Khả năng phi thường của đặc công Việt Nam
Đoàn Đặc công 5 có những lính đặc công có thể lặn sâu 40-60m dưới đáy biển, trường mình, luồn lách và ẩn thân.
Anh Nguyễn Đăng Khải, thợ lặn kỳ cựu có thâm niên trên 15 năm kinh nghiệm của Đoàn 5 Bộ Tư lệnh Đặc công cho biết:
“Dưới lòng biển không chỉ có những sinh vật rất kỳ lạ, mà còn có những dãy vách đá dựng đứng, những khe đá sâu thẳm đan xếp nhau như những mái nhà nhọn hoắt. Để luồn sâu vào được những khe đá, đo những số liệu chính xác về dòng chảy, lấy được những mẩu san hô ở độ sâu 40 đến 60 mét, chúng tôi phải trườn mình, luồn lách dưới đáy biển.
Ở độ sâu ấy, chỉ cần sơ suất nhỏ như dây ôxy bị đứt do cứa phải san hô là nguy hiểm đến tính mạng. Bởi thế tất cả công tác chuẩn bị cho một lần thám hiểm đặc biệt quan trọng. Trước khi lặn sâu phải nằm úp mặt xuống nước để điều chỉnh áp lực. Khi lặn xuống biển phải lặn theo đường thẳng nghiêng, khi nổi lên phải từ từ để trách bị sốc. Tóm lại một công việc cực kỳ nguy hiểm và không phải ai cũng có thể làm được”.
“Mùa này biển lặng, nước trong có thể nhìn tận đáy san hô 13 mét. Cứ 30 phút thì nổi lên một lần”, anh Khải cho biết.
Trước câu hỏi điều gì là nguy hiểm nhất khi lặn sâu xuống đáy biển, anh Khải chia sẻ: “Đó là áp lực của nước dễ làm cho đứng tim, hoặc liệt người tê cứng. Nếu không khởi động đúng kỹ thuật và tuân thủ quy trình lặn, rất dễ tai nạn nghề nghiệp.
Thám hiểm dưới chân nhà giàn DK1
Để tránh gặp rủi ro, công tác kiểm tra cực kỳ tỉ mỉ, từ cách mặc áo phao, đeo bình ôxy, cách ngậm ống cao su, cách thở, đặc biệt cách xử lý tình huống khi gặp cá mập, hoặc sự cố dây đứt bị hà cứa, hoặc có biểu hiện tê liệt chân tay.
Trước khi xuống biển, ngoài khâu kỹ thuật, mọi chiến sĩ phải được kiểm tra về sức khỏe và tinh thần. Nếu kỹ thuật tốt, sức khỏe tốt nhưng tinh thần không tốt thì cũng không thể lặn. Ba yếu tố này phải đồng bộ, người lặn phải hoàn toàn vui vẻ, tỉnh táo, phấn khởi, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, không ngại gian khổ, hi sinh”.
Khi hỏi về cường độ làm việc, Đoàn phó quân sự Bùi Đình Ninh cho biết: “Việc nghiên cứu qui luật dòng chảy và các loại sinh vật biển, địa lý quân sự dưới đáy biển rất phức tạp. Chúng tôi phải liên tục bơi dưới dòng chảy sức ép của nước.
Để có những thước phim quay được từ lòng biển, số liệu chính xác lên xuống của thủy triều, đòi hỏi mỗi cán bộ chiến sĩ phải có kỹ năng nghiệp vụ, sức khỏe tốt cùng với tâm huyết nghề nghiệp. Tất cả các số liệu đều ảnh hưởng rất lớn đến công tác nghiên cứu xây dựng những công trình trên biển.
Video đang HOT
Hằng năm, chúng tôi đều nghiên cứu hầu hết các bãi cạn thềm lục địa. Có nhiều điều bất thường khi lặn ở độ sâu như ngất lịm, thậm chí nguy kịch đến tính mạng nếu đứt dây hơi. Dưới lòng biển là cả một hệ thống vách núi nhọn và sắc như dao.
