga hay không như đã từng làm vào năm 2017, trước khi Mỹ dội mưa tên lửa vào căn cứ al-Shayrat nhằm đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học của Damas tại Khan Shaykhun?
Báo trước với Nga thì chẳng khác gì tạo cơ hội cho chính quyền Damascus và quân Iran kịp thời ẩn nấp. Còn nếu không báo trước, phương Tây có nguy cơ gánh lấy rủi ro sát hại binh sĩ Nga. Và như vậy, theo ông Igor Delanoe, Mátxcơva sẽ có hành động đáp trả, nhưng với mức độ nào thì chưa thể biết rõ.
Nga và phương Tây hiểu được thách thức đặt ra vượt quá khuôn khổ Syria, và đang tìm cách tránh leo thang quân sự. Trong tình thế này, Nga một mặt cảnh báo phương Tây về những hậu quả có thể có cho cả đôi bên, mặt khác lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, ông hy vọng tất cả các bên "tránh mọi hành động mà trên thực tế không có gì có thể biện minh được".
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng với cùng một giọng điệu, tuyên bố: "Tình hình trên thế giới ngày càng trở nên hỗn loạn. Do vậy, chúng tôi hy vọng là lương tri cuối cùng sẽ chiến thắng và rằng các mối quan hệ quốc tế sẽ đi theo con đường mang tính xây dựng".
Theo Laodong
Vẫn có hy vọng tránh được hành động Mỹ tấn công Syria? Ông Nguyễn Quang Khai - cựu Đại sứ Việt Nam tại một số nước Trung Đông - nhận định, không thể loại trừ nguy cơ Mỹ cũng như Anh và Pháp tấn công Syria, nhưng vẫn có hy vọng tránh được hành động quân sự. Tàu sân bay Mỹ USS Harry S.Truman hiện đang trên đường tới vịnh Ba Tư. Ảnh: AP Xin...