Khả năng Hàn Quốc điều chỉnh chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) được đề cử, ông Rhee Chang-yong, đã trình bày phương hướng điều chỉnh chính sách tiền tệ ở mức độ phù hợp để kiềm chế lạm phát, đồng thời đảm bảo duy trì động lực tăng trưởng kinh tế.
Đồng won của Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc điều trần xác nhận tư cách tại quốc hội cùng ngày, ông Rhee Chang-yong cho biết thêm rằng BoK sẽ nỗ lực để điều chỉnh chính sách tiền tệ với tốc độ thích hợp để không làm tổn hại đến động lực tăng trưởng và tạo ra sự ổn định tài chính, bao gồm cả việc giảm nhẹ vấn đề nợ hộ gia đình.
Ông Rhee Chang-yong cũng bày tỏ lo ngại về sự bất ổn bên ngoài gia tăng liên quan tình hình xung đột kéo dài ở Ukraine, chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ và nguy cơ kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm do tái bùng phát dịch COVID-19 với sự xuất hiện của biến thể Omicron. Ông đánh giá rủi ro tăng lạm phát ngày càng lớn sẽ kéo theo rủi ro cho nền kinh tế cũng gia tăng.
Video đang HOT
Nền kinh tế Hàn Quốc được đánh giá đang trên đà phục hồi sau đại dịch COVID-19 chủ yếu nhờ tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người lo ngại áp lực lạm phát ngày càng gia tăng sẽ cản trở đà tăng trưởng. Giá tiêu dùng ở Hàn Quốc đã tăng 4,1% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm 2021 và là mức tăng nhanh nhất trong hơn 10 năm trở lại đây. Do đó, giá tiêu dùng được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong một khoảng thời gian nữa, xu hướng lạm phát tăng có thể sẽ kéo dài trong một hoặc hai năm.
Ngày 14/4 vừa qua, BoK đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% lên 1,5% và là lần tăng lãi suất thứ 4 kể từ tháng 8/2021, thời điểm Hàn Quốc phải vật lộn với áp lực lạm phát gia tăng. Ông Rhee Chang-yong cũng cho biết đợt tăng lãi suất gần đây nhất diễn ra vào thời điểm BoK chú trọng nhiều hơn vào vấn đề ổn định giá cả hơn là tăng trưởng kinh tế, đồng thời cho biết thêm rằng ông sẽ xác định xem có nên tăng chi phí đi vay hay không bằng cách phân tích cả lạm phát và tăng trưởng. Việc BoK tăng lãi suất mạnh đã làm dấy lên lo ngại rằng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và tăng gánh nặng nợ cho nhiều hộ gia đình và các công ty đã vay nợ để vượt qua đại dịch và mua nhà.
Ông Rhee Chang-yong cũng cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ và phối hợp với chính phủ “nếu cần thiết” để các chính sách của BoK được đưa ra một cách “toàn diện” và “nhất quán”.
Hàn Quốc: Giá nhập khẩu tăng 3 tháng liên tiếp gây sức ép lên kinh tế
Giá nhập khẩu gia tăng đang gây thêm áp lực cho Hàn Quốc, vốn đang phải nỗ lực kiềm chế lạm phát trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn và nhu cầu phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Cảng hàng hóa ở Busan, Hàn Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 14/4 công bố số liệu cho thấy giá nhập khẩu của nước này đã tăng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng Ba vừa qua, khi giá dầu thô và các hàng hóa khác tăng mạnh.
Theo số liệu sơ bộ từ BoK, chỉ số giá nhập khẩu đã tăng 7,8% trong tháng Ba so với tháng trước đó, sau khi tăng 4,4% trong tháng Một và 4,6% trong tháng Hai.
Giá nhập khẩu tăng như vậy do tình hình căng thẳng hiện tại ở Ukraine đã khiến giá dầu và các nguyên vật liệu thô tăng mạnh.
BoK cho biết giá nhập khẩu trung bình tháng của dầu thô Dubai, loại dầu tiêu chuẩn tại Hàn Quốc, đã ở mức 110,93 USD/thùng trong tháng Ba, tăng 20,1% so với tháng trước đó. So với cùng kỳ năm ngoái, giá dầu thô Dubai còn tăng đến 72,1%.
Bên cạnh đó, số liệu cho thấy giá nguyên vật liệu thô cũng tăng 13,7% trong tháng Ba so với tháng Hai.
Giá nhập khẩu gia tăng đang gây thêm áp lực cho Hàn Quốc, vốn đang phải nỗ lực kiềm chế lạm phát trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn và nhu cầu phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Các lệnh phong tỏa tại các thành phố lớn ở Trung Quốc do dịch COVID-19 tái bùng phát cũng làm gia tăng những lo ngại về sự căng thẳng trong nguồn cung.
Giá tiêu dùng của Hàn Quốc đã tăng 4,1% trong tháng Ba so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn con số 3,7% trong tháng Hai và là mức tăng cao nhất trong hơn 10 năm qua tại nước này.
Thị trường IPO châu Á chống đỡ cho sự giảm sút trên toàn cầu Nguồn vốn huy động được từ các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại châu Á trong quý I/2022 tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ các thỏa thuận lớn tại Hàn Quốc và Trung Quốc, chống đỡ cho sự giảm sút trên toàn cầu, do chính sách tiền tệ bị thắt chặt và xung đột...