Đặc công Việt Nam chuẩn bị lặn biển
Chỉ sơ ý dây hơi quấn hoặc bị đá cứa đứt là thợ lặn ngưng thở ngay. Bởi thế, dây hơi được quấn một lớp vải bền bên ngoài. Thợ lặn đến đâu, chúng tôi theo dõi bằng camera đến đó. Trước kia chưa có camera gặp rất nhiều khó khăn trong ghi lại hình ảnh, dòng chảy từ lòng biển. Nghề này, trăm người chỉ chọn được một người”.
Đoàn Đặc công 5 (thành lập năm 1967) là đơn vị đặc công nước có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là huấn luyện và chiến đấu nhằm vào các mục tiêu quan trọng như kho tàng, bến cảng, sân bay, tàu thủy, cầu giao thông, biển đảo… của đối phương. Để làm được điều đó, các chiến sĩ không chỉ có sức khỏe, bản lĩnh tốt mà họ còn phải trải qua quá trình khổ luyện khắt khe, vô cùng gian khổ…
Cùng với luyện tập các động tác võ của Đặc công, các chiến đấu viên còn tập nhiều môn phái khác bổ sung cho kỹ năng tác chiến của mình.
Hằng ngày, cùng với luyện tập các nội dung, kỹ thuật, chiến thuật, võ chiến đấu trên bờ và dưới nước, các chiến đấu viên còn luyện rèn sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai ở nhiều địa hình, độ sâu khác nhau trên biển và cách khắc phục, không chỉ với đối phương, mà còn cả cách đối phó với rắn, rết, các loại côn trùng cũng như các loại động vật, sinh vật biển gây hại cho người như sứa, cá mập…
Theo Đất Việt
Tinh nhuệ như...đặc công biệt động
Tước dao, đoạt mã tấu, đột nhập vào các căn hộ của nhà cao tầng bằng cách leo tường tay không hay đổ bộ bằng dây từ tầng thượng... Đó là những bài tập được cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn đặc công biệt động 1 (Binh chủng Đặc công) luyện tập thường xuyên...
Huấn luyện võ thuật ở Lữ đoàn đặc công biệt động 1.
Ít ai biết rằng giữa lòng Thủ đô Hà Nội, đang có một thao trường đặc biệt dành cho một "lực lượng đặc biệt" của Quân đội - lực lượng đặc công đặc nhiệm.
Đây là một thao trường tổng hợp, với nhiều hạng mục công trình, trong đó có khoảng sân rộng dành cho những buổi luyện tập võ chiến đấu tay không, và cả những ngôi nhà cao tầng.
"Pặp...pặp...hự...phịch"! 5 "tên côn đồ" lần lượt đổ gục như chuối; dao, mã tấu văng tứ phía, sau những đòn miếng chính xác, đẹp mắt của một chiến sĩ đặc công.
Giao nhiệm vụ cho lực lượng đột nhập nhà cao tầng.
Chiến sĩ đặc công biệt động tiếp cận mục tiêu.
Phía cuối sân luyện tập võ thuật, một bóng người mặc quần áo rằn ri thấp thoáng sau những thân cây, với những bước thật nhẹ, êm như bước chân mèo và đôi mắt liên tục đảo hướng quan sát, cảnh giới. Trong tích tắc, bóng rằn ri đã thoăn thoắt bám theo dây chống sét và mất hút trên tầng thượng tòa nhà.
Chỉ ít phút, 4 sợi dây lần lượt được thả từ tầng thượng của tòa nhà xuống. Rồi với thời gian chỉ tính bằng giây, 4 bóng người tay lăm lăm súng ngắn, thoăn thoắt tụt dây đổ bộ từ sân thượng xuống tầng 3 của tòa nhà và nhanh chóng đột nhập vào các căn phòng.
Đại tá Nguyễn Danh Trường, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn đặc công biệt động 1 cho biết: Đó là 2 trong nhiều bài huấn luyện kỹ thuật chiến đấu được cán bộ, chiến sĩ đơn vị luyện tập thường xuyên. Bởi, đó là những kỹ năng cơ bản đòi hỏi các chiến sĩ đặc công biệt động phải thuần thục.
Ngoài những "ngón đòn" trên, chiến sĩ đặc công của lữ đoàn còn tăng cường huấn luyện để sử dụng thành thạo một số loại vũ khí có trong biên chế, đặc biệt là súng ngắn. Ngoài ra, đơn vị còn huấn luyện cho bộ đội có khả năng sử dụng một số loại vũ khí của địch để đánh địch.
Chinh phục tòa nhà cao tầng.
Thiếu tá Phạm Ngọc Huynh, Đội trưởng Đội đặc công 7 (Lữ đoàn đặc công biệt động 1) cho biết: "Để nâng cao chất lượng huấn luyện và khả năng sẵn sàng chiến đấu, đội tập trung huấn luyện các nội dung kỹ thuật, chiến thuật, võ, thể lực, bắn súng và một số nội dung khác".
Lữ đoàn Đặc công Biệt động 1 được giao nhiệm vụ phòng chống bạo loạn lật đổ, chống khủng bố, với địa bàn hoạt động từ Bắc đèo Hải Vân trở ra, trọng điểm là địa bàn Hà Nội.
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội ngày càng có nhiều tòa nhà cao chọc trời, với tường đá hoặc ốp kính, hoàn toàn khác so với tòa nhà trên thao trường. Vậy đơn vị huấn luyện như vậy có sát thực tế?
Trước câu hỏi đó, Thượng tá Nguyễn Công Long, Phó Lữ đoàn trưởng-Tham mưu trưởng Lữ đoàn cho biết, việc huấn luyện của đơn vị không "bó gọn" trên thao trường, mà đơn vị thường xuyên tổ chức trinh sát thực địa, xây dựng mô hình để huấn luyện bổ sung.
"Nhờ hiệp đồng tốt với các cơ quan chủ quản của nhiều tòa nhà cao tầng ở Hà Nội, nên đơn vị đã trinh sát kỹ, xác định cụ thể phương án tác chiến tại những khu vực này khi có tình huống khủng bố, đặc biệt quan tâm đến hướng đột nhập cũng như các vị trí bắn tỉa", Thượng tá Long khẳng định.
Theo bài tập chiến thuật, từ tầng thượng, một số chiến sĩ đặc công khác thả dây, đột nhập vào vị trí được xác định có khủng bố đang chiếm giữ.
Để nâng cao hiệu quả tác chiến, Lữ đoàn đặc công biệt động 1 còn sử dụng các thiết bị hỗ trợ, như cơ cấu bám áp suất, nhằm chinh phục các tòa nhà cao tầng không có cột chống sét, gờ cửa, hay chỗ bấu víu tay không.
Không chỉ tập trung huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật tác chiến trên bộ, các chiến sĩ đặc công của Lữ đoàn đặc công biệt động 1 còn có thể "đi mây về gió" bằng cách đổ bộ dù từ máy bay, đáp ứng yêu cầu tác chiến nhanh, tạo được yếu tố bí mật, bất ngờ. Đổ bộ đường không bằng hình thức thả dây từ máy trực thăng bay treo cũng được cán bộ, chiến sĩ đặc công của đơn vị luyện tập thuần thục.
Thực tế tham gia các cuộc diễn tập trong những năm qua đã khẳng định chất lượng huấn luyện và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lữ đoàn luôn đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Đơn cử, năm 2013, trong cuộc diễn tập chống khủng bố của Binh đoàn 18 (Bộ Quốc phòng), các chiến sĩ đặc công của Lữ đoàn đặc công biệt động 1 đã đổ bộ từ trực thăng bay treo, tấn công bất ngờ, tiêu diệt và bắt gọn "bọn khủng bố", hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo Quân Đội Nhân Dân
Đặc công ngụy trang biểu diễn khai mạc Giải bắn súng quân đội Asean Sáng 5/11, tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Miếu môn, Ban Tổ chức Giải bắn súng quân dụng Quân đội các nước ASEAN lần thứ 24 đã tổ chức hợp luyện lần 1 các lực lượng chuẩn bị cho lễ Khai mạc, Bế mạc. Tính đến thời điểm hiện tại, mọi công tác chuẩn bị đã được quân đội nước chủ nhà...