Kẹt xe nghiêm trọng trên xa lộ Hà Nội
Xa lộ Hà Nội là tuyến đường rộng nhất nhì TP.HCM với 12 làn xe nhưng trong những ngày qua liên tục kẹt xe nghiêm trọng.
Làn đường xe máy kẹt cứng nên nhiều người đi xe máy chạy vào làn dành cho ô tô
Sáng nay 1.12, tình trạng kẹt xe lại xảy ra trên xa lộ Hà Nội, đoạn từ cầu Rạch Chiếc đến gần Cầu Sài Gòn, thuộc địa bàn phường Thảo Điền, Q.2. Hàng ngàn xe máy, ô tô ken kín, vất vả “nhích từng chút”.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, đoạn kẹt xe nghiêm trọng nhất nằm gần giao lộ xa lộ Hà Nội – Thảo Điền, P.Thảo Điền. Tại khu vực này đang xuất hiện hàng rào chắn một phần đường với nhiều ống cấp nước dẫn đến lòng đường cho xe cộ lưu thông bị thắt cổ chai. Vào giờ cao điểm, tình trạng kẹt xe càng nghiêm trọng hơn vì lượng xe quá lớn.
Tại khu vực này còn thêm một “nút thắt cổ chai” khác, đó là xa lộ Hà Nội – Thảo Điền, P.Thảo Điền. Lượng ô tô lưu thông từ quận 9, Thủ Đức… theo trục xa lộ Hà Nội, rồi rẽ phải vào đường Thảo Điền (khu dân cư Thảo Điền, nơi có nhiều trường học quốc tế, văn phòng công ty…) tạo thêm tác nhân cản trở tốc độ lưu thông trên làn đường dành cho xe máy.
Video đang HOT
Xe cộ kẹt cứng, riêng ô tô phải nối đuôi chờ rẽ phải vào đường Thảo Điền
Cảnh sát khu vực dường như bất lực trước dòng xe đông đúc
Một xe máy chở cồng kềnh chạy vào làn đường ô tô trên xa lộ Hà Nội sáng 1.12
Trao đổi với PV Thanh NIên, ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở GTVT cho biết đã tiếp nhận phản ánh về tình trạng ùn ứ, kẹt xe trên xa lộ Hà Nội (đoạn qua địa bàn P.Thảo Điền và P.An Phú, Q.2). Nguyên nhân là do đơn vị thi công rào chắn một phần lòng đường để bảo vệ thi công kết nối hệ thống cấp nước vào một dự án dân cư gần đó. Lòng đường bị thu hẹp, trong khi lượng xe cộ lưu thông qua khu vực này quá lớn dẫn đến kẹt xe, ùn ứ.
“Chúng tôi sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng khác tăng cường điều phối để giải quyết có kết quả tình trạng này”, ông Lâm nói.
Tân Phú
Ảnh: Tân Phú
Theo Thanhnien
630 tỷ đồng xây hai cầu nối các quận phía Đông TP HCM
Công trình giúp các xe trên tuyến đường song hành Xa Lộ Hà Nội không phải đi qua cầu Rạch Chiếc như hiện nay, bảo đảm an toàn giao thông và thuận lợi hơn.
Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (CII) kiến nghị Sở Giao thông Vận tải cho phép xây hai cầu bắc qua Rạch Chiếc, nối các tuyến đường song hành từ quận 2 sang quận 9 và Thủ Đức. Hai công trình này sẽ được bổ sung vào dự án BOT mở rộng Xa Lộ Hà Nội. Mục tiêu nhằm tạo thuận lợi và an toàn cho các xe trên các tuyến đường song hành, vì có thể chạy tách biệt với các xe chạy trên phần đường chính khi qua cầu Rạch Chiếc.
Khi hai cầu mới hoàn thành, các xe trên đường song hành không phải đi qua cầu Rạch Chiếc như hiện nay. Ảnh minh họa: Hữu Công
Theo đó, cầu bắc qua Rạch Chiếc nối các tuyến đường song hành bên phải (quận 2 sang quận 9) dài hơn 430 m, rộng 14,5 m với tổng mức đầu tư 311 tỷ đồng. Vị trí dự kiến nằm giữa cầu Rạch Chiếc hiện hữu và đường điện cao thế 110kV. Tim cầu cách đường song hành bên phải khoảng 35 m về phía trục đường chính Xa Lộ Hà Nội.
Đối với cầu bắc qua Rạch Chiếc nối các tuyến đường song hành bên trái (từ quận 2 sang Thủ Đức) có thiết kế tương tự, tổng mức đầu tư 319 tỷ đồng. Vị trí cầu dự kiến nằm ngoài phạm vi ranh giải phóng mặt bằng của dự án mở rộng Xa Lộ Hà Nội. Tim cầu cách đường song hành bên trái khoảng 28 m, diện tích giải phóng mặt bằng khoảng 2,8 hecta.
Trước mắt, CII đề nghị được xây dựng cầu bên phải trước nhằm giải quyết nhu cầu giao thông ngày càng tăng từ khu vực cảng Cát Lái, Liên tỉnh lộ 25B, Mai Chí Thọ qua cầu Rạch Chiếc. Cầu còn lại sẽ được đầu tư sau, do chưa có mặt bằng cũng như nhu cầu giao thông trên đường song hành bên trái sẽ được chia sẻ khi tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hoàn thành.
CII cũng vừa đề nghị Sở GTVT xem xét, kiến nghị UBND TP HCM cho phép đầu tư hoàn chỉnh nút giao ngã tư Thủ Đức theo phương án xây hầm chui trên Xa Lộ Hà Nội cho 8 làn xe; xây cầu vượt theo hướng đường Võ Văn Ngân - Lê Văn Việt cho 4 làn xe; hoàn thiện nút giao bằng các nhánh đường rẽ phải, rẽ trái trên mặt đất hiện hữu và có vòng xoay ở giữa... Tổng mức đầu tư khoảng 1.415 tỷ đồng.
Nguyên nhân là sau khi cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây được đưa vào khai thác, số lượng các loại xe qua trạm thu phí Xa Lộ Hà Nội giảm không đáng kể. Riêng xe tải có tải trọng 18 tấn trở lên và xe container 40 feet lại tăng. Vì vậy, theo đơn vị này, việc nghiên cứu, đầu tư hoàn chỉnh nút giao thông ngã tư Thủ Đức là cần thiết, góp phần kéo giảm ùn tắc, tai nạn tại ngã tư này và toàn tuyến Xa Lộ Hà Nội.
Hữu Công
Theo VNE
Biển người chôn chân trên Xa lộ Hà Nội Chiều tối 23-9, hàng ngàn xe cộ nhích từng chút một trên Xa lộ Hà Nội, đoạn từ cầu Rạch Chiếc về ngã tư Bình Thái. Có thời điểm, đoàn xe chôn chân tại chỗ do lượng xe cộ đổ về ngày càng đông vào giờ tan tầm. Khoảng 5 giờ, lượng phương tiện giao thông đổ về hướng ngã tư Bình Thái...