Kết thúc điều tra vụ lừa đảo gần 4.000 tỉ đồng
Nguồn tin của Thanh Niênhôm qua 14.12, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã kết thúc điều tra vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm, chuyển hồ sơ đề nghị Viện KSND tối cao truy tố 17 bị can về các hành vi: lừa đảo chiếm đoạt tài sản lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cho vay lãi nặng vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng thiếu trách nhiệm và cố ý làm trái…
Ông Nguyễn Đức Kiên và 5 bị can ở Ngân hàng ACB được tách ra để tiếp tục điều tra thêm – Ảnh: Khả Hòa
Theo kết luận điều tra, bị can Huỳnh Thị Huyền Như (34 tuổi, ngụ tại Q.4, TP.HCM), nguyên Phó phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), chi nhánh TP.HCM đã câu kết với 9 bị can khác là cán bộ một số ngân hàng và 7 bị can là các doanh nghiệp thực hiện các hành vi phạm pháp. Cụ thể, từ đầu năm 2007, bị can Như khi đó là cán bộ tín dụng Vietinbank, chi nhánh TP.HCM đã vay trên 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức và vay của nhiều cá nhân với lãi suất cao để đầu tư kinh doanh bất động sản. Đến năm 2010, do bị thua lỗ nặng Như đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để kiếm tiền trả nợ.
Từ tháng 3.2010 đến tháng 9.2011, Như lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank, chi nhánh Nhà Bè (TP.HCM) và chi nhánh TP.HCM, làm giả 8 con dấu của Vietinbank, chi nhánh Nhà Bè cùng nhiều đơn vị, cá nhân khác để lừa đảo, chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân với tổng số tiền hơn 4.911 tỉ đồng. Trong số này, Công ty Phúc Vinh bị lừa hơn 1.000 tỉ đồng Công ty Thịnh Phát gần 950 tỉ đồng Ngân hàng ACB hơn 701 tỉ đồng… Cơ quan điều tra cũng xác định Như dùng một phần tiền chiếm đoạt được để trả nợ cho những đối tác đã vay, do vậy, số tiền thực tế bị can này chiếm đoạt là hơn 3.986 tỉ đồng. Hồi đầu tháng 10.2011, cơ quan điều tra đã bắt giam bị can Như và mở rộng điều tra.
Liên quan đến vụ án này, cơ quan điều tra còn khởi tố 6 bị can gồm Nguyễn Đức Kiên (nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập) Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch) Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (nguyên là các Phó chủ tịch HĐQT) Lý Xuân Hải (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB) về hành vi “cố ý làm trái…”. Quá trình điều tra xác định hành vi của 6 bị can này liên quan đến vụ án Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên) kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty CP đầu tư ACB Hà Nội, Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu, Công ty CP đầu tư thương mại B&B và Ngân hàng ACB nên cơ quan điều tra đã tách ra để điều tra trong vụ án này.
Video đang HOT
17 bị can bị đề nghị truy tố
Cùng với Huỳnh Thị Huyền Như, các đồng phạm bị đề nghị truy tố trong vụ án này gồm có: Võ Anh Tuấn (nguyên Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) Huỳnh Mỹ Hạnh (nguyên Phó giám đốc Công ty CP đầu tư Hoàng Khải) Trần Thị Tố Quyên (nhân viên Công ty CP đầu tư Hoàng Khải) Phạm Anh Tuấn (nguyên Giám đốc Công ty CP vận tải dầu khí Thái Bình Dương) Nguyễn Thiên Lý (ngụ P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) Nguyễn Thị Lành (nguyên Phó giám đốc Công ty CP đầu tư Phương Đông) Đào Thị Tuyết Dung (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân) Hùng Mỹ Phương (nhân viên môi giới chứng khoán) Trần Thanh Thanh (nguyên Phó phòng Dịch vụ khách hàng, nguyên Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank chi nhánh TP.HCM) Tống Nguyên Dũng (nguyên nhân viên tín dụng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ) Đoàn Lê Du (nguyên Trưởng phòng Giao dịch Đinh Tiên Hoàng, Vietinbank chi nhánh TP.HCM) Huỳnh Trung Chí (nguyên nhân viên tín dụng Phòng Giao dịch Đinh Tiên Hoàng) Huỳnh Hữu Danh (nguyên nhân viên Ngân hàng Quốc tế – VIB) Lương Thị Việt Yên (nguyên Trưởng phòng Giao dịch Võ Văn Tần, Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) Hồ Hải Sỹ (nguyên Phó trưởng phòng Giao dịch Võ Văn Tần) và Lê Thị Ngọc Lợi (nguyên giao dịch viên Phòng Giao dịch Võ Văn Tần).
