Khả năng giảm lãi suất tiền đồng: Đừng kỳ vọng quá nhiều!
Dù có nhiều yếu tố hỗ trợ, khả năng giảm của lãi suất cho vay tiền đồng đang gặp phải nhiều áp lực từ rủi ro tỷ giá hiện hữu trở lại và lạm phát vẫn cao hơn đáng kể so với năm 2015.
Lãi suất cho vay được nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm trong thời gian gần đây.
Sự dư thừa thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua phần nào là yếu tố giúp giải tỏa áp lực tăng đối với lãi suất huy động trên thị trường và một số ngân hàng như ACB, Sacombank hay Eximbank thời gian gần đây thậm chí còn điều chỉnh giảm khoảng 0,1% lãi suất huy động kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng.
Một số ngân hàng lớn với tiềm lực nguồn vốn dồi dào như Vietcombank, Vietinbank và BIDV mới đây cũng thông báo rộng rãi việc giảm lãi suất và áp trần lãi suất cho vay tiền đồng 10%/năm, nhen nhóm kỳ vọng đối với số đông khách hàng doanh nghiệp.
Song dường như, những động thái trên đây chưa hẳn là tín hiệu rõ rệt về khả năng mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường có thể giảm trên bình diện rộng.
Cho đến cuối tháng 5 vừa qua, ngoài những động thái lẻ tẻ từ phía các “đại gia” ngân hàng, với tỉ giá tương đối ổn định và thanh khoản hệ thống dồi dào, mặt bằng lãi suất huy động cũng như cho vay dường như không có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước.
Và cho đến tận thời điểm này của tháng 6, thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn và 9-10%/năm đối với trung và dài hạn. Trong khi lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường vẫn ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn và 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn.
Video đang HOT
Lãi suất giảm sẽ làm giảm áp lực vay nợ lên hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Ảnh: T.L
Đặt tình huống về khả năng giảm của lãi suất tiền đồng ở thời điểm này có thể nhận thấy, những “rào cản” lớn nhất sẽ đến từ rủi ro tỷ giá hiện hữu có thể trở lại và diễn biến, kỳ vọng lạm phát 2016 dù vẫn ở mức tương đối thấp nhưng cao hơn đáng kể so với 2015.
Bên cạnh đó, theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), áp lực tăng quy mô tài sản, cân đối nguồn vốn và đảm bảo các tỷ lệ an toàn của các ngân hàng thương mại (NHTM), đặc biệt sau khi Thông tư 06 của NHNN chính thức được ban hành với lộ trình cụ thể, cũng là một trở ngại không nhỏ.
Trước đó, thông tin được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 cho biết trong vòng 4 tháng qua, NHNN mua vào khoảng 8 tỷ USD (tương đương khoảng 178.000 tỷ đồng) giúp cải thiện dự trữ ngoại hối. Việc mua vào một lượng lớn ngoại tệ như vậy đồng nghĩa với việc NHNN phải bơm một lượng lớn tiền Đồng tương ứng ra thị trường.
Tình trạng dư thừa thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cho là yếu tố thúc đẩy nhu cầu giảm lãi suất tiền đồng. Tuy nhiên theo đánh giá của BVSC, điều này có thể chỉ mang tính tạm thời và ngắn hạn.
Thực tế với rủi ro lạm phát đang tăng nhanh trở lại (cuối tháng 5 đạt mức 2,28% trong khi cùng kỳ năm 2015 mới đạt 0,95% theo năm), NHNN sẽ phải rất thận trọng trong việc điều tiết cung tiền. Trên thực tế, trong hai tuần đầu tháng 6, NHNN phát hành trở lại tín phiếu ngân hàng kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày với giá trị khoảng 40.000 tỷ đồng. Động thái này có thể nhằm mục đích hút bớt lượng tiền dư thừa trong hệ thống về.
Nhìn vào diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong tháng 5 xuống mức thấp kỉ lục trong vòng 3 năm qua (lãi suất ngày 23/5 chỉ còn 0,82%, lãi suất 1 tháng ở mức 3%), Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng nhìn nhận nguyên nhân hệ thống ngân hàng có thanh khoản khá tốt trong thời gian qua là do nguồn cung ổn định, huy động tăng cao trong khi tín dụng tăng ở mức tương đương so với cùng kỳ.
Dẫu vậy việc giảm lãi suất cho vay được một số ngân hàng lớn tiến hành trong thời gian qua chưa phải là tín hiệu đủ mạnh cho thấy mặt bằng lãi suất cho vay có thể thay đổi ngay dù thị trường đang kỳ vọng về khả năng giảm nhẹ lãi suất cho vay trong thời gian tới.
“Áp lực lên mặt bằng lãi suất trong thời gian tới vẫn đáng kể do nhu cầu tín dụng tăng cao vào các quý cuối năm; kỳ vọng lạm phát và áp lực tỷ giá lớn hơn vào cuối năm sẽ gây áp lực đáng kể lên lãi suất” – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia chung nhân định.
Ngược lại, “với cơ chế điều hành tỷ giá mới theo hướng linh hoạt hơn, chúng tôi cho rằng NHNN còn nhiều dư địa chính sách để ổn định mặt bằng lãi suất. Như vậy, chúng tôi kỳ vọng mặt bằng lãi suất trong thời gian tới sẽ tiếp tục duy trì tương đối ổn định quanh mức hiện tại, trần lãi suất huy động 5,5% đối với các kỳ hạn ngắn nhiều khả năng sẽ được giữ vững” nhóm phân tích của Chứng khoán Vietcombank đánh giá.
Theo Lao đông
Lãi suất cho vay đã thấp hơn lãi suất huy động
Một loạt ngân hàng đã công bố hạ lãi suất cho vay, thậm chí cho vay với khung lãi suất thấp hơn cả lãi suất huy động. Với chính sách hỗ trợ này, các ngân hàng sẽ phải hy sinh lợi nhuận để hỗ trợ các doanh nghiệp và người đi vay.
Lãi suất cho vay đã về mức 5 - 6%/năm
Vào thời điểm đầu năm nay, hiện tượng các ngân hàng chạy đua tăng lãi suất đầu vào tăng khiến các doanh nghiệp và người dân lo lắng lãi suất cho vay sẽ tăng lên.
Rất may đến thời điểm hiện tại, điều này đã không xảy ra!
Tại nghị quyết về phiên họp thường kỳ tháng 4/2016 vừa ban hành, Chính phủ chính thức nêu cụ thể yêu cầu giảm lãi suất cho vay đối với nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước.
Trước đó, ngày 29/4, tại hội nghị với doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cùng nhấn mạnh mục tiêu tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Ngay sau hội nghị trên, nhiều ngân hàng thương mại công bố chính sách giảm lãi suất.
Theo báo cáo của NHNN vào thời điểm hiện tại, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn, các NHTM nhà nước tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay từ 5-6%/năm.
Như vậy, đối tượng khách hàng trên đã được tiếp cận với mức lãi suất ưu đãi còn phía ngân hàng sẽ phải cho vay đầu ra thấp hơn cả lãi suất huy động ở các kỳ hạn dài.
Ngân hàng "nhịn miệng đãi khách"
Chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV, ông Trần Bắc Hà đánh giá, hiện mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường ở mức 7-11%/năm - là mức lãi suất tốt nhất trong nhiều năm qua. Trong khi giá vốn đang ở mức khoảng 7,8%, thì mức chênh lệch ròng của các ngân hàng hiện rất thấp, chỉ khoảng 0,7% so với các nước trong khu vực là từ 2,2 - 2,5%. Trong khi đó, mức lãi suất cho vay là 8,5% bình quân, cho thấy lãi cho vay DN rất thấp.
"Nhiều người cho rằng việc giảm tiếp lãi suất cho vay là khó, tuy nhiên, theo tôi là có thể làm được và mức giảm có thể là 0,5-1%/năm"- ông Trần Bắc Hà nhấn mạnh.
Để thực hiện được điều này, nhiều ngân hàng sẽ phải "chịu thiệt" giảm lợi nhuận để giảm lãi suất đầu ra cho doanh nghiệp. Theo BIDV, lợi nhuận năm nay có thể giảm 400-500 tỷ đồng nếu lãi suất cho vay đồng loạt giảm. Và BIDV xem xét mức giảm lãi suất tối đa là 1% và chỉ khi NHNN hỗ trợ NHTM bằng việc nới lỏng các yêu cầu chẳng hạn như tỷ lệ dự trự bắt buộc.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, những ông lớn ngân hàng đang cố gắng thực hiện chủ trương giảm lãi suất của Chính phủ, nhưng các ngân hàng cỡ trung và nhỏ, vẫn đang nỗ lực tái cấu trúc, xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng ăn mòn lớn lợi nhuận nên việc giảm lãi suất gặp nhiều khó khăn.
Chính vì vậy các ngân hàng này đã kiến nghị NHNN có thể hoãn áp dụng quy định mới để tạo điều kiện cho các NHTM giảm lãi suất.
Nhiều chuyên gia trong ngành nhận định với mục tiêu đạt tăng trưởng tín dụng 18-20% cộng với yêu cầu giảm lãi suất cho vay bình quân thì có vẻ quy định áp dụng Basel 2 và nội dung dự thảo sửa đổi thông tư 36 về các hệ số an toàn tài chính có thể sẽ chưa được áp dụng ngay.
Ngoài ra, hàng loạt biện pháp cần phải thực hiện nếu muốn thực hiện chính sách giảm lãi suất thành công như Chính phủ phải chỉ đạo phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa tốt hơn, cùng với đó là động thái xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém còn lại nhằm hạn chế cạnh tranh lãi suất huy động vốn không lành mạnh khiến mặt bằng lãi suất cho vay chịu áp lực tăng.
Theo Bizlive
Cấp thiết giảm lãi suất cho vay Cả Chính phủ và giới chuyên gia đều đồng loạt "thúc" ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay xu hướng tăng Theo báo cáo kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm 2016 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia vừa công bố, thanh khoản có dấu hiệu chịu áp lực,đẩy lãi suất liên ngân hàng tăng...