Kêu gọi đoàn viên và ngư dân Việt Nam tiếp tục ra khơi bám biển
Trước việc Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu hộ tống xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam kêu gọi đoàn viên và ngư dân Việt Nam tiếp tục ra khơi bám biển.
Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam cho rằng việc làm của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Việc phía Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đã làm ảnh hưởng và cản trở hoạt động bình thường của đoàn viên các nghiệp đoàn nghề cá và ngư dân các tỉnh ven biển miền Trung đang khai thác thủy – hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam kiên quyết phản đối việc làm này của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc rút hết giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực này. Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam kêu gọi đoàn viên các nghiệp đoàn nghề cá và ngư dân Việt Nam tiếp tục ra khơi bám biển, tiến hành hoạt động khai thác thủy, hải sản, góp phần cùng các lực lượng chức năng của Việt Nam kiên quyết đấu tranh, phản đối hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam của phía Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Hội nghề cá Việt Nam mít tinh phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam
Sáng 14-5, tại Hà Nội, Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức mít tinh kiên quyết phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương – 981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam. Hội Nghề cá Việt Nam cũng đã kêu gọi ngư dân Việt Nam tiếp tục ra khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Theo ANTD
Video đang HOT
Chiến thuật "lấy thịt đè người" và âm mưu độc chiếm Biển Đông
Để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông, song song với việc thực hiện chiến lược "hải quân hóa các tàu chấp pháp", Trung Quốc còn nỗ lực đóng mới gần 50 tàu chấp pháp biển cỡ lớn, trong đó một số tàu lượng có giãn nước lên đến 12.000 tấn.
Hàng chục tàu Hải cảnh (Cảnh sát biển) của Trung Quốc hành quân trên biển
Dày đặc tàu to trên biển
Từ khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam 2 tuần nay, ngày nào Trung Quốc cũng điều vài chục tàu làm nhiệm vụ bảo vệ, ngăn chặn tàu công vụ Việt Nam thực thi nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải. Ngày 2-5, Trung Quốc huy động 27 tàu, ngày hôm sau là 37 tàu, rồi cao điểm là ngày 5-5 và ngày 13-5, Bắc Kinh đã điều tới 86 tàu bảo vệ giàn khoan.
Các tàu chấp pháp hạng nặng của Trung Quốc đã gây ra nhiều thiệt hại cho tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam. Hiện nay, phần lớn các tàu Việt Nam đều có lượng giãn nước nhỏ, lớn nhất cũng chỉ hơn 2.000 tấn, trong khi Trung Quốc có rất nhiều tàu trên 4.000 tấn, do Bắc Kinh đã chủ động hoán cải từ các tàu chiến "về hưu" của lực lượng hải quân.
Không dừng lại ở đây, để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông, song song với thực hiện chiến lược "hải quân hóa các tàu chấp pháp", Trung Quốc còn nỗ lực đóng mới gần 50 tàu chấp pháp biển cỡ lớn, trong đó có những tàu lượng giãn nước lên đến 12.000 tấn. Việc làm này, nhằm thực hiện âm mưu xâm chiếm Biển Đông bằng cuộc "chiến tranh không khói súng".
Các tàu chấp pháp cỡ lớn hiện đang được chế tạo hoặc sắp khởi đóng của Trung Quốc gồm 6 tàu Hải giám lượng giãn nước 3.500 tấn, 11 tàu Ngư chính loại 3.500 tấn, 10 tàu Hải cảnh cỡ 4.000 tấn, 4 tàu Hải cảnh loại chuyên chịu va đập lớp 5.000 tấn, 4 tàu hải cảnh loại 6.000 tấn, và ít nhất là 4 tàu Hải cảnh siêu lớn có lượng giãn nước tới 12.000 tấn.
Tính tổng cộng, các tàu chấp pháp cỡ lớn, có lượng giãn nước từ 3.000 tấn trở lên mà lực lượng chấp pháp biển Trung Quốc đang chế tạo hoặc sắp khởi đóng lên đến gần 50 tàu, một con số kỷ lục từ trước đến nay. Số lượng tàu công vụ ngang với một hạm đội tàu chiến này là điều mà lực lượng hải quân nhiều nước mơ cũng chẳng có.
Tàu Ngư chính 206 của Trung Quốc thuộc loại lớn nhất
trong các tàu chấp pháp ngư nghiệp trên thế giới
Nhằm đẩy nhanh tốc độ đóng tàu và xây dựng lực lượng tàu công vụ, các loại tàu chấp pháp mới cơ bản đều được cải tạo trên cơ sở các mẫu hiện có để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kế hoạch. Dự kiến, cả số hiện đang chế tạo và sắp khởi đóng sẽ được bàn giao toàn bộ trước năm 2015.
Các tàu chấp pháp thế hệ mới loại 4.000 tấn của Trung Quốc được cải tiến trên cơ sở tàu Hải giám 50, các tàu Ngư chính thế hệ mới lớp 3.000 tấn sẽ được thiết kế và đóng mới hoàn toàn, có tốc độ cao, tính năng chống chịu sóng gió rất tốt, khả năng chịu va đập rất mạnh.
Các tàu Hải cảnh cỡ 5.000 tấn thuộc loại tàu chấp pháp đa năng, được cải tiến trên cơ sở các tàu cứu hộ, trục vớt hạng nặng, động cơ 8.000kW, có khả năng chịu va chạm siêu mạnh, bảo đảm lợi thế rất lớn khi đối đầu với các tàu chấp pháp nước ngoài.
Loại tàu có lượng giãn nước 6.000 tấn được cải tiến trên cơ sở nguyên mẫu tàu tuần tra hạng nặng "Hải tuần 01", nên có tốc độ đóng rất nhanh. Đặc biệt là các tàu công vụ thuộc lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đang từng bước trang bị vũ khí, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các cuộc đấu tranh chấp pháp hoặc xung đột quân sự trên biển.
Hiện thực hóa chiến thuật "lấy thịt đè người"
Một quan chức cấp cao Trung Quốc từng tuyên bố, các doanh nghiệp đóng tàu trong ngành công nghiệp nặng Trung Quốc là nhà thầu lớn nhất, mạnh nhất trong lĩnh vực đóng tàu quân dụng, tàu chấp pháp và các công trình hải dương, hiện có tốc độ phát triển rất mạnh, trở thành nhân tố quyết định trong chiến lược hải dương quốc gia.
Trong mấy năm gần đây, Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp đóng tàu Vũ Xương (CSIC) - đơn vị chủ lực trong lĩnh vực đóng tàu chấp pháp, thuộc Tập đoàn công nghiệp nặng Trung Quốc đã đảm nhận đóng tới 11 chiếc, thuộc 5 loại tàu hải giám khác nhau, đồng thời tiến hành đại tu 3 chiếc. Hiện nay, họ cũng đang chế tạo đồng loạt 8 chiếc tàu hải giám mới.
Vừa qua, Cục Hải dương Trung Quốc cũng đã ký kết thêm hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD với Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp đóng tàu Vũ Xương để đóng mới 9 tàu hải giám. Trong đó, 5 tàu hải giám cỡ 3.000 tấn được chế tạo theo nguyên mẫu tàu "Hải giám 50" và 4 tàu hải giám cỡ 5.000 tấn được cải tiến trên cơ sở tàu "Hải tuần 01".
Tàu Hải giám của Trung Quốc
Thực hiện đóng mới các tàu theo mẫu có sẵn sẽ khiến cho nhà máy này rút ngắn được thời gian, hạ thấp giá thành sản phẩm, nhanh chóng tăng cường số lượng tàu Giám sát biển hiện có. Theo kế hoạch mà Bắc Kinh đưa ra, 2 mẫu tàu này sẽ được khởi đóng ngay trong năm nay.
Trong một bài viết mang tiêu đề "Trung Quốc xây dựng lực lượng tàu chấp pháp số 1 thế giới, mạnh gấp 3 lần Nhật Bản", đăng ngày 29-1-2014, trang mạng Đông Phương cho biết, lực lượng bảo vệ an ninh biển của Nhật Bản có khoảng 51 tàu từ cỡ 1.000 tấn trở lên và đang đóng mới khoảng 12 tàu nữa nhưng con số này chỉ bằng khoảng 1/4-1/3 số lượng tàu chấp pháp Trung Quốc.
Theo tính toán, số lượng các tàu chấp pháp trên 1.000 tấn của Trung Quốc sẽ vào khoảng từ 200-300 tàu, trong đó gần một nửa thuộc loại từ 3.000 tấn trở lên, lấn át hoàn toàn các nước có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Con số này còn chưa tính đến hàng trăm tàu cảnh sát biển, ngư chính và hải giám, hiện đang tập trung bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Đây chính là phương tiện vũ trang hoán cải hay còn gọi là "lực lượng tiền tiêu" trong chiến lược tranh bá đại dương, nhằm phục vụ âm mưu độc chiếm Biển Đông và Biển Hoa Đông, bằng các thủ đoạn "không khói súng". Các tàu này sẽ là lực lượng nòng cốt trong tranh chấp chủ quyền, ngư trường và nguồn lợi hải dương với tàu công vụ các nước khác trong khu vực.
Theo ANTD
Đã đến lúc Việt Nam sử dụng "Thượng phương bảo kiếm" với Trung Quốc "Thượng phương bảo kiếm của Việt Nam ở đây chính là luật pháp quốc tế", PGS, TS Nguyễn Bá Diến, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế, Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội, nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn về việc Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt...