Kêu oan vì được… miễn truy cứu trách nhiệm hình sự
Miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) là việc không buộc người phạm tội phải gánh chịu hậu quả pháp lý mà lẽ ra họ phải gánh do đã thực hiện hành vi phạm tội.
Lê Đức Thiên Tân và gia đình vui mừng sau phán quyết của tòa
Đây là chế định nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam. Tuy vậy, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đã có nhiều trường hợp cơ quan tố tụng áp dụng chế định miễn TNHS tuỳ tiện, thiếu căn cứ hoặc vì để đạt một mục đích nào đó…, khiến người được miễn tội vô cùng bức xúc…
Phán quyết được dư luận đồng tình
Năm 2011, Lê Đức Thiên Tân (22 tuổi, trú tại phường 14, quận 8, TP.HCM) quen một cô gái trên mạng rồi đưa về nhà sống chung như vợ chồng, không đăng ký kết hôn. Khi cô “vợ hờ” của Tân có thai thì mọi người mới biết cô này chưa đủ 16 tuổi. Tân bị truy tố về tội “Giao cấu với trẻ em”, song được tại ngoại và vẫn sống chung với “vợ”. TAND quận 8 xét xử, tuyên phạt Tân 3 năm 6 tháng tù.
Khi chồng lãnh án thì cô vợ đã kịp sinh đứa con gái thứ hai. Bị cáo Tân và gia đình kháng cáo xin miễn tội vì khi quan hệ với cô gái, Tân hoàn toàn không biết cô này chưa đủ 16 tuổi và cũng không nhận thức được quan hệ như vậy là phạm tội.
Video đang HOT
Mới đây, TAND TP HCM xét xử phúc thẩm đã tuyên miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo Tân. HĐXX nhận định: Hành vi của bị cáo thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, gây hậu quả nhưng đã được khắc phục hoàn toàn. Hơn nữa, Tân có nhân thân tốt, có khả năng tự cải tạo, tự giáo dục mà không cần áp dụng hình phạt nên đã tuyên miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo theo điều 25 BLHS thuộc trường hợp “hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”.
Phát biểu với báo chí, Thẩm phán Nguyễn Đức Oánh (TAND TP HCM, chủ tọa phiên tòa) cho rằng: Việc miễn hình phạt này không có nghĩa là Tân không phạm tội, và không nên hiểu là bất cứ hành vi quan hệ với người dưới 16 tuổi đều sẽ được hưởng khoan hồng đặc biệt như trường hợp anh Tân. Pháp luật đặt ra đường lối mở, Tòa xét thấy có thể áp dụng chế định miễn hình phạt tù do trường hợp này quá đặc biệt, phạm tội khi mới 18 tuổi, trình độ nhận thức lạc hậu và khiếm khuyết. Mặt khác, bị cáo đã có trách nhiệm với vợ con, có cuộc sống chung và nơi ở ổn định. Việc khoan hồng này thể hiện tính chất nhân đạo của pháp luật, thể hiện nguyên tắc xử lý có phân biệt và mục đích giáo dục phòng ngừa của pháp luật hình sự.
Quy định chung chung, dễ bị lợi dụng
Việc miễn trách nhiệm hình sự trong những vụ án như trên tạo được sự đồng thuận trong dư luận. Tuy nhiên, trên thực tế đã có những trường hợp chế định mang tính nhân văn này bị áp dụng không đúng hoặc bị lợi dụng để “lách luật”. Thực tế đã có một số vụ án, do đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng quá trình điều tra, truy tố không đủ căn cứ kết tội các bị can nên cơ quan truy tố đã ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự với lý do “hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”. Ví như một vụ “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ở Hưng Yên, được cho là một vụ án oan sai do hình sự hóa quan hệ dân sự. Tuy nhiên, cơ quan tố tụng không đủ dũng cảm để thừa nhận sai lầm và xin lỗi, bồi thường cho người bị làm oan mà lại áp dụng Điều 25 BLHS để “miễn tội” cho họ. Vì bỗng dưng lại được “miễn” cái tội mà mình không hề phạm phải, nên đã có nhiều trường hợp, người được “miễn” làm đơn không nhận “miễm” và tiếp tục… kêu oan.
Tương tự, trong một vụ án khác ở Quảng Bình, một người bị truy tố khi bị quy kết là gây tai nạn giao thông chết người, nhưng bỗng nhiên anh này cũng được miễn tội. Trong vụ án này, cơ quan tố tụng cũng không chứng minh được anh này phạm tội, và đành chọn giải pháp “an toàn” là miễn TNHS. Hơn nữa, lại có dư luận rằng kẻ gây tai nạn thực sự thuộc diện có “máu mặt”, nên miễn TNHS thì coi như “hoà cả làng”.
Bên cạnh đó, do quy định về miễn TNHS còn có khoảng “mờ” nên dẫn đến những cách áp dụng khác nhau. Ví như việc quy định “có thể được miễn TNHS” tại khoản 2 Điều 25 BLHS dẫn đến cùng một tính chất vụ việc nhưng có thể được miễn hoặc không, phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng. Vì vậy, thiết nghĩ cần kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, trong đó hướng dẫn cụ thể thế nào là “sự chuyển biến của tình hình”; “hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội” và “người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội” trong các trường hợp được miễn TNHS để áp dụng cho thống nhất và đúng pháp luật, qua đó góp phần để pháp luật thực thi được nghiêm minh, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội đồng thời cũng tránh làm oan người vô tội.
Điều 25 – Bộ luật Hình sự 1999: Miễn trách nhiệm hình sự: 1.Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. 2.Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự. 3.Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá.
Theo xahoi
Khó khởi tố người tung tin đồn nữ sinh bị rạch đùi
Để có thể truy tố trách nhiệm hình sự người tung tin đồn thất thiệt về việc nữ sinh bị rạch đùi, cơ quan điều tra cần phải xác minh hành vi đó đã gây hậu quả nghiêm trọng chưa, nếu chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì chỉ có thể xử phạt hành chính.
Mấy ngày qua, cộng đồng mạng được phen hốt hoảng trước thông tin lan truyền một số nữ sinh bị kẻ lạ rạch đùi, chảy máu ngay trước cửa Nhà hát lớn Hà Nội. Ngay sau đó, Cơ quan điều tra đã vào cuộc và xác định đó là tin đồn. Nghi phạm tung tin đồn cũng đã bị triệu tập. Liệu hành vi này có bị khỏi tố truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? đang là câu hỏi được rất nhiều quan tâm.
Rõ ràng việc tung tin đồn thất thiệt này đã gây hoang mang cho nhiều người đặc biệt là các nữ sinh. Nhiều bạn lo ngại tình trạng nguy hiểm này đã không dám ra đường hoặc không dám đi một mình. Tin đồn thất thiệt đó cũng khiến cho nhiều người cảm thấy tình hình an ninh trật tự không được đảm bảo bởi lẽ ngay cả khu vực Nhà hát lớn, nơi tập trung đông dân cư, nhiều cơ quan an ninh mà vẫn có người liều lĩnh rạch đùi nữ sinh thì quả là đáng sợ.
Tin đồn nữ sinh HN bị rạch đùi bằng dao lam dính máu HIV được tung lên facebook
Mặt khác việc tung tin đồn thất thiệt này cũng khiến cho cơ quan công an mất nhiều thời gian (chưa nói đến chi phí, tiền bạc) để truy tìm, xác minh vụ việc, cũng như xác minh, xử lý người gây ra việc tung tin đồn.
Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009 đã bổ sung nhiều Điều luật mới trong đó có Điều luật đề cập đến nhóm tội phạm có liên quan mạng internet. Không ít người cho rằng với việc tung tin đồn thất thiệt như trên có thể xem xét khởi tố người tung tin đồn về tội danh: đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet theo Điều 226 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét hành vi của người tung tin đồn có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm theo Điều 226 hay không?
Nguyễn Khánh Thành bị cơ quan điều tra triệu tập về hành vi đưa tin sai sự thật lên mạng
Đối với những trường hợp tung tin đồn có tính chất vu khống, tung tin đồn thất thiệt thì có thể xem xét khởi tố về Tội vu khống. Tuy nhiên để có thể truy tố tội này phải xác định được đó là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Rõ ràng hành vi tung tin đồn thất thiệt việc một số nữ sinh bị rạch đùi như nói ở trên không phải là hành vi vu khống và không đủ dấu hiệu tội phạm để truy cứu Tội vu khống đối với hành vi này, bởi lẽ hành vi đó không nhằm xúc phạm danh dự, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của một chủ thể cụ thể nào.
Trở lại việc có thể khởi tố người tung tin đồn thất thiệt về hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet. Điều 226 quy định rõ hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật đủ để khởi tố hình sự là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội
Do đó, để có thể truy tố trách nhiệm hình sự người tung tin đồn thất thiệt về việc nữ sinh bị rạch đùi, cơ quan điều tra cần phải xác minh hành vi đó đã gây hậu quả nghiêm trọng chưa, nếu chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì chỉ có thể xử phạt hành chính.
Theo vietbao
Từ bị hại trở thành bị can Chống trả lại hành vi bắt giữ người trái pháp luật, Nguyễn Văn Huy (27 tuổi, ngụ Bến Cát, Bình Dương) vừa bị Công an H.Bến Cát (Bình Dương) khởi tố, bắt tạm giam về tội cố ý gây thương tích. Ngày 1.3, Công an H.Bến Cát cho biết, Nguyễn Văn Huy và Diễm Thượng Hải (38 tuổi, ngụ xã An Điền, H.Bến...