Kết thúc có hậu vụ 2 con muốn ở với mẹ
Sau hai năm chờ đợi, ba mẹ con bà Hải đã được đoàn tụ đúng nghĩa vì bản án phúc thẩm của tòa có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án.
Ngày 5-3, trong phiên xét xử phúc thẩm, TAND TP.HCM đã chấp nhận kháng nghị của VKSND quận 4 và kháng cáo của bà Trần Thanh Hải, sửa bản án sơ thẩm không chấp nhận đơn khởi kiện của ông T., tuyên giao cho bà Hải trực tiếp nuôi dưỡng hai con nhỏ.
Bà Trần Thanh Hải (thứ hai từ trái sang) ôm chặt luật sư Trần Thị Ngọc Nữ và người thân sau phiên tòa. Ảnh: LSCC
Nhiều ý kiến về án sơ thẩm
Đây là vụ việc mà sau khi Pháp Luật TP.HCM phản ánh, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM đã cử luật sư Trần Thị Ngọc Nữ tham gia bảo vệ quyền lợi cho bà Trần Thanh Hải tại phiên tòa phúc thẩm.
Theo đó, năm 2015, TAND quận Đống Đa ( TP Hà Nội) đã công nhận việc thuận tình ly hôn giữa ông T. (60 tuổi, sống ở Hà Nội) và bà Hải. Về con chung, hai bên thỏa thuận giao hai bé gái là cháu L. (sinh năm 2005) và cháu A. (sinh năm 2008) cho bà Hải nuôi dưỡng. Năm 2019, ông T. gửi đơn ra TAND quận 4, TP.HCM (nơi bà Hải sinh sống) để yêu cầu được thay đổi quyền nuôi hai con.
Bà Hải không đồng ý giao con cho ông T. vì hai cháu là con gái, ở tuổi dậy thì và đang học ở TP.HCM ổn định đã tám năm. Bà Hải cũng cho biết mình có điều kiện kinh tế để chăm lo cho các con. Tại các buổi hòa giải tại tòa, hai cháu L. và A. đều thể hiện nguyện vọng là tiếp tục được chung sống với mẹ.
Dù vậy, TAND quận 4 nhận định ông T. hiện sống cô đơn một mình và đã 60 tuổi nên cần người chăm sóc, nuôi dưỡng khi về già. Từ đó, tòa đã tuyên giao cháu A. cho ông T. nuôi dưỡng, còn bà Hải tiếp tục nuôi cháu L.
Sau đó, viện trưởng VKSND quận 4 đã kháng nghị bản án, đề nghị TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm theo hướng không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông T. Sở LĐ-TB&XH TP.HCM có văn bản gửi tòa, đề nghị tòa giao cả hai con cho người mẹ.
Kết quả có hậu
Video đang HOT
Trước phiên tòa phúc thẩm, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết đã cử một phó trưởng Phòng bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới đến tham gia buổi làm việc tại tòa để tiếp xúc, tìm hiểu tâm lý trẻ em.
Sở nhận định hai trẻ L. và A. đều thể hiện tình cảm với mẹ nhiều hơn cha. Các cháu tự viết suy nghĩ của mình là cùng muốn sống chung với mẹ sau khi cha mẹ ly hôn.
Căn cứ Luật Trẻ em, sở cho rằng: “Nhằm bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thì việc để cho mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng là hợp lý… Với chức năng là cơ quan bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho trẻ em, sở đề nghị tòa có quyết định trao hai trẻ cho mẹ là Trần Thanh Hải được quyền nuôi con”.
Tại phiên tòa phúc thẩm hôm qua, ông T. và bà Hải đều có mặt tại tòa, cháu L. cũng đến tòa nhưng không được tham dự vì quy định nội quy phiên tòa không cho.
Tòa nhận định: Căn cứ vào giấy xác nhận của các công ty nơi bà Hải và ông T. làm việc, căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở, các hợp đồng cho thuê nhà thì cả hai đều đáp ứng đủ các điều kiện vật chất để nuôi con.
Ông T. đòi quyền được trực tiếp nuôi hai con với lý do bà Hải cản trở ông trong việc thăm con và nói xấu ông trước mặt các con, không đảm bảo giáo dục các con. Tuy nhiên, ông T. lại không cung cấp được các chứng cứ chứng minh.
Từ khi ông T. và bà Hải thỏa thuận để bà Hải trực tiếp nuôi hai con từ năm 2015 đến nay, hai trẻ được nuôi dưỡng và phát triển bình thường về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức. Ngoài ra, các trẻ đều là nữ đang dần phát triển hoàn thiện về giới tính và đều có nguyện vọng được tiếp tục sống với mẹ nên nếu được mẹ trực tiếp chăm sóc thì tiếp tục phát triển tốt, là con ngoan trong gia đình.
Theo tòa phúc thẩm, TAND quận 4 xử sơ thẩm đã tuyên giao một bé cho ông T. trực tiếp nuôi dưỡng là không phù hợp với quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình. Vì thế, tòa bác toàn bộ đơn khởi kiện của ông T., sửa án sơ thẩm giao cả hai cháu bé cho bà Hải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng.
Người mẹ vỡ òa trong vui sướng
Sau khi phiên tòa kết thúc, bà Trần Thanh Hải và con gái lớn ôm chầm lấy luật sư khóc nức nở vì vui sướng. Bà Hải khóc vì từ nay có thể yên tâm ổn định cuộc sống, nuôi dạy các con trưởng thành. Bà khóc vì không còn phải ở trong cảnh mấy mẹ con thấp thỏm lo lắng, hồi hộp chờ phán quyết của tòa án.
