Kết quả xét nghiệm Covid-19 hơn 1.500 trường hợp ngẫu nhiên ở TP HCM
TP HCM đã triển khai lấy mẫu xét nghiệm giám sát Covid-19 ngẫu nhiên ở các khu vực nguy cơ như: bệnh viện, khu du lịch, chợ, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại, nhà hàng, quán ăn, dịch vụ vận chuyển, khu chế xuất…
Trưa 2-5, cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho hay trong ngày 1-5, TP ghi nhận thêm 3 trường hợp nhiễm mới nhập cảnh là các bệnh nhân (BN) 2930, 2931 và 2935, tất cả đều được cách ly ngay.
Đến nay, số trường hợp mắc Covid-19 phát hiện tại TP HCM là 260, trong đó 233 người đã điều trị khỏi bệnh, 27 đang điều trị. TP HCM đã điều tra, xử lý, truy vết 36 trường hợp tiếp xúc gần F1, 74 trường hợp tiếp xúc F2 với BN2910 và kết quả đều âm tính lần 1 với SARS-CoV-2.
Công tác chuyên môn của nhân viên chống dịch tại TP HCM
Đối với các trường hợp đi cùng BN2899 trên chuyến bay VJ3613 từ Nhật Bản hạ cánh sân bay Đà Nẵng ngày 7-4, 19 người được giám sát tại TP HCM đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Ngành y tế TP HCM giám sát các bệnh nhân sau xuất viện theo quy định. Hiện số bệnh nhân đang trong thời gian giám sát là 15 người.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc HCDC, cho biết từ ngày 30-4, HCDC đã triển khai lấy mẫu xét nghiệm giám sát ngẫu nhiên các khu vực nguy cơ như bệnh viện, khu du lịch, chợ, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại, nhà hàng, quán ăn, dịch vụ vận chuyển, khu chế xuất… Kết quả, 1.537 mẫu xét nghiệm đều âm tính.
TP HCM hiện cách ly tập trung 2.842 người và cách ly tại nhà/nơi lưu trú 50 trường hợp. HCDC nhấn mạnh: Nên ghi lại lịch sử di chuyển, tiền sử tiếp xúc đặc biệt nếu bạn rời khỏi TP; theo dõi các thông tin, khuyến cáo từ ngành y tế; thực hiện khai báo y tế, chỉ định cách ly, lấy mẫu xét nghiệm theo khuyến cáo của HCDC.
Chủ tịch Quốc hội: Xây dựng pháp luật phải có kế hoạch và tầm nhìn xa
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ nội dung trên tại buổi làm việc với Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Xây dựng pháp luật phải có kế hoạch và tầm nhìn xa
Buổi làm việc diễn ra chiều ngày 22/4, tại nhà Quốc hội với sự tham dự của Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải...
Theo báo cáo, trong nhiệm kỳ Khóa XIV, mặc dù chịu áp lực về thời gian, tiến độ và khối lượng công việc nhưng với sự chủ động, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã hoàn thành có chất lượng và kịp thời các nhiệm vụ được giao. Các báo cáo thẩm tra của Ủy ban thể hiện rõ chính kiến, mang tính phản biện cao, có cơ sở khoa học và thực tiễn, đồng thời đề xuất các phương án hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội nghiên cứu, xem xét, quyết định.
Công tác xây dựng pháp luật luôn được Ủy ban xác định là nhiệm vụ trọng tâm nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho việc đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, ngân sách nhà nước. Ủy ban đã chủ trì thẩm tra, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội thông qua nhiều đạo luật quan trọng, phức tạp, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính theo Hiến pháp năm 2013, tăng cường quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách nhà nước, sử dụng có hiệu qủa nguồn lực tài chính công, tài sản công, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia như: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý nợ công (sửa đổi); Luật Đầu tư công (sửa đổi)...
Ủy ban cũng tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng thuộc lĩnh vực phụ trách, tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện các định hướng lớn của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại tài chính, ngân sách nhà nước, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, nổi bật là việc thẩm tra, giúp Quốc hội quyết định kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn...
