Khá lên nhờ làm bóng cá
Từ khi có nghề bóng cá, không chỉ người lớn, mà ngay học sinh cấp 2 cũng có thể kiếm ra tiền. Nhờ vậy, cuộc sống của người dân ở ấp Hiệp Hòa (Kiên Giang) dần ổn định, mua sắm phương tiện đi lại, nghe nhìn, cất nhà để ở…
Người dân ấp Hiệp Hòa phơi bóng cá.
Ấp Hiệp Hòa, xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) có hơn 500 hộ sinh sống, với trên 2.500 khẩu. Là một ấp có diện tích sản xuất lớn nhất của xã Mỹ Hiệp Sơn, thế nhưng vẫn còn 20% nông hộ không có đất sản xuất. Trong đó, nhiều gia đình trước kia cũng có hàng chục công ruộng, nhưng do mùa màng thất bát nên phải cầm cố và trở thành người làm thuê trên chính mảnh đất của mình.
Nhiều người không tìm được kế mưu sinh phải đến tận Bình Dương, TPHCM, vùng Tây Nguyên… để làm mướn nuôi sống bản thân.
Video đang HOT
Cũng do nhu cầu làm ăn lo cuộc sống, qua lời giới thiệu của người thân, cách nay không lâu, một số hộ ở ấp Hiệp Hòa qua huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang làm thuê cho những chủ vựa làm bóng cá ( bong bóng cá tra, basa). Sau thời gian quen công việc, làm ăn có uy tín, bà con xin chủ vựa đem nguyên liệu về gia công tại gia đình.
Việc gia công bóng cá khá đơn giản, người làm công chỉ cần lột phần mở bao quanh bong bóng cá, làm sạch, sau đó căn bóng cá vào ống cao su đưa ra phơi ngoài trời, rồi giao thành phẩm cho chủ vựa. Công việc đơn giản như vậy, chủ vựa trả 5.000 đồng/kg nguyên liệu tươi. Một lao động trong một ngày có thể làm được 15 – 20kg, thu nhập khoảng 100.000 đồng. Một gia đình có 4 lao động có thể thu nhập trung bình từ 300 – 400 ngàn đồng.
Ông Nguyễn Văn Dư, cư dân ấp Hiệp Hòa, cho biết: “Gia đình tôi 4 người trước đây đi làm thuê mướn khắp nơi. Mấy năm nay, nhờ thu nhập từ nghề làm bóng cá, trung bình mỗi ngày thu nhập 300.000 đồng. Tuy không làm giàu được, nhưng có nguồn thu nhập ổn định, không còn đi khắp nơi làm thuê mướn với thu nhập không đủ sống như trước”.
Ông Trần Văn Quang, ngụ ấp Hiệp Hòa, nói: “Làm cho xưởng bóng cá mình không cần vốn mà vẫn có thu nhập đều đặn. Con, cháu trong nhà, ngoài giờ học cũng có thể phụ giúp để tự trang trải trong học tập”.
Ấp Hiệp Hòa hiện có khoảng 100 hộ gia đình tham gia làm nghề bóng cá. Từ khi có nghề này, cuộc sống của những người dân ấp Hiệp Hòa thật sự đổi thay, không còn phải vất vã mưu sinh nơi đất lạ, quê người. Hàng ngày, các thành viên trong gia đình quây quần bên hiên nhà làm ra sản phẩm bóng cá cung cấp cho thị trường. Nhiều hộ nhờ có đông lao động, chăm chỉ làm ăn, biết tích lũy đã có vốn xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm tiện nghi sinh hoạt trong gia đình.
Ông Phạm Thế Huynh – Bí thư chi bộ ấp Hiệp Hòa – cho biết: Trước đây, Hiệp Hòa thuộc ấp nghèo của xã. Những hộ gia đình không đất sản xuất, phải đi mưu sinh khắp nơi cũng chỉ đủ ăn. Đó là chưa nói nạn rượu chè, số đề… từng làm đau đầu lãnh đạo địa phương.
Từ khi có nghề bóng cá, không chỉ người lớn, mà ngay học sinh cấp 2 cũng có thể kiếm ra tiền. Nhờ vậy, cuộc sống của người dân dần ổn định, mua sắm phương tiện đi lại, nghe nhìn, cất nhà để ở…
Theo laodong
Sẽ quản lý máy, khuôn đúc vàng
Có hay không một số công ty lợi dụng việc xin quota chuyển đổi từ vàng thương hiệu của mình sang vàng SJC để hợp thức hóa vàng lậu nhằm kiếm siêu lợi nhuận?