Theo TNO
Quảng Ngãi: Nhiều tai biến sản khoa, tại sao?
Trong vòng mấy tháng, tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi liên tục xảy ra đến 5 vụ tai biến sản khoa, làm 3 sản phụ và 5 bé sơ sinh tử vong. Tại sao?
Các vụ tai biến sản khoa ở Quảng Ngãi đều có một nét chung là các y, bác sĩ có trách nhiệm luôn chẩn đoán sản phụ bình thường, nhưng sau đó sự cố xảy ra thì trở tay không kịp dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Dồn dập tai biến
Sự cố sản khoa gần đây nhất xảy ra ngày 19-11. Sản phụ Bùi Thị Mỹ Ly (30 tuổi) nhập viện được chẩn đoán mẹ lẫn thai nhi ổn định. Chị Ly có tiền sử tai biến, đau kéo dài và cổ tử cung mổ, gia đình yêu cầu sinh mổ nhưng các bác sĩ nói để sinh thường. Đến khi chị Ly vỡ ối, sa dây rốn ra ngoài thì mổ nhưng chỉ cứu được mẹ, còn bé sơ sinh tử vong tối 24-11.
Gia đình của sản phụ Lê Thị Hương đau đớn khi hay tin người thân tử vong ở Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.Ảnh: CTV
Trước đó không lâu, ngày 2-11, tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi cũng xảy ra vụ tai biến sản khoa làm hai trẻ song sinh con của sản phụ Nguyễn Thị Nở (31 tuổi) tử vong do hội chứng truyền máu song thai. Gia đình sản phụ rất bức xúc bởi trước đó các y - bác sĩ đều nói cả mẹ lẫn thai nhi đều bình thường.
Xa hơn nữa, ngày 18-4, sản phụ Lê Thị Hương (23 tuổi) nhập viện khoa sản Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi thì ngày 20-4 tử vong. Bé sơ sinh được chuyển ra Đà Nẵng cứu chữa nhưng cũng tử vong. Theo anh Trần Công, chồng chị Hương, vợ anh nhập viện sức khỏe bình thường, được đưa vào phòng chờ sinh. Qua ngày sau, thấy chị Hương đuối sức, đau dữ dội nên đã đề nghị khoa sản cho sinh mổ. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn nhận định sản phụ sinh thường nên không mổ. Sức khỏe chị Hương tiếp tục diễn biến xấu, đến lúc đó bệnh viện mới chịu mổ thì xảy ra sự việc. Ông Nguyễn Tấn Hùng, nguyên giám đốc bệnh viện, cho rằng nếu bác sĩ xác định sớm chị Hương bị hẹp van tim hai lá, phù phổi cấp, mổ sớm thì có nhiều khả năng cứu sống nạn nhân.
Ba ngày sau, bệnh viện lại ầm ĩ bởi tai biến của sản phụ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (39 tuổi). Chị nhập viện khoa sản được phẫu thuật cấp cứu vỡ tử cung. Dù được chuyển đi Đà Nẵng nhưng chị tử vong sau một tuần được điều trị. Kết luận cho thấy mẹ và con sản phụ Hạnh tử vong do vỡ tử cung phức tạp, vỡ bàng quang ở giai đoạn chưa chuyển dạ. Tai biến này có thể tránh được nếu theo dõi chặt chẽ, xử trí phù hợp - một bác sĩ nói. Liên quan vụ việc này, bà Võ Thị Bích Vân, phó trưởng khoa sản, bị cách chức vì chưa thực hiện đúng quy chế chuyên môn trong phiên trực.
Hai tháng trôi qua, dư luận chưa lắng thì xảy ra vụ bé sơ sinh của sản phụ Trần Thị Vân Anh (29 tuổi) bị tử vong dù sản phụ này được theo dõi, chẩn đoán hai lần đều bình thường. Đến lần thứ ba thì ghi nhận suy thai cấp và chuyển mổ cấp cứu. Hậu quả, trẻ bị ngạt nặng. Sau khi dư luận và người nhà bức xúc phản ứng, ông Hoàng Trọng Quang, phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, thừa nhận nếu phát hiện sớm, có lẽ cháu bé đã được cứu sống.
Thiếu trách nhiệm
Theo báo cáo giải trình của Sở Y tế qua các vụ tai biến sản khoa, nguyên nhân phần lớn do bác sĩ không tiên lượng chính xác và đưa ra biện pháp can thiệp hiệu quả. Các y, bác sĩ khoa sản không thực hiện tốt quy chế chuyên môn, theo dõi diễn biến bệnh không thường xuyên, thiếu chặt chẽ nhận định, tiên lượng, đánh giá tình trạng bệnh chưa chính xác xử lý chưa kịp thời, thiếu tích cực. Có trường hợp dù đã khám khi sản phụ vào viện, chỉ định làm các xét nghiệm nhưng lại không thực hiện siêu âm cho sản phụ chỉ định đo biểu đồ tim thai - cơn gò nhưng không đọc kết quả theo dõi khám lâm sàng chưa ghi nhận các triệu chứng cụ thể. Các bác sĩ trực không báo cáo diễn biến bệnh cho bác sĩ trưởng ca trực, còn bác sĩ trưởng ca trực chưa thực hiện khám bệnh nhân mới theo quy định...
Ông Phạm Hồng Phương - Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi - nhìn nhận năng lực chuyên môn của một số bác sĩ, nữ hộ sinh khoa sản còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm chưa cao trong quá trình khám, theo dõi diễn biến, điều trị bệnh. Các y, bác sĩ chưa thực hiện đầy đủ quy định về giao tiếp, tư vấn, giải thích cho người bệnh. "Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng lớn đến uy tín ngành y tế, làm giảm sút lòng tin người dân đối với các cơ sở khám, chữa bệnh của tỉnh" - ông Phương nhìn nhận.
Ông Phương còn nói thêm lực lượng bác sĩ, nữ hộ sinh còn thiếu, cộng với sự quá tải cũng là nguyên nhân gây ra sự cố sản khoa.
Tuy nhiên, ông Lê Huy - chánh văn phòng, người phát ngôn Sở Y tế Quảng Ngãi - lại khẳng định mọi chuyện đều ở con người, trách nhiệm y đức và năng lực chuyên môn. Theo ông Huy, về trang thiết bị và lực lượng y, bác sĩ, so với các bệnh viện đa khoa tỉnh khác thì Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi không thua kém, đứng ở mức trung bình cả nước. Trước đây, một kíp trực có hai bác sĩ và tám nữ hộ sinh, nay đã tăng lên ba bác sĩ và mười nữ hộ sinh.
Ông Huy chỉ rõ nguyên nhân chính là trách nhiệm y đức và yếu về chuyên môn. Đúng như lãnh đạo sở đánh giá: "Ngành y tế đang sa sút về y đức, trình độ chuyên môn không đồng đều, yếu kém đã dẫn đến tai biến, bức xúc trong dư luận".
Theo VIỆT HÙNG - TRÀ GIANG (Tuổi trẻ)
Cô giáo đưa người vào trường đánh đồng nghiệp Cho rằng cô Hân "ém" chuyện con mình va chạm với bạn dẫn đến gãy răng, cô giáo Quyên đã đưa em trai vào trường đánh đồng nghiệp chấn thương. Cô giáo Nguyễn Thị Hân bức xúc vì bị xúc phạm Ngày 4/10, ông Trình Ngọc Mẫn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Phú Hòa (Phú Yên), cho biết đã cử hai cán bộ đến...