Khả năng chữa say nắng ít người biết của hương nhu
Hương nhu là cây dùng để làm thuốc chữa bệnh rất quen thuộc trong dân gian cũng như trong nền y học ở phương Đông.
Hương nhu hay còn gọi là é rừng, mậu dược, sơn ông, hương thái,… có tên khoa học là Ocimum gratissimum. Loài cây này thích đất khô thoáng, nhiều ánh sáng, thoát nước tốt và ở vị trí có ánh nắng đầy đủ.
Ở Việt Nam, có 2 cây mang tên hương nhu: hương nhu trắng và hương nhu tía.
Hương nhu tía (Ocimum sanctum L. Họ Labiatae) còn có tên là é rừng, é tía…
Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L. Họ Labiatae) còn gọi là é lớn lá, húng giổi tía,…
Dưới đây là 9 công dụng – bài thuốc chữa bệnh hiệu quả có sử dụng hương nhu.
- Giúp tóc nhanh dài, bóng mượt: Hương nhu tía, lá bưởi (hoặc vỏ bưởi), quả bồ kết khô (đã đốt qua), mỗi vị 10 g, nấu với 3 lít nước, pha ấm gội đầu. Tuần gội 2 lần, giúp tóc nhanh dài và rất mượt.
- Trị chứng hôi miệng: Hương nhu tía 10 g sắc với 200 ml nước còn 100 ml. Dùng nước sắc từ hương nhu để súc miệng và ngậm hàng ngày, nên dùng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Dùng liên tục trong 15 ngày.
- Chữa tiêu chảy do lạnh bụng: Hương nhu tía 12 g, tía tô (lá và cành), mộc qua, mỗi vị 9g, sắc nước với 3 bát nước còn 1 bát, uống trong ngày sau bữa ăn sáng.
- Chữa phù thũng, nước tiểu đục: Hương nhu tía 9g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30 g, ích mẫu thảo 12 g, sắc với 600 ml nước còn khoảng 200 ml, uống thay trà hàng ngày. Mỗi liệu trình điều trị trong 10 ngày.
- Trẻ chậm mọc tóc: Hương nhu tía 40 g, sắc với 200 ml nước, cô đặc, trộn với mỡ lợn, ngày bôi 1-2 lần. Trước khi bôi cần vệ sinh da đầu cho trẻ sạch sẽ tránh viêm nhiễm do da đầu bụi, bẩn.
- Chữa cám sốt, nhức dầu, dau bụng, chân tay lạnh: Hương nhu tía 500g, hậu phác (tẩm gừng nướng) 200 g, bạch biến đậu ( sao) 2.000 g. Tất cả tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 10g có khi đến 20g với nước sôi để nguội.
Video đang HOT
- Chữa cảm, làm ra mồ hôi, hạ sốt: Hương nhu, hoắc hương, bạc hà, sả, tía tô, lá bưởi, lá chanh mỗi thứ 10 g. Tất cả rửa sạch, đun sôi dùng xông hơi.
- Phòng, chữa cảm nắng, say nắng: Lá hương nhu 32 g, hạt đậu ván -32 g, củ sắn dây 24 g, gừng sống 12 g. Các vị phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Mỗi lần người lớn dùng 16 g, trẻ em 8 g; hãm với nước sôi, gạn uống.
- Chữa trẻ em chậm mọc tóc: Hương nhu sắc đặc, hòa với mỡ lợn bôi hàng ngày.
Ăn 1 nắm quả này như 'nhân sâm của người nghèo', xưa rụng đầy gốc ít ai 'ngó'
Một loại cây thường được trồng phổ biến để lấy bóng mát, nhưng quả của nó có tác dụng dược lý.
Ai không biết điều này quá phí.
Những lợi ích "vàng 10" của quả bàng
Quả bàng rất quen thuộc đối với học sinh bởi nhiều trường học trồng loại cây này làm bóng mát. Đây là loại quả hạch, bên trong có một hạt cứng, khi còn non có màu xanh, khi chín chuyển sang màu nâu đỏ và chuyển dần sang màu vàng. Khi thấy trẻ em dùng nó làm đồ ăn vặt, nhiều phụ huynh băn khoăn liệu quả bàng có ăn được không, và loại quả này ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?
Trong y học dân gian, nhiều bộ phận của cây bàng như lá, vỏ được dùng làm thuốc chữa bệnh. Quả bàng với vị chát, ngọt hậu cũng thân thuộc với tuổi thơ của biết bao thế hệ. Trong hạt bàng có nhân cứng. Phần nhân này được y học hiện đại chứng minh có nhiều tác dụng dược lý.
Quả bàng.
Ngăn ngừa ung thư
Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ đậu phộng, hạt óc chó và hạt bàng có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc ung thư vú.
Giảm viêm nhiễm
Loại quả quen thuộc này nhân chứa 2 axit béo quan trọng axit linoleic và linolenic. Hai loại axit này giúp giảm viêm khắp cơ thể, đồng thời hỗ trợ giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu), cải thiện sức khỏe da và tóc.
