Khả năng Nga dùng vũ khí hạt nhân nếu Ukraine đánh vào Crimea?
Cuộc chiến Nga – Ukraine vẫn giằng co ở nhiều nơi, khi Nga càng cải tiến lối đánh thì phương Tây lại càng viện trợ vũ khí hiện đại cho Ukraine.
Mới đây, Nga đã ám chỉ sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu Crimea bị Ukraine tấn công.
Nga không dễ đè bẹp quân đội Ukraine bằng phương pháp quy ước
Cuộc chiến Nga – Ukraine sắp bước sang tháng thứ 6 nhưng độ khốc liệt vẫn không hề thuyên giảm, cả trên chiến trường lẫn trên mặt trận truyền thông.
Các cuộc tấn công của Nga tiếp tục nhắm vào các thành phố Ukraine như Vinnytsia ở miền Tây nằm cách xa tiền tuyến và cả những nơi như Mykolaiv và Odessa có giá trị chiến lược cao nhằm giành quyền kiểm soát vùng duyên hải Biển Đen của Ukraine.
Các tên lửa đạn đạo Nga có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Ảnh: AFP.
Trong lúc đó, trận chiến Donbass đã gia tăng cường độ hơn nữa. Nga hiện đang tập kết lực lượng để đánh chiếm phần còn lại của lãnh thổ do Ukraine kiểm soát ở vùng Donetsk.
Ukraine cũng đã mở một cuộc phản công vào tháng 5 để tái chiếm khu vực Kherson ở miền Nam nước này – khu vực có tầm quan trọng đặc biệt đối với kế hoạch của Nga giành lại hành lang trên bộ dẫn tới Crimea.
Được phương Tây tiếp sức bằng nhiều vũ khí hiện đại, đặc biệt là pháo phản lực cơ động HIMARS do Mỹ sản xuất, Ukraine bắt đầu có khả năng bắn phá các sở chỉ huy, kho hậu cần và tuyến tiếp tế của Nga ở cự ly xa hơn với độ chính xác cao hơn.
Khả năng Ukraine sẽ triển khai nhiều hệ thống HIMARS để hậu thuẫn cho cuộc phản công ở Kherson đã khiến cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev lên tiếng cảnh báo Ukraine về “Ngày Tận thế” nếu Ukraine tấn công các mục tiêu trên bán đảo Crimea.
Vai trò chiến lược của Crimea khiến Nga quyết giữ bằng mọi giá
Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014. Bán đảo là nơi đóng quân của hạm đội Biển Đen thuộc Nga. Bán đảo có tầm quan trọng cực lớn đối với “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga, đóng vai trò như bàn đạp cho các hoạt động quân sự trên bộ ở khu vực phía Đông, bao gồm cuộc bao vây Mariupol.
Nga thường xuyên đưa ra các kịch bản ngày tận thế để hăm dọa đối thủ, thường là nhằm vào khối quân sự NATO, ban đầu là việc cung cấp vũ khí và đạn dược, sau đó là việc triển khai binh sĩ. Bây giờ Moscow dường như đã chấp nhận thực tế là họ ít cản được hoạt động tuồn vũ khí của phương Tây vào Ukraine. Thay vào đó, họ tập trung vào xử lý số vũ khí đang được Ukraine sử dụng.
Thời gian qua, nhiều người đánh giá rằng phương Tây đã vượt qua lằn ranh đỏ của Nga tới mấy lần mà không chịu hậu quả gì. Nhưng lần này, lời cảnh báo mới nhất của Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga Dmitry Medvedev không thể bị xem nhẹ như các lần trước nữa. Ông Medvedev đã sử dụng cụm từ “mối đe dọa có hệ thống” đối với bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào Crimea và đây là một trong các lý do mà học thuyết quân sự Nga cho phép kích hoạt vũ khí hạt nhân của nước này.
Theo truyền thông Nga, ông Medvedev đã phát biểu với các cựu chiến binh tại thành phố Volgograd (miền Nam nước Nga), trong đó ông hứa sẽ có một “ngày tận thế, rất nhanh và cứng rắn” nếu các lực lượng Ukraine dám tấn công vào Crimea. Mặc dù chưa có quốc gia nào khác công nhận việc Nga sáp nhập Crimea, ông Medvedev coi phản ứng trên là phản ứng chính đáng dành cho một cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.
Việc Nga thể hiện quyết tâm bảo vệ Crimea cho thấy tầm quan trọng chiến lược lớn lao của Crimea đối với Nga trong việc bảo đảm bàn đạp và tuyến tiếp tế cho họ nếu quân đội Nga muốn tiến xa hơn nữa về phía Tây, nhằm vào Odessa.
