Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines phụ thuộc vào Chính phủ và gia hạn khoản vay
Báo cáo tài chính bán niên 2020 của HVN cho thấy sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn có thể ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất soát xét giữa niên độ 2020.
Sau soát xét, Vietnam Airlines lỗ ròng 6.559 tỷ đồng trong bán niên 2020, lỗ nặng hơn 25 tỷ đồng so báo cáo tự lập. Công ty cho biết, COVID-19 đã có ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng và trực tiếp đến ngành hàng không toàn cầu trong đó có Vietnam Airlines.
Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh do lợi nhuận của công ty mẹ giảm do khó khăn trong đợt dịch COVID-19, bên cạnh đó lợi nhuận của các công ty con cung cấp dịch vụ hàng không cũng giảm như Vacs, Skypec, Viags,…
Trong báo cáo, kiểm toán lưu ý tại ngày 30/6, nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines cao hơn 18.444 tỷ đồng so với tài sản ngắn hạn. Nửa đầu năm, Công ty lỗ 6.678 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 5.362 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo đơn vị kiểm toán, dịch bệnh COVID-19 đã và đang tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh của tổng công ty.
Khả năng hoạt động liên tục sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp cũng như diễn biến của dịch bệnh.
Những điều kiện này cùng các vấn đề khác cho thấy sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn có thể ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines.
Kiểm toán viên cũng lưu ý tại ngày 30/6, Vietnam Airlines đã điều chỉnh hồi tố khoản chi phí phải trả lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái phản ánh trên khoản mục chi phí tài chính.
Tisco vẫn 'mắc kẹt' hơn 5.500 tỷ tại dự án mở rộng Gang thép giai đoạn 2
Tại ngày 30/6/2020, nợ ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn của công ty là 3.051 tỷ đồng, một số khoản nợ gốc và lãi vay phải trả liên quan đến dự án mở rộng Gang thép giai đoạn 2 đã quá hạn thanh toán.
Trong báo cáo soát xét 6 tháng 2020 của CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco), đơn vị kiểm đã đưa ra nhiều kết luận ngoại trừ cũng như nhấn mạnh.
Theo đó, dự án mở rộng Gang thép giai đoạn 2 được triểu khai từ năm 2007, việc đầu tư dự án đã kéo dài hơn so với dự kiến ban đầu và hiện vẫn chưa hoàn thành tổng chi phí đầu tư dự tính đến thời điểm 30/6/2020 là 5.504 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay đã vốn hoá 2.296 tỷ đồng.
Hiện Chính phủ và các cơ quan có liên quan đang trong quá trình xử lý các sai phạm, tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn để hoàn thành dự án.
Do vậy, đơn vị kiểm toán không thể xác định được những tổn thất có thể có liên quan đến dự án trên cũng như ảnh hưởng của các vấn đề này đến báo cáo tài chính.
Ngoài ra, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh, tại ngày 30/6/2020, nợ ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn của công ty là 3.051 tỷ đồng, một số khoản nợ gốc và lãi vay phải trả liên quan đến dự án mở rộng Gang thép giai đoạn 2 đã quá hạn thanh toán.
Những sự kiện này, cùng với các vấn đề trên cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắc giữa niên độ cho kỳ kế toán.
Thứ hai, CTCP Khai thác và Chế biến khoáng sản Thái Trung là công tu con của Tisco được thành lập năm 2011, đang trong giai đoạn đầu tư với hoạt động kinh doanh chính là thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, công ty tạm dừng hoạt động để hoàn thiện thủ tục xin giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.
Do đó, số liệu của công ty con CTCP Khai thác và Chế biến Khoáng sản Thái Trung đang dùng để hợp nhất số liệu của báo cáo tài chính năm 2014.
Tại thời điểm 30/6/2020, tổng tài sản của Tisco là 9.775 tỷ đồng, tăng nhẹ 271 tỷ so đầu kỳ.
Trong cơ cấu nợ, vay nợ tài chính ngắn và dài hạn vẫn tiếp tục tăng lên 2.797 tỷ đồng và 2.077 tỷ đồng.
Tisco ghi nhận âm 163 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá hối đoái. Trong khi đó, lợi nhuận 6 tháng 2020 giảm mạnh 62% về vỏn vẹn hơn 14 tỷ đồng.
Loay hoay "giải cứu" Vietnam Airlines Vay 4.000 tỷ đồng và tăng vốn thêm 8.000 tỷ đồng, phương án "trợ thở" khẩn cấp cho Vietnam Airlines đã được các lãnh đạo cấp cao của Tổng công ty chia sẻ tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông 2020. Không có đường lùi Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, Vietnam Airlines đạt 24.808 tỷ đồng doanh thu, giảm 50%...