Giúp xương chắc khỏe hơn
Đây là một trong những loại hạt giàu phốt pho, vitamin và khoáng chất. Phốt pho đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và sửa chữa các tế bào trong cơ thể. Tiêu thụ nhân hạt bàng thường xuyên với mức độ vừa phải giúp xương và răng chắc khỏe hơn.
Có thể hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Chất béo không bão hòa đơn trong nhân hạt bàng giúp giảm cảm giác thèm ăn, từ đó hạn chế việc nạp thêm calo vào cơ thể. Nhân hạt bàng cũng rất giàu chất xơ, giúp cơ thể no lâu hơn và có lợi cho hoạt động của nhu động ruột, từ đó giúp giảm cân.
Rất tốt cho hệ miễn dịch:
Nghiên cứu chỉ ra rằng nhân hạt bàng chứa kẽm và mangan giúp nâng cao hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo cũng như carbohydrate. Đặc biệt, mangan và kẽm là các khoáng chất thiết yếu cần thiết cho sự phát triển, tăng trưởng và hoạt động bình thường của cơ thể để hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường. Do đó, hạt bàng là thực phẩm lành mạnh nên được thêm vào chế độ ăn hàng ngày.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Tronh nhân bàng chứa một lượng axit folic lớn. Đây là loại axit giúp giảm nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Do đó, tiêu thụ nhân hạt bàng rất có lợi đối với phụ nữ mang thai.
Giảm phát triển bệnh Alzheimer
Theo VTC News nhân hạt bàng chứa hai chất dinh dưỡng quan trọng cho não như L-carnitine và riboflavin. Hai chất này giúp tăng cường hoạt động của não, giúp tái tạo các tế bào thần kinh mới và giảm sự phát triển bệnh Alzheimer.
Ngăn ngừa táo bón
Quả bàng giàu chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón. Tuy nhiên, nếu ăn loại quả này cần uống đủ nước để quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chỉ cần ăn 4-5 quả bàng là bạn đã bổ sung được lượng chất xơ giúp điều hòa quá trình tiêu hóa.
Quả bàng giàu chất xơ. Ảnh minh họa.
Món ngon từ quả bàng
Quả bàng tưởng đâu chỉ là món quà vặt giản dị của tuổi thơ, ấy vậy mà một số nơi chế biến thành món đặc sản thơm ngon.
Thông thường hạt bàng có độ săn chắc và đầy thịt hơn hẳn. Khi nhai, ngoài cái giòn giòn, bùi bùi, đọng lại vị giác của bạn sẽ là chút béo thơm dễ chịu. Tuy giá mứt bàng có đắt nhưng với những ai sành ăn thì đây lại là món quà vặt vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng, ăn mãi không chán. Bên cạnh đó, thịt của quả bàng khá mỏng, vị hơi chua, ngọt hậu. Phần nhân bên trong hạt bàng mang lại nhiều giá trị sức khỏe hơn cả.
Trước đây loại quả này ít ai "ngó" không ngờ khi chế biến được bán với giá đắt đỏ. Cụ thể, hạt bàng Côn Đảo được người dân nơi đây đã tận dụng để làm nên món quà quê đem bán cho du khách, lại rất được giá, khoảng 450.000 - 500.000 đồng/kg.
Món bàng ngào đường thơm ngon đắt đỏ lên đến 500.000 đồng/kg.
- Muốn chế biến mứt bàng, người ta phải dùng phương pháp thủ công và thật khéo léo mới có thể giữ nguyên hình dáng của hạt.
- Khi chặt đôi quả, dao không được sâu quá mà chỉ cắt một phần rồi dùng tay để lấy từng hạt ra. Sau đó, hạt được phơi qua nhiều lần nắng cho thật khô rồi mới đem đi tẩm ướp thành món ngon.
- Mứt bàng có hai vị, rang muối hoặc ngào đường gừng.
- Bàng rang muối thì đơn giản hơn cả, chỉ cần rang hạt với lượng muối vừa phải để ướp chút vị mặn bên ngoài.
- Riêng mứt bàng ngào đường lại công phu hơn. Người ta sẽ trộn nước, đường và gừng xắt sợi thành hỗn hợp rồi đổ hạt bàng vào ngào chung, đảo thật nhanh tay để hạt không dính lại với nhau. Sau khi bên ngoài áo đều một màu nâu óng ánh thì thêm một lớp đường mỏng bọc thêm quanh hạt nữa mới hoàn thành.
Gạo nếp cực tốt nhưng đại kỵ với 5 nhóm người sau Gạo nếp là loại lương thực được nhiều người yêu thích. Gạo nếp có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn như xôi, chè, bánh... Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được gạo nếp. Vậy ai không nên ăn gạo nếp? Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet Thành phần dinh dưỡng của gạo nếp Báo VietNamnet dẫn...