Kết tinh sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Từ Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 đến nay, Quốc hội Việt Nam đã trải qua gần 75 năm hình thành và phát triển, Gần 14 nhiệm kỳ đã qua, Quốc hội luôn mang trong mình sứ mệnh thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam trong mỗi giai đoạn phát triển.
Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn và Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bảo trao quà cho các đại biểu Quốc hội tại lễ kỷ niệm 75 năm Quốc hội Việt Nam do Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức. Ảnh: Hồ Thảo
Cung vơi lich sư phat triên cua Quôc hôi, trong suôt chăng đương 45 năm kê tư Quôc hôi khoa VI, Đoan đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh, cac ĐBQH tinh luôn đôi mơi phương thưc hoat đông, nâng cao trach nhiêm cua minh trước cử tri và nhân dân, xứng đáng là người đại biểu của nhân dân.
* Không ngừng đổi mới và hoàn thiện
Quốc hội Việt Nam khóa I ra đời và hoạt động trong thể chế dân chủ cộng hòa (1946-1960). Thực hiện chức năng của mình, Quốc hội khóa I hết sức coi trọng việc xây dựng Hiến pháp và các đạo luật. Với hơn 14 năm hoạt động, trong điều kiện chiến tranh kéo dài, song Quốc hội đã 2 lần xây dựng và thông qua Hiến pháp (Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959) và thông qua nhiều đạo luật lớn về các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự do dân chủ của nhân dân, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ cộng hòa…
Qua mỗi nhiệm kỳ, dù hoạt động trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử khác nhau nhưng Quốc hội đều đạt được những thành tựu và để lại những dấu ấn quan trọng.
Nguyên Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh các khóa VIII, IX, ĐBQH Huỳnh Văn Bình ( nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh) nhớ lại, Quốc hội khóa VIII lúc bấy giờ là Quốc hội của giai đoạn khởi đầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng khởi xướng. Quốc hội khóa VIII đã họp 11 kỳ để xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, qua đó nhằm ổn định kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ quốc tế, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa. Quốc hội khóa VIII cũng đã sửa đổi và ban hành Hiến pháp năm 1992, thông qua nhiều đạo luật và các văn bản pháp quy quan trọng thể chế hóa đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta.
Video đang HOT
“Theo dõi các kỳ họp Quốc hội sau đó, tôi cảm thấy Quốc hội đang ngày càng tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn; thể hiện rõ sự đổi mới, cởi mở. Nhất là trong các kỳ họp gần đây, tôi ấn tượng nhất là phần thảo luận, đã thể hiện tính chất vấn, tính đấu tranh nhiều hơn. Có thể khẳng định rằng, hoạt động của Quốc hội chúng ta đang ngày càng dân chủ và hiệu quả hơn” – ông Bình nói.
Đại biểu Lê Thị Thu Ba, nguyên ĐBQH các khóa IX, X, XII, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội bày tỏ, mỗi khóa Quốc hội lại có một đặc điểm riêng, song đều cho thấy rõ được sự nỗ lực đổi mới. Trong đó, có thể thấy, từ Quốc hội khóa X, chất lượng xây dựng pháp luật và hoạt động giám sát của Quốc hội được nâng cao theo hướng đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động đổi mới và phát triển của đất nước. Tiếp tục đến Quốc hội khóa XII, tinh thần giám sát được thể hiện rất quyết liệt; vai trò giám sát của Quốc hội cũng được cử tri, nhân dân hết sức quan tâm.
“Giám sát đôi khi có thể gây mất lòng nhưng đã là ĐBQH thì phải dấn thân, vì dân. Và Quốc hội đã cho thấy rõ được tinh thần đổi mới đó, nhờ vậy, ngày càng nhận được niềm tin, sự phấn khởi trong cử tri và nhân dân” – đại biểu Thu Ba cho hay.
Gần 14 nhiệm kỳ đã qua, đến nay, Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021 đã tiếp tục góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là một trong những nhân tố quyết định bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quốc hội khóa XIV đã qua 10 kỳ họp và cho thấy hoạt động của Quốc hội ngày càng dân chủ và hiệu quả, để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong lòng cử tri và nhân dân cả nước.
Đặc biệt, đến Quốc hội khóa XIV đã đánh dấu bước tiến vượt bậc của Quốc hội trong việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội. Với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trong năm 2019, Quốc hội cũng đã lần đầu tiên tổ chức thành công kỳ họp không giấy tờ, góp phần nâng cao tính hiệu quả, tiết kiệm trong hoạt động của Quốc hội, nhận được sự đánh giá cao của đại biểu Quốc hội và dư luận cử tri.
* Không phụ lòng tin yêu, tín nhiệm của nhân dân
Với Đoàn ĐBQH tỉnh và các vị ĐBQH đơn vị tỉnh Đồng Nai, gần 45 năm qua, từ Quốc hội khóa VI (1976-1981) đã luôn nỗ lực hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn tặng quà cho các cựu đại biểu Quốc hội. Ảnh: Hồ Thảo
Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bùi Xuân Thống nhấn mạnh, Đoàn ĐBQH và các ĐBQH tỉnh luôn nỗ lực đổi mới phương thức hoạt động, tiến hành các hoạt động giám sát việc thực thi pháp luật ở địa phương; duy trì các hoạt động tiếp xúc cử tri, thường xuyên giữ mối liên hệ với cử tri; kịp thời truyền đạt, trao đổi, cung cấp thông tin, xử lý các ý kiến, kiến nghị, các vấn đề bức xúc của cử tri…
Một trong những điểm nhấn phải kể đến là hoạt động giám sát tại địa phương đã được Đoàn ĐBQH tỉnh thực hiện một cách tích cực, ngày càng đạt chất lượng, hiệu quả. Việc lập chương trình, kế hoạch và nội dung giám sát đã tập trung vào những vấn đề cử tri đang bức xúc và nhân dân quan tâm. Phương thức tổ chức giám sát được tiến hành chặt chẽ, đúng trọng tâm từ thu thập thông tin gắn kết với khảo sát thực tiễn, đạt kết quả tích cực. “Qua giám sát, nhiều ý kiến, kiến nghị của Đoàn ĐBQH tỉnh được tổng hợp vào nội dung kết luận giám sát, góp phần đáng kể trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc về kinh tế – xã hội, việc thực thi pháp luật tại địa phương và trên phạm vi cả nước” – ông Bùi Xuân Thống nhấn mạnh.
Ông Đặng Ngọc Tùng, nguyên ĐBQH các khóa X, XI, XII, XIII, nguyên Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam chia sẻ: “Tôi tham gia ĐBQH 4 khóa, trong đó có khóa XIII ở đơn vị tỉnh Đồng Nai. Tôi nhận thấy rằng, hoạt động của Đoàn ĐBQH ở Đồng Nai khá sôi nổi. Thực tiễn hoạt động cho thấy, Đoàn ĐBQH tỉnh và các ĐBQH đã luôn kiên trì, tâm huyết đeo bám nhiều vấn đề mà cử tri và nhân dân địa phương quan tâm; thẳng thắn phân tích, giải thích thể hiện rõ ràng quan điểm của Đoàn, làm tốt vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Uy tín của Đoàn ĐBQH tỉnh cũng từ đó ngày càng được khẳng định và nâng cao”.
Đánh giá đóng góp của Đoàn ĐBQH tỉnh đối với tỉnh nhà thời gian qua, Pho bi thư thương trưc Tinh uy Hô Thanh Sơn nhân manh, hoat đông cua Đoan ĐBQH, cac ĐBQH Đông Nai luôn găn liên vơi sư phat triên cua tinh, liên hê chăt che vơi cư tri va nhân dân trong tinh. Tư đo, đa kip thơi năm băt va phan anh nhưng tâm tư, nguyên vong cua cư tri va nhân dân đê Đang, Nha nươc va Quôc hôi lăng nghe va co nhưng quyêt sach lơn đap ưng nhu câu phat triên cua đât nươc, chăm lo ngay cang tôt hơn đơi sông vât chât, tinh thân cua nhân dân ca nươc noi chung va Đông Nai noi riêng”.
Chất lượng hoạt động lập pháp ngày càng được nâng cao
Ngày 4/1, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ tổ chức họp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội (6/1/1946 - 6/1/2021) và tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2016-2021.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn dự buổi họp mặt. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ôn lại truyền thống vẻ vang của Quốc hội Việt Nam trong suốt chặng đường 75 năm qua, kể từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu đại biểu Quốc hội khóa I vào ngày 6/1/1946, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, có nhiều đổi mới, sáng tạo hành động vì lợi ích nhân dân, đất nước.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trải qua 14 khóa, hoạt động lập pháp ngày càng đi vào thực chất với chất lượng ngày càng được nâng lên, giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống xã hội, với nhiều đạo luật lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Quốc hội cũng đã có những đổi mới trong hoạt động chất vấn, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển của đất nước.
Về đổi mới phương thức hoạt động, nhiệm kỳ này đánh dấu bước tiến vượt bậc của Quốc hội trong việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu tại buổi họp mặt. Ảnh: TTXVN
Hoạt động của Quốc hội đã khẳng định vai trò lịch sử to lớn và quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quốc hội đã tập hợp và phát huy trí tuệ, tâm huyết của hàng nghìn đại biểu Quốc hội Việt Nam trong việc tham gia xây dựng, ban hành Hiến pháp, luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Đến nay, Quốc hội đã ban hành 5 bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992, 2013), hàng trăm luật, bộ luật, qua đó đã hình thành hệ thống pháp luật cơ bản đầy đủ, thống nhất, minh bạch, thể chế hóa kịp thời các chủ trương của Đảng; bảo đảm sự vận hành thông suốt của bộ máy Nhà nước; tạo hành lang pháp lý vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng...
Chủ tịch Quốc hội cũng ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ đối với hoạt động của Quốc hội khóa XIV và sự phát triển của đất nước trong thời gian qua. Các đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đại biểu nhân dân, tích cực tham gia làm tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với cử tri, đóng góp vào hoạt động của Quốc hội.
Các đại biểu Quốc hội thành phố có nhiều ý kiến thiết thực, có giá trị thực tiễn cao để hoàn thiện các dự án Luật, Bộ luật được trình ra Quốc hội; tích cực tham gia vào hoạt động giám sát (trong đó có hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn) và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; kịp thời phát hiện, kiến nghị, đề xuất Trung ương và các cấp chính quyền thành phố giải quyết, tháo gỡ nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ trong thời gian tới tiếp tục đổi mới hoạt động, đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của Quốc hội; chủ động phối hợp với các ngành, các cấp chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm 2021-2026.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam Ngày 3-1, tại tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6-1-1946 - 6-1-2021) và Tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2020 do Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tổ chức. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)...