Kết thúc quý I/2022, ngành thép nhậu siêu 800 triệu USD
Tổng cộng 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 2,275 triệu tấn thép, trị giá 2,3 tỷ USD, giảm 22,15% về lượng và tăng 12,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Như vậy, hết quý 1, nhập siêu ngành thép là 800 triệu USD.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa công bố Báo cáo về tình hình thị trường thép Việt Nam quý I/2022 với nhiều thông tin tích cực về hoạt động sản xuất và tiêu thụ thép các loại.
Theo VSA, quý I/2022, tăng trưởng GDP vượt mốc 5%, cho thấy nền kinh tế đang trên đà phục hồi và những nỗ lực của cả hệ thống chính trị để thúc đẩy phát triển kinh tế đã phát huy hiệu quả.
3 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 2,275 triệu tấn thép, trị giá 2,3 tỷ USD. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp quý I/2022 tăng 7,07% so với cùng kỳ năm trước, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 7,79%, ngành xây dựng tăng 2,57%, thấp hơn tốc độ tăng 6,53% của cùng kỳ 2021.
Video đang HOT
Hoạt động sản xuất, kinh doanh thép I/2022 ghi nhận những tín hiệu tích cực, trong đó, sản xuất thép thành phẩm đạt 8,456 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2021. Bán hàng thép thành phẩm đạt 8,137 triệu tấn, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Tiêu thụ thép tăng, phục vụ các dự án đầu tư công và xây dựng dân dụng, các dự án cơ sở hạ tầng cũng thúc đẩy nhập khẩu gia tăng. Riêng tháng 3/2022, nhập khẩu thép thành phẩm vào Việt Nam đạt 1,1 triệu tấn với kim ngạch đạt 1,14 tỷ USD, tăng 23% về lượng và tăng 22,36% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Lũy kế hết tháng 3, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 3 triệu tấn với trị giá hơn 3,1 tỷUSD, giảm 18,04% về lượng nhưng tăng 18,84% về trị giá.
Ở chiều xuất khẩu, riêng trong tháng 3, xuất khẩu thép có sự phục hồi mạnh mẽ, đạt 956.000 tấn, tăng 75,41% so với tháng trước nhưng giảm 22,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trị giá xuất khẩu đạt 908,63 triệu USD, tăng 71,87% so với tháng 2/2022 và tăng 1,05% so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng cộng 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 2,275 triệu tấn thép, trị giá 2,3 tỷ USD, giảm 22,15% về lượng và tăng 12,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Như vậy, hết quý 1, nhập siêu ngành thép là 800 triệu USD.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong quý I/2022 tập trung vào các khu vực ASEAN (40,57%), khu vực EU (19,32%), Hoa Kỳ (8,34%), Hàn Quốc (6,97%) và Hồng Kông (3,91%).
Tín hiệu tích cực từ khối ngoại dù thị trường chứng khoán 'đỏ lửa'
Thống kê tại thời điểm sáng 20/4, chỉ trong 6 phiên trở lại đây, khối ngoại đã đẩy mạnh mua ròng hơn 1.709,5 tỷ đồng, tương đương 72,7 triệu USD, bất chấp lực bán mạnh của nhà đầu tư nội.
Khách hàng giao dịch tại sàn giao dịch BVSC. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Theo các chuyên gia, nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc cùng với những nỗ lực làm trong sạch, lành mạnh thị trường chứng khoán của các cơ quan quản lý, trong đó có Bộ Tài chính đã mang lại niềm tin cho nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư ngoại.
Thực tế cho thấy, nhà đầu tư nội khá lo ngại về nhiều vụ việc liên quan đến các doanh nghiệp vừa qua có thể làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, việc vốn ngoại liên tục rót vào thị trường với khối lượng lớn thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào sự hấp dẫn cũng như sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam trong dài hạn.
Riêng phiên hôm qua (19/4), trên sàn HoSE, khối ngoại đã mua ròng 10,57 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 274,87 tỷ đồng, tăng gần 23% về lượng và tăng mạnh về giá trị so với phiên trước chỉ mua ròng 10,72 tỷ đồng. Trên UPCoM, khối ngoại đã mua ròng 515.800 đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 2,2 tỷ đồng, tăng 20,29% về lượng so với phiên trước.
Giới chuyên gia nước ngoài cho rằng, cũng giống như nhiều quốc gia khác, trong quá trình hướng đến một thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững, công khai, minh bạch, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức và các vấn đề phát sinh.
"Điều quan trọng là các cơ quan quản lý đã thể hiện một thông điệp rõ ràng với các biện pháp chấn chỉnh mạnh mẽ, quyết liệt để củng cố niềm tin nhà đầu tư", các chuyên gia nhấn mạnh.
Đáng chú ý, ngày 15/4 vừa qua, Công ty Môi giới chứng khoán ASPS (Asia Plus Securities) của Thái Lan khuyến nghị tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. ASPS dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng GDP từ 5-7% cho đến năm 2028, vượt cả Thái Lan và Singapore.
Về thị trường chứng khoán, ASPS cho rằng việc chỉ số chứng khoán Việt Nam giảm 2% kể từ đầu năm nay là một mức tương đối khiêm tốn trong bối cảnh chỉ số S&P 500 đã giảm 10%. Điều này thể hiện sự ổn định của chỉ số VN-Index trước những bất ổn của thế giới.
Bên cạnh đó, theo kết quả mới nhất tại Báo cáo Chỉ số Môi trường Kinh doanh (Business Climate Index - BCI) của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu vào môi trường đầu tư của Việt Nam tiếp tục tăng.
Quý I/2022, BCI đã tăng lên 73, là mức cao nhất kể từ sau đợt bùng phát dịch lần thứ 4. Các doanh nghiệp châu Âu có những nhận định tích cực về kinh tế Việt Nam trong 3 tháng tới. Hơn 2/3 lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng, kinh tế Việt Nam có nhiều khả năng ổn định và cải thiện trong khi chỉ có 5% cho rằng tình hình sẽ xấu đi.
Hiện nay, khi dịch COVID-19 đã được kiểm soát tốt hơn, các hoạt động kinh tế được khôi phục, tiêu dùng nội địa phục hồi, hoạt động du lịch quốc tế dần được mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy triển vọng phục hồi mạnh mẽ hơn của nền kinh tế.
Báo cáo thống kê kinh tế - xã hội quý I/2022 của Tổng cục Thống kê ghi nhận tăng trưởng GDP quý I đã tăng khá mạnh trở lại, đạt 5,03% nhờ những kết quả tích cực từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế với rất nhiều chính sách tài khóa, tiền tệ kịp thời của Chính phủ.
Báo cáo điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh mới nhất của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo và xây dựng dự báo xu hướng sản xuất kinh doanh quý II/2022 sẽ khả quan hơn quý I/2022 khi có tới hơn 80% doanh nghiệp nhận định sản xuất kinh doanh tốt hơn và giữ ổn định.
Như vậy, kết quả hồi phục và tăng trưởng kinh tế này càng bảo đảm yếu tố hấp dẫn trên thị trường đối với các nhà đầu tư ngoại trong thời gian tới.
Việt Nam - đối tác đầy tiềm năng của các nước châu Phi Thành tựu của Việt Nam đạt được trong 30 năm qua và triển vọng trong tương lai khiến Việt Nam trở thành một ứng cử viên sáng giá cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình ở châu Phi cùng hợp tác vì sự thịnh vượng chung. Việt Nam được đánh giá có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn...