Keysight tham gia chương trình đối tác công nghiệp 4.0 của Ericsson
Keysight Technologies – công ty công nghệ đo lường điện tử và bảo đảm an ninh mạng thế giới, vừa công bố tham gia Chương trình Đối tác Công nghiệp 4.0 của Ericsson (Ericsson Industry 4.0 partner program).
Keysight Technologies đang tập trung đẩy mạnh phát triển các giải pháp cho mạng 5G
Gooi Soon Chai, Chủ tịch chuyên trách Nhóm Các giải pháp ngành điện tử của Keysight cho biết: “Danh mục giải pháp 5G đa dạng của Keysight kiến tạo nên một hệ sinh thái rộng lớn để đo kiểm và xác nhận một cách có hiệu quả cơ sở hạ tầng và các cấu trúc bên dưới, đồng thời thực hiện các mục tiêu của cách mạng công nghiệp 4.0. Các công cụ phần cứng và phần mềm tiên tiến của Keysight giúp kết nối các nền tảng kỹ thuật số với thế giới thực, cho phép các doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các quyết định sáng suốt, chính xác và theo thời gian thực”.
Chương trình đối tác Ericsson Industry 4.0 là chất xúc tác cho các nhà cung cấp giải pháp, những người cung cấp các công nghệ thành phần cho hệ sinh thái Công nghiệp 4.0. Chương trình này đặt ra tiêu chuẩn để công nhận một khoản đầu tư của đối tác trong các công cụ và quy trình cần thiết nhằm mang lại tỷ suất đầu tư cao cho khách hàng công nghiệp sử dụng kết nối di động làm nền tảng cho các sáng kiến Công nghiệp 4.0 của họ.
Video đang HOT
Được xây dựng dành cho môi trường công nghiệp, các mạng di động vô tuyến riêng chuyên dụng của Ericsson cung cấp vùng phủ sóng đáng tin cậy, an toàn, với mật độ thiết bị cao và độ trễ có thể dự đoán được. Dựa trên các giải pháp kết nối này, doanh nghiệp có khả năng giám sát toàn bộ máy móc, quy trình và dữ liệu của mình, sử dụng 4G/LTE tại thời điểm này với lộ trình rõ ràng lên 5G.
Việc tham gia vào chương trình đối tác của Công nghiệp Ericsson 4.0 cho thấy Keysight Technologies đã trải qua quá trình đào tạo và kiểm thử đối với Ericsson Industry Connect, cung cấp các dịch vụ như lập kế hoạch tần số vô tuyến (RF), lắp đặt hoặc tư vấn về số hóa Công nghiệp 4.0.
Các nước EU khẩn trương đa dạng hóa các nhà cung cấp 5G
Chiến lược này bao gồm việc giảm sự phụ thuộc của các quốc gia và nhà khai thác viễn thông vào một nhà cung cấp.
Ủy ban châu Âu cho biết, các nước EU phải có hành động khẩn cấp để đa dạng hóa các nhà cung cấp 5G của họ, một động thái nhằm thu hẹp sự hiện diện của Huawei tại Hoa Kỳ khi Hoa Kỳ gây áp lực buộc khối phải theo Anh và cấm sử dụng mạng 5G của các công ty Trung Quốc.
Vào tháng 11 năm ngoái, Liên minh châu Âu đã đồng ý áp dụng các biện pháp cứng rắng để giảm rủi ro an ninh mạng đối với các nhà cung cấp 5G cho các mạng di động thế hệ tiếp theo - được coi là chìa khóa để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh.
Chiến lược này bao gồm việc giảm sự phụ thuộc của các quốc gia và nhà khai thác viễn thông vào một nhà cung cấp. Nhà sản xuất thiết bị viễn thông số 1 thế giới Huawei hiện đang cạnh tranh với với Nokia của Phần Lan và Ericsson của Thụy Điển.
"Mặc dù đã có một số tiến bộ nhưng vẫn còn rất nhiều việc cần phải được thực hiện", Ủy ban cho biết.
Giám đốc điều hành EU cho biết, cần thiết phải giảm thiểu rủi ro trong việc phụ thuộc vào các nhà cung cấp có rủi ro cao, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc ở cấp độ Liên minh (châu Âu).
Ngoài Anh, Pháp cũng đang áp dụng lệnh cấm thực tế đối với Huawei.
Hoa Kỳ nói rằng thiết bị của công ty có trụ sở tại Thâm Quyến này có thể được Trung Quốc sử dụng để làm gián điệp. Huawei đã bác bỏ lời cáo buộc này.
Các quan chức EU cho biết sẽ giảm dần các nhà cung cấp có rủi ro cao và những công việc phát sinh sẽ không làm hỏng đưa mạng 5G vào hoạt động trên toàn khối và rằng Ericsson và Nokia hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của khối.
"Nếu nhìn vào tình hình trên toàn thế giới, Nokia và Ericsson chiếm một thị phần lớn trên thế giới với các hợp đồng được ký kết trên toàn thế giới khi triển khai mạng 5G. Cả hai kết hợp chắc chắn có hơn 50% đến 60%, 65% thị phần. Tôi nghĩ rằng hai nhà cung cấp châu Âu này có thể cung cấp những gì cần thiết không chỉ cho châu Âu mà còn cho một phần lớn của thế giới", một trong những quan chức EU nói.
Ủy ban cũng kêu gọi 13 nước EU nhanh chóng áp dụng cơ chế sàng lọc đầu tư trực tiếp nước ngoài, một công cụ cho phép các chính phủ EU can thiệp vào các trường hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những lĩnh vực chiến lược, đặc biệt là nếu các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát hoặc có cổ phần.
Việt Nam có thể lắp ráp iPhone Luxshare, công ty có một số nhà máy sản xuất tại Bắc Giang, trở thành đối tác sản xuất iPhone mới của Apple. Luxshare Precision Industry vừa đạt được thỏa thuận mua lại bộ phận lắp ráp iPhone của Wistron. Hai đối tác lắp ráp điện thoại Apple còn lại là Foxconn và Pegatron. Luxshare không phải là cái tên xa lạ tại...