Kêu gọi phá bỏ ‘nút thắt cổ chai’ trong tiếp cận vaccine phòng COVID-19
Ngày 18/5, Phong trào Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế nhấn mạnh sự cần thiết trong việc có các bước “đặc biệt” nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho việc tiếp cận vaccine phòng COVID-19 trên toàn thế giới, bao gồm cả thúc đẩy các cuộc đàm phán miễn trừ bằng sáng chế.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Phong trào trên kêu gọi các nước và các công ty dược phẩm hành động nhanh hơn nữa hướng tới việc xóa bỏ sự bất bình đẳng trong vấn đề tiếp cận vaccine toàn cầu. Ông Peter Maurer, người đứng đầu Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế (ICRC), nhận định cần cân nhắc mọi lựa chọn để phá bỏ “nút thắt cổ chai”, qua đó đảm bảo sự công bằng.
Bên cạnh đó, phong trào trên cũng nhận định các quốc gia nên thúc đẩy các cuộc đàm phán tại Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về việc dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với các loại vaccine phòng COVID-19 và những rào cản khác cản trở việc tăng sản lượng vaccine trên toàn cầu.
Video đang HOT
Chủ tịch Liên đoàn Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế (IFRC) Francesco Rocca cho rằng giữa đại dịch tồi tệ nhất trong 100 năm qua này, việc miễn trừ bằng sáng chế đối với vaccine là cam kết chính trị cần thiết nhằm giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine hiện nay. Theo người đứng đầu IFRC, hàng triệu người phụ thuộc vào chế phẩm này và sự chuyển giao công nghệ và kiến thức để tăng năng lực sản xuất trên toàn thế giới.
Kể từ tháng 10 năm ngoái, Ấn Độ và Nam Phi nằm trong số những quốc gia đầu tiên kêu gọi việc dỡ bỏ tạm thời bằng sáng chế đối với vaccine ngừa COVID-19, qua đó thúc đẩy sản xuất vaccine tại các nước đang phát triển và giúp xử lý tình trạng bất bình đẳng vaccine. Tuy nhiên, vấn đề này đã vấp phải sự phản đối của các hãng dược phẩm lớn bởi họ cho rằng bằng sáng chế không phải rào cản chính đối với việc tăng sản lượng vaccine. Đầu tháng 5 này, Chính phủ Mỹ đã công khai ủng hộ đề xuất dỡ bỏ bằng sáng chế trên, trong khi Liên minh châu Âu và một số quốc gia thay đổi quan điểm và bày tỏ thiện chí sẵn sàng đàm phán.
Theo ICRC, hiện 50 quốc gia nghèo nhất thế giới chỉ chiếm 2% trong tổng số liều vaccine đã được phân phối trên toàn cầu. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm chủng tại 50 quốc gia giàu nhất thế giới cao hơn 27 lần so với 50 nước nghèo nhất.
Nhật Bản: Tỷ lệ ủng hộ đối với nội các của Thủ tướng Suga thấp kỷ lục
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết quả thăm dò dư luận mới nhất của nhật báo Asahi cho thấy tỷ lệ ủng hộ đối với nội các của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã giảm 7 điểm phần trăm so với cuộc thăm dò trước xuống còn 33%, mức thấp nhất kể từ khi ông nhậm chức vào cuối tháng 9 năm ngoái.
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cuộc thăm dò này do nhật báo Asahi tiến hành qua điện thoại trong các ngày 15 và 16/5, với sự tham gia của 608 thuê bao cố định và 919 thuê bao di động. Kết quả thăm dò được công bố vào ngày 17/5 cho thấy tỷ lệ phản đối đối với nội các tăng mạnh, từ 39% trong tháng 4 lên 47%. Có tới 67% những người tham gia thăm dò "đánh giá thấp" về phản ứng của chính phủ đối với dịch COVID-19, tăng mạnh so với con số 61% trong tháng trước. Ngược lại, tỷ lệ "đánh giá cao" giảm từ 29% xuống còn 23%.
Lần gần đây nhất, tỷ lệ ủng hộ đối với nội các của Thủ tướng Suga giảm xuống còn 33% là hồi tháng 1, khi làn sóng lây nhiễm thứ ba xuất hiện ở Nhật Bản. Kết quả thăm dò mới nhất cho thấy Thủ tướng Suga đang mất đi sự ủng hộ của những người cao tuổi. Tỷ lệ ủng hộ đối với nội các trong số những người ở độ tuổi 60-69 đã giảm mạnh từ 39% trong tháng 4 xuống còn 25%, và trong số những người ở độ tuổi từ 70 trở lên giảm từ 38% xuống còn 30%.
Có 66% người được hỏi cho rằng chính phủ "chịu trách nhiệm chính" vì sự tụt hậu của Nhật Bản trong việc triển khai chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 so với các nước phát triển khác, trong khi chỉ có 28% cho rằng chính phủ không phải chịu trách nhiệm nhiều như vậy.
Liên quan tới việc Chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 3 ở Tokyo và một số tỉnh khác để khống chế dịch COVID-19, có 41% tin rằng biện pháp này có tác dụng trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus, trong khi 59% cho rằng biện pháp này không hiệu quả.
Đối với đảng Dân chủ Tự do (LDP), tỷ lệ ủng hộ đối với đảng cầm quyền cũng giảm từ 35% trong tháng 4 xuống còn 30%, thấp nhất kể từ khi ông Suga thành lập nội các. Khi được hỏi sẽ bỏ phiếu cho đảng nào theo hình thức đại diện tỷ lệ nếu một cuộc bầu cử quốc gia được tổ chức vào thời điểm hiện nay, chỉ có 35% chọn LDP, giảm mạnh so với con số 40% trong tháng 4, trong khi tỷ lệ ủng hộ đối với đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản (CDPJ) đối lập cũng chỉ tăng nhẹ từ 14% lên 17%.
Trước đó, ngày 14/5, hãng tin Jiji Press cũng công bố kết quả thăm dò dư luận tháng 5, theo đó tỷ lệ ủng hộ đối với nội các của Thủ tướng Suga đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 32,2%, giảm 4,4 điểm so với tháng 4, trong khi tỷ lệ phản đối tăng 6,9 điểm lên 44,6%. Mức thấp kỷ lục trước đó là 34,2%, được ghi nhận trong cuộc thăm dò tháng 1, ngay sau khi chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 2. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp tỷ lệ phản đối cao hơn tỷ lệ ủng hộ.
Brazil tạm ngừng sản xuất vaccine của AstraZeneca do thiếu nguyên liệu Viện nghiên cứu y sinh học Fiocruz của Brazil ngày 13/5 thoog báo từ tuần tới sẽ phải ngừng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca do thiếu nguyên liệu cho đến khi có các nguồn cung mới vào ngày 22/5. Vaccine phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN Trong một thông báo đăng tải trên mạng xã hội Twitter, Fiocruz cho...