Bà Hải mừng rỡ nói: “Mới tối hôm qua, hai cháu còn tự phân công nhau xem hôm nay ai đến dự tòa. Do hôm nay cháu bé có bài kiểm tra nên không thể vắng học, vậy nên chỉ có đứa lớn đến tòa với mẹ. Tòa tuyên án vậy, mẹ con tôi vui lắm, không gì tả được cảm xúc bây giờ”.
Bà Hải cho biết sau rất nhiều lần phiên tòa phúc thẩm bị hoãn, sau nhiều lần hồi hộp, bà chỉ trông mong được hủy án chứ không dám mơ đến việc tòa phúc thẩm bác đơn khởi kiện của ông T. “Giờ thì tốt quá rồi, cám ơn báo Pháp Luật TP.HCM đã đồng hành cùng mẹ con chúng tôi suốt thời gian qua” – bà Hải nói.
Tòa nhận đơn đề nghị giám đốc thẩm của nữ VĐV khuyết tật
TAND Cấp cao tại TP.HCM đã nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Thanh về việc đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc theo hướng kêu oan.
TAND Cấp cao tại TP.HCM vừa có văn bản phản hồi về đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm của bà Nguyễn Thị Thanh (40 tuổi, trú quận 12, TP.HCM).
Đây là nhân vật trong bài "Nữ vận động viên khuyết tật và vụ án lừa đảo" mà PLO từng phản ánh hồi tháng 8.
Bà Nguyễn Thị Thanh. Ảnh: A.TUẤN
Theo đó, tòa này thông báo đã nhận được đơn của bà Thanh về việc đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Bình Dương. "TAND Cấp cao tại TP.HCM sẽ tiến hành xem xét đơn của bà theo quy định của pháp luật" - văn bản ghi.
Bà Thanh là bị cáo trong một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đã bị tòa phúc thẩm tuyên phạt 42 tháng tù. Do đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên bà được tạm hoãn thi hành án. Xuyên suốt quá trình tố tụng, bà luôn khẳng định mình không có ý định lừa đảo.
Văn bản của TAND cấp cao tại TP.HCM. Ảnh: NVCC
Bà Thanh bị bại liệt nhưng được bác sĩ ghép vào chân một thanh nẹp nên có thể đi lại được dù rất khó khăn. Năm 2005, bà được CLB Người khuyết tật TP tạo điều kiện cho tham gia thi đấu thể thao và trong nhiều năm đoạt được huy chương ở môn bơi ếch.
Năm 2015, bà Thanh tới thị xã Thuận An (nay là TP Thuận An, Bình Dương) thuê mặt bằng mở phòng vé cấp 2 để bán vé máy bay, tàu hỏa.
Theo hồ sơ, bà nhận hơn 140 triệu đồng để mua vé máy bay và tàu hỏa cho tám người nhưng sau đó không giao vé và cũng không trả lại tiền nên bị tố cáo.
Tháng 11-2019, TAND TP Thuận An xử sơ thẩm. Bà Thanh kêu oan. Tòa quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ khi bán vé cho các bị hại, bị cáo có dùng các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của các bị hại hay chỉ là giao dịch dân sự.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ hai vào ngày 7-1, bà Thanh tiếp tục kêu oan. Quá trình điều tra bổ sung, 6/8 người được xác định là bị hại từng làm đơn tố cáo đã có đơn bãi nại. Tuy nhiên, tòa quyết định tuyên phạt bà 42 tháng tù.
Thời gian được tạm hoãn thi hành án, bà Thanh mở lớp dạy may cho người khuyết tật. Ảnh: A.TUẤN
Ngày 11-5, TAND tỉnh Bình Dương xử phúc thẩm nhận định sau khi nhận đủ tiền, bị cáo không chuyển cho đại lý cấp 1 để xuất vé khiến khách hàng không có vé. Đây là hành vi chiếm đoạt tiền của người khác, bị cáo biết nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Tại tòa bị cáo cho rằng bị cướp tài sản vào ngày 28-12-2017 nên không còn tiền mua vé nhưng không có chứng cứ nào, kết quả xác minh cho thấy lời trình bày này không đúng.
Ba người bào chữa cho bị cáo Thanh cho rằng việc giữa bị cáo và các bị hại chỉ là quan hệ dân sự. Hành vi của bị cáo không có dấu hiệu của tội lừa đảo vì bị cáo xảy ra sự cố mất tài sản nên mới không mua được vé cho các khách hàng.
"Ngoài ra, trước phiên xét xử, đã có người nhận tiền Thanh trả và Thanh đã nộp biên nhận này cho tòa. Tuy nhiên, HĐXX lại không đưa số tiền này vào phần đã khắc phục là một thiếu sót" - một luật sư bào chữa nói.
Hủy án vụ mua nhà 58 tỉ bán 28 tỉ siêu tốc Tòa chấp nhận nội dung kháng nghị giám đốc thẩm bản án, giao hồ sơ cho tòa sơ thẩm xử lại từ đầu. TAND Cấp cao tại TP.HCM vừa xử giám đốc thẩm (GĐT), tuyên hủy cả hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm, giao hồ sơ cho TAND quận Tân Bình (TP.HCM) xử lại từ đầu vụ mua nhà 58 tỉ...