Khả năng Mỹ công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông sau bầu cử quốc hội tại Israel
Mỹ có thể công bố đầy đủ kế hoạch hòa bình Trung Đông sau ngày 17/9 tới, là thời điểm tại Israel diễn ra cuộc bầu cử quốc hội tại nước này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 1/8/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông báo ngày 18/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đây có thể thời điểm thích hợp để công bố kế hoạch hòa bình do Cố vấn Nhà Trắng cấp cao Jared Kushner và đặc phái viên Jason Greenblatt chủ trì này.
Kế hoạch hòa bình Trung Đông, còn có tên gọi là “Thỏa thuận thế kỷ” đã được Mỹ xây dựng trong hơn 2 năm qua. Kế hoạch gồm hai phần là kinh tế và chính trị nhằm giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestine. Về kinh tế, Mỹ tính toán cần gói 50 tỷ USD để đầu tư trong vòng 10 năm vào Bờ Tây, Dải Gaza, Ai Cập, Jordan và Liban. Ngày 25/6 vừa qua, Mỹ chính thức khởi động phần kinh tế trị giá 50 tỷ USD trong kế hoạch hòa bình Trung Đông, đồng thời cho rằng con đường theo hướng thúc đẩy đầu tư cho Palestine là điều kiện tiên quyết cần thiết để chấm dứt hàng thập kỷ xung đột.
Theo ông Kushner, kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế cho Palestine sẽ hướng tới 4 mục tiêu chính, bao gồm tăng hơn gấp đôi giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho Palestine, tạo ra hơn 1 triệu việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và giảm đói nghèo cho người dân Palestine. Bên cạnh đó, Mỹ thể hiện mong muốn chứng kiến nền hòa bình, an ninh và thịnh vượng cho cả người dân Palestine và Israel, đồng thời khẳng định Washington không hề từ bỏ người dân Palestine.
Video đang HOT
Trong khi đó, phần chính trị trong kế hoạch vẫn là một “ẩn số” và chính quyền Tổng thống Trump đang cân nhắc thời điểm công bố nội dung này. Tuy nhiên, chính quyền Palestine cho đến nay vẫn khẳng định lập trường không chấp nhận kế hoạch này do có sự “thiên vị” Israel.
Sau cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 9/4 vừa qua, 65 nghị sỹ trong Quốc hội gồm 120 ghế của Israel đã đồng ý giới thiệu Thủ tướng đương nhiệm Benjamin Netanyahu tiếp tục giữ chức vụ này và thành lập chính phủ liên minh mới, song ông Netanyahu đã thất bại trong việc thành lập một chính phủ liên minh chiếm đa số ghế trong Quốc hội sau khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Avigdor Liberman từ chối tham gia liên minh. Để tránh trường hợp Tổng thống Israel trao quyền thành lập chính phủ liên minh mới cho một nghị sỹ khác, ông Netanyahu đã tập hợp được sự ủng hộ trong quốc hội để giải tán cơ quan lập pháp vào ngày 30/5 và ấn định ngày bầu cử mới là ngày 17/9 tới.
Theo Lan Phương (TTXVN)
"Thỏa thuận thế kỷ" nhằm vẽ lại bản đồ Trung Đông của Mỹ bị chỉ trích
Kế hoạch hòa bình của Mỹ về vấn đề Palestine với tên gọi "Thỏa thuận thế kỷ" tiếp tục bị chỉ trích như là một âm mưu nhằm vẽ lại bản đồ của khu vực Trung Đông, bất chấp lợi ích của những nước có liên quan.
Người dân Palestine phản đối kế hoạch hòa bình của Mỹ về vấn đề Palestine với tên gọi "Thỏa thuận thế kỷ"
Phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Syria Bashar Al-Assad tại Thủ đô Damascus nhân chuyến thăm Syria, ông Hossein Amir-Abdollahian, Tổng Thư ký Nghị viện Iran về các vấn đề quốc tế, khẳng định Iran và các đồng minh sẽ không cho phép Mỹ đạt được dã tâm thông qua kế hoạch hòa bình về vấn đề Palestine.
Ngay từ khi hình hài đầu tiên của kế hoạch vãn hồi hòa bình cho khu vực Trung Đông mà Tổng thống Mỹ Donald Trump tán dương hết lời với những mỹ từ "Thỏa thuận thế kỷ" được công bố, nó đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của các nước Trung Đông. Vấn đề là bởi nội dung của kế hoạch này đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết cuộc xung đột Israel - Palestine mà chính Washington là người khởi thảo.
Trở lại với quá khứ, ngày 13-9-1993 tại Washington, trước sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Bill Clinton, nhà lãnh đạo Palestine Yasser Arafat và Thủ tướng Israel lúc đó Yitzhak Rabin đã ký tuyên bố lịch sử, còn gọi là Hiệp định Oslo - chính thức chấm dứt hàng thập kỷ đối đầu và xung đột giữa Israel và Palestine.
Theo Hiệp định Oslo, lần đầu tiên Israel và Palestine thừa nhận các quyền hợp pháp và chính trị lẫn nhau, Israel đồng ý rút quân khỏi Dải Gaza và Jericho ở khu Bờ Tây. Sau 27 năm lưu vong, ông Arafat trở về lãnh thổ Palestine và trở thành Tổng thống Nhà nước Palestine. Chính quyền Palestine do ông Arafat lãnh đạo kiểm soát các khu vực không bị Israel chiếm đóng với chức trách như một chính phủ được quốc tế công nhận.
Thế nhưng, trong kế hoạch vãn hồi hòa bình cho khu vực Trung Đông mà con rể của ông Trump là Jared Kushner lần đầu tiên giới thiệu tại Hội nghị "Hoà bình cho thịnh vượng" tổ chức tại Bahrain cuối tháng 6 vừa rồi, nguyên tắc cơ bản - "giải pháp hai nhà nước", có nghĩa là nhà nước Israel và nhà nước Palestine cùng tồn tại như thỏa thuận nêu trong Hiệp định Oslo, lại không được Washington nhắc tới.
Sáng kiến mà Mỹ nêu lên tại Hội nghị Bahrain là kêu gọi các nước, chủ yếu là những nước giàu ở vùng Vịnh, quyên góp tài chính cho một quỹ đầu tư trị giá 50 tỷ USD nhằm phát triển kinh tế xã hội cho Palestine, tập trung vào 4 lĩnh vực chính là cơ sở hạ tầng, công nghiệp, phát triển xã hội và cải cách chính quyền.
Cách tiếp cận của Mỹ ở đây không phải là một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột
Israel - Palestine, mà là dùng tiền theo kiểu "Kế hoạch Marshall" để phát triển kinh tế, tăng thu nhập và giảm đói nghèo trong cộng đồng người Palestine. Đổi lại, người Palestine sẽ từ bỏ ý chí đấu tranh vì tự do và độc lập, vì Nhà nước độc lập riêng có chủ quyền và lãnh thổ.
"Sáng kiến hòa bình" như thế này thực chất là vì lợi ích của Israel, bất chấp ý nguyện cũng như lợi ích của Palestine. Thực hiện nó sẽ dẫn đến việc vẽ lại bản đồ khu vực Trung Đông, chấp nhận chủ quyền của Israel tại những vùng đất mà nước này đã chiếm của các nước Ả-rập trong các cuộc chiến tranh trong thế kỷ XX.
Làm sao ý tưởng đó có thể được người Palestine chấp nhận, làm sao có thể khắc phục được tận gốc rễ cuộc xung đột dai dẳng lâu nay giữa Israel và Palestine, cũng như giữa
Israel và các nước Ả-rập? Không phải ngẫu nhiên mà các nhà lãnh đạo Palestine ngay lập tức tuyên bố kế hoạch hòa bình do Mỹ khởi xướng chẳng khác gì kêu gọi một sự đầu hàng.
Trung Đông chỉ có thể có hòa bình khi Israel rút khỏi các vùng lãnh thổ mà nước này chiếm đóng. Nỗ lực giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestine sẽ là vô nghĩa một khi Nhà nước Palestine không được thành lập trên những vùng lãnh thổ bị Israel chiếm đóng.
Theo anninhthudo
Tình hình tại Gaza đang ngày càng xấu đi Truyền thông khu vực Trung Đông ngày 30/6 dẫn phát biểu của Giám đốc chương trình tại Gaza thuộc Cơ quan Cứu trợ và Việc làm cho người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA) Matthias Schmale cảnh báo rằng tình hình tại dải đất bị Israel phong tỏa đang diễn biến theo chiều hướng xấu hơn. Khói bốc lên tại làng...