Quyết chiến trong mùa thu
Dự kiến hai bên sẽ cố gắng đặt được bước tiến quyết định vào mùa thu 2022 này. Cả Nga và Ukraine đều hy vọng sẽ “đóng băng” được tiền tuyến trong thế có lợi cho mình trước khi nối lại các cuộc hòa đàm có khả năng sẽ diễn ra vào mùa thu tới và trước khi mùa đông tới, vì vào mùa đông hoạt động tác chiến sẽ gặp nhiều khó khăn. Để đạt được mục tiêu này, hai bên cần huy động thêm lực lượng và bổ sung vũ khí khí tài.
Trong khi Ukraine cận kề khả năng tổng động viên thì Nga cho tới nay vẫn tránh phương án này và vẫn chỉ sử dụng quân nhân tình nguyện và lính hợp đồng để bù đắp cho việc thiếu hụt nhân lực.
Nga có dân số lớn hơn Ukraine nhiều (khoảng 140 triệu dân Nga so với 40 triệu dân Ukraine) nhưng quân đội Nga thiếu các vũ khí khí tài có độ tinh vi cao như các thiết bị mà Ukraine được tiếp cận thời gian qua. Cho tới nay, Nga vẫn đang tích cực sử dụng các xe tăng và pháo từ thời Xô viết.
Triển vọng cuộc chiến sẽ là tiếp tục giằng co. Về phía Bắc, Nga có thể mở một chiến dịch mới để tái chiếm Kharkov, còn về phía Nam, Ukraine có thể xúc tiến tiếp cho cuộc phản công ở Kherson.
Khi thế trận không có đột phá lớn, Ukraine có thể gia tăng ý định tấn công cây cầu của Nga bắc qua eo biển Kerch dẫn tới Crimea. Về phần mình, khi ấy Nga có thể sẽ trả đũa bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Do một cuộc tấn công như vậy vẫn chưa phải là tấn công trực tiếp vào một thành viên NATO, Tổng thống Nga Putin sẽ gặp ít áp lực hơn.
Chiến sự đến trưa 6.3: Nga sắp có hành động mới, Odessa vào tầm ngắm
Đến trưa 6.3 (giờ Việt Nam), lực lượng Nga tiếp tục tập trung vào Kyiv, trong khi cùng lúc triển khai các chiến dịch ở Kharkiv, Mykolaiv, lập hành lang trên bộ với Crimea và dường như chuẩn bị cho chiến dịch ở Odessa.
Ảnh chụp từ Bộ Quốc phòng Nga cho thấy lực lượng nước này đã kiểm soát doanh trại quân đội Ukraine ở ngoại ô thành phố Kherson. Ảnh ẢNH CHỤP TỪ CLIP BỘ QUỐC PHÒNG NGA
Nga chuẩn bị có hành động mới
Tờ The Guardian dẫn báo cáo cập nhập thông tin chiến sự hằng ngày của quân đội Ukraine cho thấy máy bay từ các sân bay trên lãnh thổ Belarus tham gia các cuộc không kích vào cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự ở Kyiv, Zhytomyr. Trước đó, Belarus tuyên bố không tham gia vào chiến dịch của Nga tại Ukraine.
Dẫn thông tin tình báo nội bộ, quân đội Ukraine bổ sung rằng lực lượng Nga có ý định kiểm soát thủy điện Kaniv trên sông Dnieper. Quân Nga tiếp tục "vây hãm thành phố Mariupol, dội pháo vào các công trình dân sự" sau thời gian ngừng bắn ngắn ngủi để người dân sơ tán. Trong khi đó, Mykolaiv hứng chịu tổn thất nặng nề, theo báo cáo.
Ukraine sáng 6.3: ngừng bắn kết thúc, Nga nối lại chiến dịch quân sự
Quân đội Ukraine cũng tuyên bố bắn rơi 4 trực thăng, 5 máy bay và một máy bay không người lái của kẻ thù. Phía Nga chưa xác nhận thông tin.
Còn theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (trụ sở tại Mỹ), lực lượng Nga ở Ukraine có thể tạm dừng chiến dịch trong thời gian ngắn, trong lúc chuẩn bị mở lại các đợt tấn công nhằm vào Kyiv, Kharkiv, Mykolayiv và có lẽ cả Odessa trong vòng 24 - 48 giờ tới.
"Quân Nga xung quanh thành phố Kherson nhiều khả năng nối lại chiến dịch chống Mykolayiv và cuối cùng là Odessa. Lính đánh bộ hải quân Nga ở Crimea tiếp tục chuẩn bị các chiến dịch đổ bộ, nhiều khả năng nhất là xảy ra gần Odessa", theo báo cáo phân tích.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh thêm rằng quân Nga vẫn tiếp tục bao vây, ném bom Mariupol trong khi các cánh quân ở phía đông Kharkiv và tỉnh Luhansk dường như đang cố gắng kết nối nhau.
Một chiếc tiêm kích MiG-29 của không quân Ba Lan. Ảnh AFP
Ukraine đề nghị thêm tiêm kích, vũ khí phòng không
Ukraine kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) viện trợ thêm tiêm kích và các hệ thống phòng không cho nước này trong cuộc chiến với Nga. Theo trang Politico, Mỹ đang thảo luận với Ba Lan về khả năng Warsaw có thể chi viện thêm tiêm kích cho Ukraine.
Bốn quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ rằng Mỹ có thể bổ sung phi đội tiêm kích cho Ba Lan nếu Warsaw quyết định chuyển giao các máy bay MiG-29 của không quân nước này cho Ukraine.
Tổng thống Putin: cấm vận chính là chiến tranh
Tuy nhiên, báo The Hill hôm 5.3 nhận định Mỹ đang đối mặt với những giới hạn do chính nước này đặt ra trong lúc xoay xở tìm cách ủng hộ Ukraine.
Nhà Trắng và Điện Capitol đang vạch ra lằn ranh đỏ đối với vấn đề Ukraine: không để nổ ra xung đột Mỹ - Nga. Vì thế, Mỹ không thể ủng hộ hoặc vận động cho những biện pháp như thành lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cảnh báo bất kỳ nước nào cố tình thành lập vùng cấm bay ở không phận Ukraine sẽ bị Moscow xem là động thái gia nhập cuộc xung đột ở Ukraine. (đọc tiếp...)
Hàng viện trợ cho người dân Lviv. Ảnh SHUTTERSTOCK
Vòng đàm phán thứ ba
Trong khi đó, ông Davyd Arakhamia, thành viên phái đoàn Ukraine đàm phán với Nga, hy vọng có thể mở được hành lang nhân đạo ở Kharkiv vào ngày 6.3 (giờ địa phương).
Chia sẻ với trang tin Strana.ua, Phó thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết nước này đang chuẩn bị các hành lang nhân đạo từ Sumy, Kharkiv, và Kherson, cũng như tổ chức sơ tán các vùng ngoại ô Kyiv.
Vòng đàm phán thứ ba giữa Nga và Ukraine được dự kiến sẽ diễn ra trong vài ngày nữa, theo cố vấn Mykhailo Podolyak của văn phòng tổng thống Ukraine.
Bên cạnh đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết đã nói chuyện qua điện thoại với tỉ phú Mỹ Elon Musk, và vị tỉ phú đồng ý cung cấp thêm các cổng internet vệ tinh Starlink trong tuần tới.
Tâm sự cảm động của một người mẹ Ukraine đi sơ tán
Còn các hãng Visa và Mastercard thông báo sẽ ngừng hoạt động ở Nga, chính thức gia nhập làn sóng các công ty hưởng ứng lệnh cấm vận của Mỹ đối với Nga vì chiến sự ở Ukraine.
Hôm nay (6.3), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết chiến sự ở Ukraine đã đẩy giá năng lượng và ngũ cốc tăng cao, kích hoạt những biện pháp cấm vận chưa từng có nhằm vào Nga và kinh tế toàn cầu đối mặt viễn cảnh ảm đạm.
"Trong khi tình hình còn phức tạp và tương lai vẫn vô cùng bất ổn, (thế giới) đã phải đối mặt những hậu quả vô cùng nghiêm trọng về mặt kinh tế", Hãng tin Reuters hôm 6.3 dẫn tuyên bố của IMF sau cuộc họp với sự chủ trì của Tổng giám đốc điều hành Kristalina Georgieva. (đọc tiếp...)
Bên cạnh đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các nước gây tác động kinh tế tối đa đối với Nga, hỗ trợ Ukraine và tìm giải pháp ngoại giao để xuống thang tình hình tại Ukraine. (đọc tiếp...)
Belarus nêu quan điểm về vấn đề công nhận hai nước cộng hoà tự xưng ở đông Ukraine Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng tin AFP ngày 21/7, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết nước này sẽ chính thức công nhận nền độc lập của các nước cộng hòa tự xưng ở đông Ukraine gồm Donetsk và Lugansk nếu điều này cần thiết. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: AFP/TTXVN Ông Lukashenko đã đưa ra câu trả...