Kết thúc vụ ‘bốc hơi’ 245 tỉ ở Eximbank
Ngày 19/4, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã tuyên án sơ thẩm phần dân sự vụ bà Chu Thị Bình bị các nhân viên Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam ( Eximbank) làm “bốc hơi” 245 tỉ đồng.
Theo bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM vào tháng 11-2018, Lê Nguyễn Hưng (phó giám đốc Eximbank TP.HCM) lập tài khoản giả mạo, giấy ủy quyền giả với nội dung: Bà Bình ủy quyền cho hai người khác rút tiền tiết kiệm. Khi xét duyệt, làm hồ sơ rút tiền, nhân viên ngân hàng không thực hiện đúng trình tự, quy chế nên Hưng rút hơn 264 tỉ đồng từ 13 tài khoản tiết kiệm của ba khách hàng (riêng bà Bình là 11 sổ trị giá hơn 245 tỉ đồng).
Kết thúc vụ ‘bốc hơi’ 245 tỉ ở Eximbank
Theo tòa sơ thẩm, Hưng đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng do đã bỏ trốn nên đình chỉ điều tra, ra quyết định truy nã. Từ đó tòa tuyên Eximbank có trách nhiệm tất toán 245 tỉ đồng cùng lãi phát sinh là 103 tỉ đồng cho bà Bình. Về trách nhiệm hình sự, HĐXX phạt sáu bị cáo là nhân viên của Eximbank về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị án có đơn xin xét xử vắng mặt và giữ nguyên lời khai tại phiên tòa sơ thẩm. Phần tranh luận, đại diện Eximbank cho rằng ông Hưng lừa đảo, lợi dụng giấy ủy quyền để rút tiền của ngân hàng và ngân hàng khẳng định không trốn tránh trách nhiệm.
Luật sư bảo vệ cho bà Bình đồng ý với VKS rằng ngân hàng phải có trách nhiệm khi tiền khách hàng bị mất. Ông Hưng là phó giám đốc ngân hàng, bà Bình chỉ là một trong những khách hàng và bị Hưng dẫn dụ lừa đảo. Ngoài ra, yêu cầu kháng cáo của ngân hàng là không rõ liên quan đến trách nhiệm của bà Bình. Cáo trạng kết luận rõ việc bà Bình ký ủy quyền không phải là nguyên nhân khiến ngân hàng thiệt hại. Giấy ủy quyền không phải do bà Bình ký mà là giả mạo như cáo trạng đã kết luận.
Video đang HOT
Bà Bình trình bày thêm, từ khi vụ việc xảy ra bà tốn nhiều thời gian, tinh thần sa sút gây ảnh hưởng đến những hoạt động kinh doanh khác do bà đảm đương. Vì vậy, bà yêu cầu Eximbank công khai xin lỗi tại tòa và thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đối với khách hàng theo phán quyết của tòa án.
Đại diện VKS đề nghị HĐXX sửa một phần bản án sơ thẩm theo hướng buộc ngân hàng trả lại số tiền tiết kiệm cho bà Bình. Về khoản lãi 16 tỉ đồng phạt quá hạn bà Bình yêu cầu, VKS đề nghị không chấp nhận vì bà Bình cũng có trách nhiệm khi ký giấy cho Hưng.
Cuối cùng HĐXX phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của bà Bình buộc Eximbank TP.HCM trả bà Bình tiền lãi phát sinh tới nay là hơn 115,4 tỉ đồng. HĐXX cũng cho rằng ngân hàng áp dụng cách tính lãi không kỳ hạn đối với ba sổ tiết kiệm đứng tên bà Bình là trái quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trước phiên tòa sơ thẩm, Eximbank TP.HCM đã tất toán cho bà Bình ba sổ tiết kiệm và chỉ giữ lại lãi phát sinh. Về yêu cầu xem xét trách nhiệm lãnh đạo ngân hàng, HĐXX nhận thấy cấp sơ thẩm trước đó không xem xét nên cấp phúc thẩm không có thẩm quyền giải quyết.
Theo vnmedia.vn
Ngân hàng giảm tăng trưởng lợi nhuận năm 2019
Sau năm 2018 bứt phá, nhiều ngân hàng tỏ ra thận trọng hơn trong năm 2019 và đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn năm ngoái.
Tại đại hội cổ đông Techombank mới diễn ra, ban lãnh đạo ngân hàng đặt mục tiêu lãi trước thuế 11.750 tỷ đồng, tăng 10% so với năm ngoái. Mức tăng trưởng lợi nhuận này thấp hơn nhiều so với mức 32,7% trong năm 2018.
Tại Đại hội đồng cổ đông VIB, cổ đông cũng đã chấp thuận kế hoạch kinh doanh 2019 của ngân hàng với lợi nhuận trước thuế mục tiêu là 3.400 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước. Trước đó, năm 2018 VIB đạt 2.743 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng tới 162%.
Trường hợp tương tự diễn ra tại ĐHCĐ Nam Á Bank. Năm 2018, ngân hàng này thu về 743 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 147%. Tuy nhiên, trong ĐHCĐ vừa tổ chức cuối tháng 3, ngân hàng thông qua kế hoạch lợi nhuận năm 2019 chỉ là 800 tỷ đồng, tương ứng mức tăng dự kiến là 8%.
Với những ngân hàng đã công bố tài liệu để chuẩn bị họp ĐHCĐ vào cuối tháng 4 này như VPBank, TPBank, ACB, MBB, VietinBank, SeaBank,... mức tăng trưởng lợi nhuận đặt ra cũng thấp hơn nhiều so với năm 2018.
VPBank, một trong những ngân hàng TMCP tư nhân công bố lợi nhuận cao nhất năm ngoái chỉ đặt mục tiêu 9.500 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2019, tương ứng mức tăng trưởng 3%. Lần đầu tiên sau nhiều năm tăng trưởng cao, VPBank tỏ ra thận trọng với kế hoạch kinh doanh năm 2019.
Một ngân hàng TMCP quy mô lớn khác là ACB công bố mục tiêu lợi nhuận trước thuế trong năm 2019 đạt 7.279 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây có thể xem là mức tăng trưởng khá tốt so với các ngân hàng còn lại nếu không tính tới việc trong năm 2018, lợi nhuận của ACB đã tăng trưởng tới hơn 3 lần.
SeABank vừa mới công bố tài liệu ĐHĐCĐ với nhiều dự định lớn như tăng vốn lên hơn 9.000 tỷ, niêm yết trên sàn HoSE, chuyển trụ sở chính,...Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng mẹ cũng chỉ tăng 32% lên 800 tỷ đồng dù 2 năm trước đó mức tăng lần lượt là 67% (2018), 158% (2017).
MBBank có phần tự tin hơn khi đặt ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 27%, đạt hơn 9.800 tỷ đồng. Trong năm ngoái, lợi nhuận của nhà băng đã tăng 68% đạt hơn 7.700 tỷ đồng.
ATM của ngân hàng trước cửa một trung tâm thương mại tại Hà Nội. Ảnh: A.H
Bất ngờ nhất trong số các ngân hàng công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2019 là VietinBank. Ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tới 41% cho chỉ tiêu lợi nhuận năm nay, lên 9.500 tỷ đồng. Sau quý 4/2018 lỗ lớn, Vietinbank cho biết đang trong kế hoạch tái cơ cấu theo phương án tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2016 -2020 được NHNN phê duyệt.
Một ngân hàng khác cũng dự báo lợi nhuận khả quan trong năm nay là EximBank. Tài liệu cổ đông của ngân hàng này cho biết, trong năm 2018, sự cố tiền gửi "bốc hơi" khiến lợi nhuận ngân hàngh giảm 52%. Lợi nhuận sau điều chỉnh rủi ro tài chính và trích lập trái phiếu VAMC của Eximbank từ mức 1.731 tỷ đồng còn 827 tỷ đồng. Sang năm 2019, với lượng trái phiếu VAMC được hoàn nhập, Eximbank dự kiến lợi nhuận trước thuế 1.077 tỷ đồng, tăng trưởng 30%.
Việc hầu hết các ngân hàng đều đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn trong năm 2019 đã được dự báo từ trước, bởi 2018 được đánh giá là một năm đột biến về lợi nhuận của khối ngân hàng, cùng với nhiều yếu tố khác dẫn tới sự thận trọng trong việc lên kế hoạch kinh doanh năm mới.
Việc NHNN siết chặt tăng trưởng tín dụng và các quy định về an toàn vốn cũng khiến ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn khi tìm kiếm lợi nhuận.Dự kiến, tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng năm nay chỉ ở mức 14%.
Lãnh đạo NHNN cũng cho biết đã có công văn thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng ngân hàng, trong đó ưu tiên chỉ tiêu ở mức cao hơn đối với các ngân hàng thực hiện trước hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II.
Các công ty phân tích nhận định, ngoài việc dựa vào tăng trưởng tín dụng, trong năm 2019, các ngân hàng vẫn có thể mở rộng lợi nhuận đối với hoạt động tín dụng do chi phí dự phòng giảm. Tuy vậy, nguồn thu nhập sẽ giảm do không còn thu nhập đột biến từ hiện thực hóa trái phiếu đầu tư cũng như các khoản lãi đột biến liên quan đến hoạt động bancassuarance và thu từ xử lý nợ xấu như năm 2018.
Theo theleader.vn
Sau khi 'thay tướng', cổ phiếu FPT, Thế giới di động và Eximbank thế nào? Ngay sau khi 'thay tướng', các doanh nghiệp lớn như FPT và Eximbank bất ngờ "vượt bão" thành công nhưng Thế giới di động lại kém may mắn hơn. Thay tướng, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao tại các doanh nghiệp luôn tạo ra sự lo lắng cho cổ đông bởi theo tâm lý thông thường, người ta luôn lo ngại xáo...