Phát biểu tại cuộc làm việc, các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận về các nội dung: hoạt động giải trình; cơ chế phối hợp, kết nối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để tăng cường giám sát trong ban hành và thực thi văn bản pháp luật; chính sách đào tạo cán bộ trẻ, chuẩn bị nguồn cán bộ Quốc hội; quy chế hoạt động của Ủy ban; cơ chế thuê chuyên gia thường xuyên và theo công việc; kết nối thông tin phục vụ công tác chuyên môn...
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá các ý kiến phát biểu rất sâu sắc, mang tính xây dựng của các đại biểu; cho rằng Quốc hội khóa XIV đã có một nhiệm kỳ rất thành công trên các mặt hoạt động lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và hoạt động đối ngoại, trong đó có đóng góp rất quan trọng của Ủy ban Tài chính, Ngân sách.
Trong công tác lập pháp, lĩnh vực tài chính, ngân sách có nhiều nội dung quan trọng, rất khó nhưng Ủy ban Tài chính, Ngân sách đều thực hiện tốt. Điển hình như Luật Quản lý tài sản công có nhiều nội dung tiến bộ; Luật Quản lý nợ công lần đầu tiên thống nhất quản lý nợ công về một đầu mối; Luật Đầu tư công (sửa đổi) tháo gỡ nhiều vướng mắc...
Trong công tác giám sát, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đã phục vụ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát trong những lĩnh vực lớn như: vốn vay, các quỹ tài chính mà Nhà nước quan tâm... bình quân mỗi năm Ủy ban đã thực hiện từ 1 đến 2 cuộc giám sát chuyên đề.
Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá hoạt động đối ngoại của Ủy ban có những kết quả nổi bật, như thiết lập cơ chế hợp tác giữa 4 ủy ban của 4 nước, gồm Việt Nam-Lào-Campuchia-Myanmar. Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn, Ủy ban tiếp tục duy trì cơ chế hợp tác này và tiến tới mở rộng trong khối ASEAN.
Về những vấn đề trọng tâm mà Ủy ban Tài chính, Ngân sách cần tập trung trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Các cơ quan của Quốc hội là cơ quan lập pháp nên cần thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ủy ban Tài chính, Ngân sách nghiên cứu, xây dựng đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ủy ban trên cơ sở những thành tích đã đạt được.
Trong công tác lập pháp, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với ba cấu phần quan trọng: Tổ chức bộ máy Nhà nước; xây dựng chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật với tầm nhìn dài hạn và chiến lược cải cách tư pháp. Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, việc quyết định chương trình xây dựng pháp luật phải có kế hoạch và tầm nhìn xa.
Trong công tác giám sát, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Tài chính, Ngân sách đi sâu vào những vấn đề tài khóa, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan. "Cả vấn đề về lập pháp, giám sát tối cao, quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia, các đồng chí phải tính toán cho 5 năm, 10 năm và đến năm 2045," Chủ tịch Quốc hội nói.
Về những vấn đề cấp bách trước mắt, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Tài chính, Ngân sách tập trung vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn, lưu ý về thời hạn Chính phủ phải trình; Kế hoạch tài chính 5 năm; chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia...
Tiếp thu các ý kiến kiến nghị của các đại biểu về phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách, ủy viên thường trực, quy định về đại biểu Quốc hội không chuyên trách, chế độ cho chuyên gia... Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh thêm về tính chủ động của các cơ quan của Quốc hội, về tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong công tác lập pháp; hướng tới thực hiện vai trò dẫn dắt trong công tác lập pháp theo yêu cầu của thực tiễn.
Về đổi mới kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết sẽ có đề án riêng trên tinh thần chuyển từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội thảo luận và tranh luận; nâng cao chất lượng thảo luận ở tổ và nâng cao chất lượng công tác thư ký ghi chép thảo luận ở tổ..
Trung tâm Văn hóa, thông tin, Thể thao và Du lịch cấp huyện: Chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền Sau hơn 1 năm thực hiện sáp nhập, hệ thống trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch (VH,TT,TT&DL) cấp huyện đã từng bước khắc phục khó khăn, đổi mới phương pháp lãnh đạo, điều hành, năng động, sáng tạo trong công tác chuyên môn, đặc biệt là tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền....