Kết thúc oan nghiệt sau màn… đổi vợ kì dị
Hai cặp vợ chồng ấy một thời đã từng là bốn người bạn thân thiết như anh chị em ruột. Thế rồi, chỉ sau chuyện trên bàn rượu, họ đã quyết định chẳng thể ai ngờ tới: tráo đổi vợ chồng cho nhau!
Cái kết cho hành động trái luân thường đạo lý đó là liên tục những bi kịch xảy ra.
Ông Hồ Văn Đông xác nhận câu chuyện với PV.
Nó không chỉ khiến hai gia đình tan nát mà hai đứa trẻ đã chết trong đau khổ vì phải lang bạt rồi dính vào tệ nạn.
Hai cặp vợ chồng đã li dị rồi mới tái hôn
Trao đổi về câu chuyện hy hữu có một không hai này, ông Nguyễn Anh Huân, cán bộ tư pháp – hộ tịch xã Sơn Phú cho biết: “Thực tế về mặt pháp luật, hai cặp vợ chồng đã được tòa án giải quyết ly hôn và sau đó tái hôn nên không có gì sai. Tuy nhiên, trong thời gian trước đó thì đúng là có chuyện “đổi vợ” nên mới nảy sinh mâu thuẫn. Sau khi sự việc đó diễn ra thì hai cặp vợ chồng đó mới chính thức ra tòa ly dị”.
Chuyện thật như đùa
Trong một lần về công tác xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tôi tình cờ nghe được câu chuyện đầy bi hài này. Khi mới nghe, tôi cứ nghĩ đó chỉ là sản phẩm thêu dệt của những người dân quê thường “ngôi lê đôi mách”. Tuy nhiên, sau khi được sự xác nhận của một cán bộ chính quyền địa phương, tôi đã quyết đi sâu tìm hiểu câu chuyện này. Theo một số người dân ở xã Sơn Phú thì sự việc “đổi vợ đổi chồng” diễn ra đã khá lâu nhưng một trong số những nhân vật chính hiện vẫn sống tại địa phương. Tuy nhiên, để tường tận và đúng bản chất câu chuyện, nhiều người chỉ cho tôi đến gặp ông Nguyễn Như Tùng, nguyên xóm trưởng thôn Công Đẳng, xã Sơn Phú – người đã biết rõ nhất vì đã từng phải đứng ra giải quyết tình huống trần gian có một này.
“Đó là sự việc khiến tôi phải nhớ mãi trong thời gian làm trưởng xóm ở ngôi làng này. Nó bắt đầu xảy ra từ năm 1995 nhưng giờ đến xã này, hỏi bà Trinh, một mình nuôi đàn con ai mà chả biết việc đổi chồng năm xưa của bà”, dù tuổi đã khá cao nhưng chúng tôi hỏi chuyện ông Tùng rành rọt nói. Nhấp ngụm chè xanh, thứ nước uống đặc sản của người xứ Nghệ, đằng hắng mấy cái rồi ông Tùng mới bắt đầu kể.
Theo đó, ông Nguyễn Đình Tình (SN 1959) và bà Nguyễn Thị Trinh (SN 1966) là vợ chồng cùng trú tại xã Sơn Phú. Đến thời điểm xảy ra sự việc (1995), ông bà đã có với nhau bốn đứa con, đứa lớn 11 tuổi và đứa nhỏ nhất mới 5 tuổi. Tại ngôi làng nhỏ bé này, vợ chồng ông Tình chơi rất thân với gia đình ông Nguyễn Hồng Gia (SN 1962) và bà Nguyễn Thị Lắm (SN 1960). Nếu như vợ chồng Tình-Trinh có bốn đứa con ngoan ngoãn, thì vợ chồng Gia-Lắm cũng đã có với nhau hai cô con gái nết na, xinh đẹp.
Vì là hàng xóm thân tình, “tối lửa tắt đèn” có nhau, nên hai cặp vợ chồng này như người một nhà. Hễ gia đình nào gặp chuyện khó khăn thì gia đình kia không ngần ngại đến giúp đỡ. Họ thân thiết đến mức từng bát cơm, con cá, bó rau cũng sẻ nửa, san đôi. Không những thế, do cùng hùn hạp vốn làm ăn chung, họ càng trở nên thân thiết hơn. Cứ mỗi dịp đi làm chung về, hai cặp vợ chồng thường tụ tập ở nhà của ai đó để nghỉ ngơi, ăn uống. Gia đình này thậm chí có thể ăn ở cùng gia đình kia cả tháng trời mà ai cũng cảm thấy vui vẻ. Nhưng chính trong cái không khí đầm ấm bề ngoài ấy, người ta chẳng thể ngờ “cơn sóng ngầm” đã âm ỉ bộc phát từ lâu, khi Trinh và Gia đã nảy sinh tình cảm “khác thường” trên quan hệ hàng xóm, bạn bè.
Video đang HOT
Cái tình cảm “khác thường” ấy là khởi nguồn cho một bi kịch. Buổi chiều cuối năm 1995, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bốn người bạn đã làm một bữa tiệc, vừa để nghỉ ngơi, vừa để vun đắp tình cảm của hai gia đình. Khi rượu đã ngà ngà, hai gã say rượu bỗng dưng nghĩ ra trò quái đản. Khi Tình đề nghị: “Mi đổi gái (vợ – PV) cho tao, tao sẽ đổi gái cho mi” thì không hiểu sao Gia cũng gật đầu đồng ý.
Và điều đáng nói là khi nghe hai ông chồng “đề xuất” ý tưởng điên rồ đó, không hiểu vì lẽ gì lại được cả hai người đàn bà chấp thuận. Ngay trong đêm đó, hai cặp vợ chồng từng là bạn nối khổ của nhau quyết định thực hiện chuyện tráo đổi vợ chồng một cách điên rồ. Rồi chẳng hiểu vì uống phải bùa mê thuốc lú hay vì “cái lạ bằng tạ cái quen” mà những ngày sau, cả bốn con người đó vẫn tiếp tục trò chơi nguy hiểm.
Nhưng được một thời gian, rồi cũng có người tỉnh trí nhận biết mình đang chơi trò chơi nguy hiểm, trái luân thường đạo lý. Đầu tiên, Lắm nhất quyết không chịu ăn ở nhà ông bạn của chồng nữa mà đòi về nhà mình. Tiếp theo, Tình cũng tỉnh ngộ, sang nhà ông bạn để đòi vợ về. Tuy nhiên, vì đã có tình cảm với nhau từ trước nên Gia và Trinh… không đồng ý và muốn “đổi vợ đổi chồng” luôn. Đòi vợ không được, Tình nổi cơn tam bành châm lửa đốt nhà của ông bạn “vàng” đã “lừa” mất vợ. Rất may, dân làng phát hiện kịp thời nên ngọn lửa nhanh chóng được dập tắt. Tuy nhiên, “đám cháy” bi kịch từ hành động quái dị của hai cặp vợ chồng này thì không thể dập được nữa.
Kết thúc oan nghiệt
Sau hành động ngang nhiên đốt nhà của người khác, Tình bị bắt và bị xử án tù gần một năm. Ngày mãn hạn tù về nhà, Tình đành cắn răng chấp nhận sự thật vợ mình đã thuộc về kẻ khác. Còn về phần chị Lắm, khi thấy chồng đưa người phụ nữ khác về nhà ở, phần vì quá đau lòng, phần vì không chịu nổi miệng lưỡi cay độc của người đời, đã nuốt nước mắt ôm hai con gái vào miền Nam sinh sống. Từ đó, những người dân ở đây cũng không biết ba mẹ con trôi dạt đến phương nào, bây giờ ra sao. Còn đối với Tình, sau khi ra mãn hạn tù một thời gian, được người quen mai mối đã đã đi bước nữa. Tình và người vợ mới có thêm một cậu con trai hiện đang học lớp 10. Còn Gia và Trinh sau khi về ở với nhau đã có thêm ba người con nữa.
Gần hai mươi năm đã trôi qua, nhưng câu chuyện “tráo đổi vợ chồng” đầy oan nghiệt ấy vẫn chưa thể “nguội” trong ký ức những người dân Sơn Phú, vẫn được mang ra làm bài học để các cặp vợ chồng khác tự răn mình. Nói vậy, bởi dù cố ý hay vô tình, dù tình cảm của họ là thật đi chăng nữa, thì hành động “đổi chồng, đổi vợ” khiến con trẻ phải gánh kết cục quá oan nghiệt.
Ông Nguyễn Như Tùng ngậm ngùi kể: “Chỉ thương cho hai cô con gái của Tình và Trinh tên là N và L. Sau khi mẹ chúng sang ở với ông hàng xóm, bố thì bị đi tù về tội phá hoại tài sản, hai đứa quá buồn rầu nên rơi vào cuộc sống tiêu cực. Đến trường thì bị bạn bè trêu trọc, về nhà lại bị người ta xét nét, chúng càng tỏ ra bất mãn với cuộc sống. Xấu hổ nên học đến lớp 9, N đã bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, sau đó lôi kéo em gái mình cùng đi theo”. Sau một thời gian bỏ nhà, sống buông thả ở Sài Gòn, hai em đã bị dính căn bệnh thế kỷ HIV. Năm 2003, dù vào Sài Gòn sau chị gái, nhưng L lại nhiễm bệnh và mất trước chị gái khi đang ở tuổi 17 trăng tròn, phải chôn thân nơi đất khách quê người. Không lâu sau khi em gái mất, Ngân cũng trở về quê rồi nhắm mắt xuôi tay trong lặng lẽ vì căn bệnh thế kỷ.
Còn đối với những nhân vật chính trong câu chuyện này cũng có cuộc sống không như mong đợi. Ông Tình chung sống với người vợ hai được 6 năm thì mất. Ông ra đi để lại vợ con thơ dại và bố mẹ già yếu. Còn bà Trinh, qua hai đời chồng đã sinh được 7 đứa con (nhưng nuôi 5 đứa) nên cuộc sống không thể khá giả lên được.
Còn ông Gia, sau khi quyết chí sống với vợ của bạn sau màn “tráo đổi vợ chồng” vô tiền khoáng hậu chỉ được một thời gian cũng không may gặp tai nạn qua đời, để lại cho bà Trinh 5 đứa con nheo nhóc. Chính vì vậy, những người dân nơi đây cho biết, gia đình của cả hai người phụ nữ này hiện được liệt vào danh sách hộ nghèo của xã Sơn Phú. “Chúng tôi đều biết và bức xúc câu chuyện năm xưa liên quan đến bà Trinh. Nhưng giờ chứng kiến cuộc sống mẹ con bà ấy quá khó khăn, nhiều người cũng chạnh lòng. Với cương vị là trưởng xóm, tôi cũng chỉ biết động viên, thăm hỏi tặng quà mỗi khi có dịp thôi”, vị trưởng xóm Hồ Văn Đông chia sẻ.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Theo Dantri
Trà của người việt
Trà từ lâu đã trở thành thứ nước uống thân thuộc của người Việt từ Bắc vào Nam, từ nông thôn tới thành phố, đâu đâu chén trà cũng là để mở đầu câu chuyện.
Nếu có dịp về vùng thôn quê miền Bắc bạn sẽ thấy các cụ già sáng ra chưa kịp làm gì đã vội đun ấm nước sôi, vò chè xanh hãm nước uống. Hay ở thành phố thì mỗi khi nhà có việc chén trà là thứ nước không thể thiếu. Pha trà tiếp khách đã trở thành một thói quen, cử chỉ văn hóa lâu đời của người Việt.
Việt Nam có rất nhiều loại trà khác nhau từ trà xanh, trà khô, trà sen... cho tới những loại trà được cách tân theo nhu cầu và cải tiến xã hội như trà gừng, trà atisô, trà hoa cúc, trà linh chi...Nhưng được yêu thích và dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày của người dân Việt vẫn là các loại trà dưới đây:
Trà xanh (chè xanh)
Trà xanh hay còn gọi là chè xanh, từ lâu đã phổ biến trên khắp các vùng miền Việt Nam. Đâu đâu người ta cũng thấy chè xanh hiện diện, thứ nước uống mà ai ai cũng có thể dùng, vừa để giải khát, giải nhiệt, chống ung thư rất tốt.
Lá chè xanh - ảnh Đoàn Xuân
Ở thôn quê (phổ biến nhất là miền Bắc) trước kia thường mỗi nhà hay có một hàng chè trồng cuối vườn, để hàng ngày hái lá hãm nước uống.
Ấm tích hãm chè xanh - ảnh Đoàn Xuân
Chè xanh chỉ việc hái xuống, rửa sạch, vò nhẹ (xé nhỏ) cho vào trong ấm tích (làm bằng sành), châm nước sôi hãm khoảng 30 phút là có thể dùng được. Muốn cho nước xanh và ngon thơm thì lúc vò chè phải nhẹ tay, chỉ làm cho lá chè giập chứ không nát, và khi hãm phải ủ chè cho chín trong những ấm tích được phủ bằng khăn hay đụn rơm.
Trà khô
Trà khô cũng là một dạng của chè xanh, khác là chè khô được làm từ những búp non (hai ba lá) hái trên những đồi chè cao, rồi phơi nắng hay sấy cho khô mới dùng.
Hái chè trên đồi - ảnh nguồn thainguyen.gov.vn
Việt Nam nổi tiếng về trà khô Thái Nguyên, bởi trà được trồng và phát triển trong môi trường đồi núi, ngấm cái nguồn nước trên miền cao nên rất thơm ngon.
Vào những ngày mùa đông lạnh giá, chén trà nóng là người bạn không thể thiếu trong các gia đình của người miền Bắc. Nhiều người nghiền trà khô, uống quanh năm suốt tháng...Đặc biệt khi tết đến xuân về thì hầu như nhà nào cũng có ấm trà khô hãm nước mời khách bên cạnh dĩa mứt gừng hay các loại hạt bí.
Trà sen
Trà sen là một loại trà đại diện của văn hóa trà Việt Nam, trà hái từ những búp non (từ 1 tới 2 lá) ướp với sen. Ướp trà sen là cả một nghệ thuật tinh tế mới đạt được hương thơm như người làm mong muốn.
Cô Thơm hái sen trên đầm - ảnh Đoàn Xuân
Trung bình cứ 1kg trà khô thì cần tới 800 - 1000 bông sen. Ngày trước ở Hà Nội nổi tiếng với sen ở đầm Đồng Trị, làng Quảng Bá, Hồ Tây vì sen ở đây vừa thơm vừa to, một bông sen có từ 50 - 80 cánh. Để sen có mùi thơm thì thường người ta sẽ hái vào sáng sớm, bông sen khi đó còn chưa tỏa hết hương và thấm sương sớm... sen hái về tách lấy phần hạt gạo. Cách ướp trà thì vô cùng công phu, cứ một lớp trà lại rải thêm một lớp gạo sen. Sau cùng phủ kín bằng giấy bản (loại giấy dùng để quấn hương bài) hoặc bằng chính lá sen cuộn lại với nhau. Sau từ 3 - 4 ngày dùng sàng (dụng cụ làm bằng tre) lọc lấy chè sấy khô rồi lại tiếp tục ướp liên tục như vậy khoảng từ 5 - 6 lần tùy vào độ đậm đặc hương sen mà người làm muốn có.
Gạo sen dùng để ướp với trà - simplevietnam.com
Ngày trước khi chưa có máy sấy người ta thường làm thủ công, mỗi lần sấy chè phải sấy bằng cách cho nước sôi vào bình đậy kín, để trong thúng rồi cho chè vào xung quanh áp vào bình nước nóng. Làm như thế để hương sen kết đọng trong mỗi cánh trà lâu hơn.
Có lẽ vì thế mà khi thưởng thức trà sen ta mới cảm nhận được vị chè ngọt mà lại mát, mùi thơm nhẹ nhàng thanh tao. Một ấm trà sen có thể uống nhiều tuần trà mà hương thơm thì vẫn còn đọng lại ngan ngát hương thơm.
Theo ATVN
Hé lộ chân dung phu nhân tân Thủ tướng Trung Quốc Qua sự giới thiệu của bạn bè, bà Trịnh gặp ông Lý lần đầu khi đang học chuyên ngành tiếng Anh ở Đại học Thanh Hoa. Bà Trịnh là giáo sư ngành ngôn ngữ tại Đại học Kinh tế và Kinh doanh Thủ đô tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ra đời năm 1957, bà Trịnh xuất thân từ một gia đình gồm những...