Sản xuất vàng miếng tại Công ty SJC - Ảnh: A.H.
Trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Minh- Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) TPHCM kiêm tổ trưởng tổ giám sát gia công vàng miếng, ông Minh nói:
- Vừa qua có ý kiến nghi ngờ một số đơn vị "khai khống" để xin quota chuyển đổi lớn, sau đó mới gom vàng nguyên liệu ngoài thị trường về dập thành thương hiệu vàng của mình, rồi chuyển đổi sang vàng miếng SJC để hưởng chênh lệch.
Về vấn đề này, tôi giải thích rõ rằng thẩm quyền cấp phép chuyển đổi vàng miếng thuộc NHNN trung ương, được căn cứ trên đề nghị của đơn vị và kế hoạch gia công của Công ty SJC. Trên cơ sở cấp phép của NHNN trung ương, NHNN TPHCM sẽ đi kiểm tra tồn quỹ đột xuất tại các đơn vị. Đến giờ phút này, tôi khẳng định chưa xảy ra việc doanh nghiệp (DN), NH kê khống số lượng vàng trong kho để xin quota chuyển đổi. NHNN TPHCM đã đi kiểm tra và thấy rằng tồn quỹ của đơn vị so với số vàng cấp phép là đảm bảo.
* Vì sao NHNN không niêm phong và quản lý máy móc, khuôn đúc của các DN, NH để đảm bảo minh bạch?
- Từ trước đến nay NHNN chưa niêm phong các máy móc, khuôn đúc vàng miếng của các đơn vị khác ngoài SJC. Nhưng hiện nay, các NH và DN được NHNN cấp phép sản xuất vàng miếng trước đây đang đề nghị được niêm phong máy móc, khuôn đúc và giao cho NHNN quản lý. Hiện NHNN TPHCM đang chờ ý kiến của Vụ Quản lý ngoại hối, NHNN.
Việc niêm phong này là cần thiết vì hiện nay họ không còn được sản xuất vàng miếng nữa, đồng thời để minh bạch trong hoạt động sản xuất vàng. Chưa kể hiện nay tình trạng vàng nhái, vàng giả tràn lan nên chính những DN này cũng sợ bị lợi dụng. Nếu được Vụ Quản lý ngoại hối cho phép, NHNN TPHCM sẽ tiến hành niêm phong và gửi trong kho NHNN.
* Hiện nay, tiến độ chuyển đổi sang vàng miếng SJC rất chậm. Nhiều DN cho rằng, với tiến độ như hiện nay phải mất một năm nữa mới chuyển đổi xong. NHNN giải quyết vấn đề này thế nào?
- Vừa qua, NHNN đã họp với các công ty vàng và NH. Tại cuộc họp, các đơn vị đã đề xuất ba phương án để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi. Phương án 1 là nấu thành khối vàng 10 lượng, 20 lượng. Quá trình kiểm định sẽ tăng lên ít nhất 10 lần, từ đó quá trình chuyển đổi cũng sẽ được đẩy nhanh hơn. Phương án 2 là cho phép xuất bán vàng miếng, sau đó mua về vàng nguyên liệu đúng tiêu chuẩn bốn số chín. Do vàng nhập về đã đúng tiêu chuẩn bốn số chín nên việc gia công sẽ rất nhanh. Phương án 3 là xuất vàng trong kho dự trữ của NHNN để dập thành vàng miếng SJC, sau khi kiểm định xong sẽ trả lại.
Tuy nhiên trong ba phương án này, chỉ có phương án thứ hai là khả thi nhất vì ngay khi xuất, DN có ngay 80% số vàng nhập khẩu ở kho ngoại quan. Thời gian xuất nhập và gia công chỉ mất tối đa một tuần. Hiện UBND TPHCM cũng đã kiến nghị lên thống đốc và thống đốc đang cân nhắc phương án này, nhưng lại vấp phải tính pháp lý của Nghị định 24, đó là chỉ có NHNN mới có quyền xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Muốn sử dụng phương án này, các NH, DN phải ủy quyền cho NHNN như vậy rất phức tạp, chưa kể chi phí cũng cao. Còn phương án xuất vàng trong kho dự trữ của NHNN rất khó, vì phải được sự đồng ý của Thủ tướng. Chưa kể trong trường hợp có rủi ro về giá hay rủi ro thu hồi lại thì ai sẽ chịu trách nhiệm. Phương án nấu vàng miếng thành khối để kiểm định thì rủi ro về mặt chất lượng cao hơn so với kiểm từng miếng, nên cả Công ty SJC và các đơn vị đều không chấp nhận.
Trong thời gian chờ đợi NHNN đưa ra phương án mới, chỉ có giải pháp tăng cường máy móc và nhân sự cho khâu kiểm định. Hiện nay, Công ty SJC đang nhập thêm một máy kiểm định, còn máy kiểm định của các đơn vị khác không sử dụng được vì không tương thích với máy của Công ty SJC. NHNN cũng ưu tiên dập vàng miếng loại 1 lượng để tiết kiệm thời gian. Đến nay, Công ty SJC đã gia công được 128.000 lượng vàng. Trong đó, số vàng chuyển đổi từ các thương hiệu khác là 66.000 lượng, vàng móp méo dập lại là 62.000 lượng.
* Thời gian qua, giá vàng miếng SJC và vàng miếng các thương hiệu có độ chênh rất lớn. NHNN xử lý vấn đề này thế nào để tránh tình trạng "móc túi" người giữ vàng?
- Đúng là trong thời gian qua có xảy ra tình trạng này và NHNN TPHCM đã báo cáo thống đốc để có hướng xử lý. Sắp tới, NHNN trung ương sẽ có phương án giải quyết vấn đề này, còn phương án cụ thể thế nào thì chưa nói trước được.
Ngoài ra, theo đề nghị của UBND TPHCM, tới đây NHNN sẽ cho SJC giấy phép mở, tức mua được bao nhiêu vàng móp méo có thể mang đi dập ngay, thay vì xin cấp phép từng đợt như hiện nay. Qua đó cũng giúp SJC quay nhanh đồng vốn, tạo điều kiện cho vàng lưu thông trên thị trường, hạn chế chi phí phát sinh.
* Thời gian qua, các NH đã mua 60 tấn vàng ngoài thị trường để chuẩn bị cho việc ngừng huy động vàng. Tuy nhiên, vẫn còn 20 tấn vàng chưa thể tất toán đúng hạn. Vậy số vàng chưa thể tất toán đúng hạn rơi vào những NH nào?
- Hiện nay còn 14 NH đang tiếp tục huy động vàng sau ngày 25.11, trong đó tại TPHCM là 12 NH, tại Hà Nội hai NH. 12 đơn vị tại TPHCM chiếm đến 97-98% tổng lượng huy động vàng trên cả nước. Hiện nay, trạng thái vàng của các NH tốt hơn nhiều so với cách nay 1-2 tháng. Quan điểm của NHNN là dù gia hạn đến 30.6.2013, nhưng không đồng nghĩa với việc NH tiếp tục được huy động vàng đến thời điểm này. NH nào có thể ngừng huy động vàng ngay thì NHNN TPHCM cũng đề nghị NHNN cho họ ngừng huy động vàng ngay. Rất nhiều NH cũng muốn như vậy vì kinh doanh vàng thời gian qua rất rủi ro. Trong năm 2012, không có đơn vị nào kinh doanh vàng mà lại lời cả.
Bơm 200.000 tỉ đồng cho sản xuất
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, dự kiến TPHCM sẽ dành 200.000 tỉ đồng phục vụ cho nhu cầu vốn cuối năm, trong đó tập trung vốn hoạt động sản xuất và kinh doanh cuối năm, đặc biệt DN thuộc bốn lĩnh vực ưu tiên, các chương trình bình ổn giá và đáp ứng nhu cầu tiền mặt cuối năm.
Hiện dư địa tín dụng còn nhiều, do đến thời điểm hiện nay tín dụng trên địa bàn mới tăng 2,2%. Thanh khoản các NH cũng tốt hơn do không chịu áp lực về thanh khoản vàng, do vậy có khả năng đáp ứng nguồn vốn cho nền kinh tế thuận lợi hơn so với những tháng vừa qua.
Các NH cũng đang mở rộng hình thức thế chấp tài sản bằng cách thế chấp bằng dòng tiền bán hàng của DN. Lãi suất cho vay bốn nhóm lĩnh vực ưu tiên và các mặt hàng tham gia bình ổn tết vẫn từ 13%/năm trở xuống, lãi suất cho vay các đối tượng còn lại thực hiện theo cơ chế lãi suất thỏa thuận- phổ biến từ 15-16%/năm.
Theo laodong
Cơ quan thuế chỉ phê duyệt số thuế được miễn, giảm Sau khi có một số phản ánh từ các cục thuế địa phương về việc thực hiện thủ tục miễn giảm thuế theo quy trình miễn thuế, giảm thuế, Tổng cục Thuế đã có văn bản trả lời. Theo đó, đối với trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, cơ quan thuế sẽ căn cứ vào hồ sơ địa chính kèm...