Khả năng đáp trả Israel của Iran sau khi ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ
Việc ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm gia tăng áp lực lên Iran mà còn tạo ra thách thức lớn trong cách Tehran phản ứng với các cuộc tấn công từ Israel, như sự kiện ngày 26/10 vừa qua.
Giữa bối cảnh chính sách “ gây sức ép tối đa” có thể tái hiện, Iran phải đối mặt với thế lưỡng nan: đáp trả để bảo vệ uy tín hay kiềm chế nhằm tránh leo thang căng thẳng với Israel và Mỹ.
Tên lửa được phóng trong cuộc tập trận của quân đội Iran tại tỉnh Isfahan, ngày 28/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Việc Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ đang tạo ra một thách thức lớn đối với Iran, đặc biệt là trong khả năng đáp trả các hành động của Israel. Đặc biệt, cuộc tấn công của Israel vào ngày 26/10 vừa qua đã đặt Iran vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Các nhà lãnh đạo Iran sẽ phải quyết định cách thức và thời điểm phản ứng trước hành động này, nhưng vấn đề trở đã nên phức tạp hơn trong bối cảnh ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.
Theo Sima Shine, Giám đốc chương trình nghiên cứu Iran và Tiến sĩ Raz Zimmt đều tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia (INSS) có trụ sở tại Israel ngày 17/11, việc ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ đại diện cho sự hiện thực hóa một kịch bản đáng lo ngại đối với Tehran, dù những phản ứng ban đầu ở Iran phản ánh một nỗ lực đáng kể nhằm hạ thấp tầm quan trọng của việc ông Trump trở lại Nhà Trắng.
Video đang HOT
Phản ứng với kết quả bầu cử ở Mỹ, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tuyên bố rằng không quan trọng ai thắng, vì Tehran và chính quyền nước này dựa vào sức mạnh của chính họ và người dân của mình. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Esmaeil Baghaei, khi phát biểu về chiến thắng của ông Trump, đã nhận xét rằng Iran đã phải đối mặt với những kinh nghiệm cay đắng với các chính sách của nhiều chính quyền Mỹ và cuộc bầu cử này mang đến cho Mỹ cơ hội để sửa chữa những sai lầm trong quá khứ. Ông nhấn mạnh rằng Iran sẽ đánh giá chính quyền hiện tại thông qua các hành động của họ.
Tuy nhiên, lần này ông Trump trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh các nguồn tin tình báo Mỹ tiết lộ rằng Iran đã tiến hành một chiến dịch truyền thông xã hội chống lại ông (phía Iran đã bác bỏ cáo buộc). Tất cả những điều trên diễn ra trong bối cảnh các chính sách cứng rắn của ông Trump đối với Iran trong nhiệm kỳ đầu tiên (2016-2020), khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vào tháng 5/2018, áp đặt sức ép kinh tế tối đa lên Iran và ám sát chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran Qasem Soleimani vào tháng 1/2020.
Các nhà lãnh đạo Iran còn đặc biệt lo ngại về ý định quay trở lại chính sách “gây sức ép tối đa” của chính quyền Trump mới nhằm cô lập Iran và làm suy yếu tài chính của nước này thông qua các lệnh trừng phạt, bao gồm cả việc thực thi chặt chẽ hơn các lệnh trừng phạt đối với việc bán dầu của Iran cho Trung Quốc.
Khả năng đáp trả cuộc tấn công từ Israel của Iran
Iran hiện đang đứng trước hai lựa chọn: đáp trả hoặc không phản ứng. Nếu Tehran quyết định đáp trả cuộc tấn công của Israel, điều này có thể dẫn đến một cuộc xung đột quân sự trực tiếp. Kịch bản này đi kèm với những rủi ro đáng kể, bao gồm khả năng kích hoạt Israel đáp trả mạnh mẽ như nhằm vào cơ sở hạt nhân và dầu mỏ của Iran và thậm chí có sự can thiệp của Mỹ để bảo vệ đồng minh. Ngược lại, nếu Iran chọn không phản ứng, điều này có thể làm suy yếu sức mạnh răn đe của họ và tạo ra hình ảnh yếu kém trong mắt các lực lượng dân quân thân Tehran trong khu vực cũng như người dân trong nước.
Trong khi đó, nội bộ lãnh đạo Iran cũng đang có sự phân chia rõ rệt. Tổng thống Masoud Pezeshkian ủng hộ một cách tiếp cận thực dụng hơn, cho rằng Iran nên tập trung vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế trong nước thông qua đối thoại với phương Tây. Ông Pezeshkian cho rằng điều này có thể dẫn đến việc nới lỏng các lệnh trừng phạt và cải thiện tình hình kinh tế. Tuy nhiên, phe cứng rắn trong chính phủ, bao gồm Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, lại thúc đẩy lập trường cứng rắn hơn. Họ cho rằng việc nhượng bộ trước áp lực từ Mỹ sẽ chỉ làm suy yếu vị thế của Iran trên trường quốc tế.
Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến khả năng đáp trả của Iran là mối quan hệ với các đồng minh khu vực và quốc tế. Trong những năm gần đây, Iran đã củng cố mối quan hệ với Nga và Trung Quốc, điều này giúp Tehran tăng cường khả năng chống chịu trước các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nước láng giềng Arab trong thời gian gần đây cũng mở ra cơ hội cho Tehran trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ chính trị. Tuy nhiên, những nghi ngờ về khả năng duy trì sức mạnh răn đe đối với Israel và Mỹ đang gia tăng. Những hạn chế trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công từ Israel đã làm dấy lên lo ngại về khả năng bảo vệ an ninh quốc gia của Iran.
Tóm lại, việc ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ đang đặt Iran vào một thế lưỡng nan lớn trong khả năng đáp trả Israel. Trong ngắn hạn, họ phải quyết định thời điểm và bản chất phản ứng của mình đối với cuộc tấn công của Israel vào ngày 26/10. Về lâu dài, Iran phải đối mặt với sự lựa chọn là theo đuổi chính sách xoa dịu và đàm phán hay leo thang đối đầu với Mỹ.
Đánh giá sức mạnh phòng không của Iran sau cuộc tấn công từ Israel
Mặc dù Iran sở hữu nhiều loại hệ thống phòng không như S-300 và Bavar 373, nhưng thực tế cho thấy năng lực phòng thủ của nước này gặp nhiều hạn chế.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây và lực lượng không quân lạc hậu có lẽ là nguyên nhân chính.
Các sự kiện gần đây cho thấy hệ thống phòng không của Iran đã không thể chống lại các mối đe dọa hiện đại, làm dấy lên nghi vấn về hiệu quả thực tế của những trang thiết bị này. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Jerusalem Post (Israel) ngày 29/10, sau cuộc không kích gần đây của Israel vào Iran, các chuyên gia đã có cái nhìn kỹ lưỡng hơn về hệ thống phòng không của quốc gia Trung Đông này. Mặc dù sở hữu nhiều loại hệ thống phòng không đa dạng, nhưng thực tế cho thấy đây không phải là điểm mạnh trong năng lực quân sự của Iran.
Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ việc Iran đã không phải đối mặt với các mối đe dọa quân sự quy mô lớn trong nhiều thập kỷ qua. Lần gần đây nhất Iran tham gia một cuộc chiến tranh quy ước và phải bảo vệ không phận là trong cuộc chiến Iran-Iraq vào những năm 1980. Thêm vào đó, các lệnh trừng phạt quốc tế cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc hiện đại hóa hệ thống phòng không của nước này.
Một trong những điểm yếu đáng chú ý là lực lượng không quân lạc hậu của Iran không đủ khả năng hỗ trợ các hệ thống phòng không trong việc đánh chặn các mối đe dọa, đặc biệt khi đối đầu với lực lượng không quân có các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hiện đại như của Israel.
Về trang bị, Iran hiện sở hữu 4 hệ thống S-300 mua từ Nga theo thỏa thuận trị giá 800 triệu USD năm 2007. Các hệ thống này bao gồm phiên bản S-300PMU2 và S-300PMU1, mỗi hệ thống có bốn bệ phóng, hai radar và các phương tiện hỗ trợ. Theo Viện Khoa học và An ninh Quốc tế, S-300 đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ các cơ sở hạt nhân tại Isfahan, Natanz và Fordow.
Iran cũng tự phát triển hệ thống phòng không nội địa Bavar 373, sử dụng tên lửa Sayyad 4. Theo tạp chí National Interest, hệ thống này được trang bị radar tần số S để phát hiện máy bay từ xa và radar kiểm soát hỏa lực tần số X để dẫn đường tên lửa có tầm bắn lên đến 250 km.
Ngoài ra, Iran còn sở hữu nhiều hệ thống khác như Mersad (phát triển từ MIM-23 Hawk của Mỹ), Mersad-16 (Kamin), các tên lửa Sayyad, hệ thống 15 Khordad, HQ-7 của Trung Quốc và Tor M1 của Nga. Gần đây nhất, vào tháng 2 năm nay, Iran đã triển khai hệ thống tên lửa Arman có khả năng phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 180km và tấn công đồng thời 12 mục tiêu trong phạm vi 120km.
Tuy nhiên, hiệu quả thực tế của các hệ thống này vẫn còn nhiều nghi vấn. Trong cuộc không kích hôm 26/10 của Israel, theo tờ Wall Street Journal, tất cả các hệ thống phòng không của Iran đều bị ảnh hưởng. Tờ KAN News của Israel đưa tin các hệ thống radar của Iran đã bị "xâm phạm" và "màn hình bị đóng băng", dẫn đến việc hạn chế khả năng đánh chặn mục tiêu và cho phép không quân Israel xâm nhập không phận.
Theo đánh giá của Viện Washington, để bảo vệ hiệu quả một quốc gia có diện tích lớn như Iran, nước này cần phải tích hợp tốt hơn các hệ thống S-300 với các hệ thống khác như S-200, Raad và Bavar-373. Mặc dù các quan chức Iran thường xuyên tuyên bố về năng lực phòng không "rất tốt" dựa trên công nghệ nội địa, nhưng những sự kiện gần đây đã cho thấy những vấn đề đáng kể trong hệ thống phòng không của nước này.
Iran vẫn chưa hành động dù liên tục tuyên bố sẽ trả đũa Israel Theo tờ Jerusalem Post, Iran đã liên tục tuyên bố sẽ trả đũa Israel kể từ cuối tháng 10 vừa qua, nhưng cho đến nay, những hành động cụ thể vẫn chưa diễn ra. Sự im lặng này đã dấy lên nhiều câu hỏi về động thái thực sự của Tehran trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai quốc gia. Tên...