Kết quả xét nghiệm ca nghi mắc dịch hạch sau khi bị chuột cắn ở Cao Bằng
Kết quả mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xác định, người này âm tính với vi khuẩn gây bệnh dịch hạch.
Ngày 13/4, Sở Y tế tỉnh Cao Bằng cho biết vừa có kết quả xét nghiệm trường hợp nam bệnh nhân L.H.L., 38 tuổi, trú tại huyện Hoà An. Người này nghi mắc dịch hạch sau khi bị chuột cắn. Mẫu bệnh phẩm được Viện Vệ sinh Dịch tễ xác định, bệnh nhân âm tính với virus gây bệnh dịch hạch.
(Ảnh: BVCC)
Ngày 8/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận bệnh nhân L. trong tình trạng sốt cao, rét run, vã mồ hôi, đau đầu, mệt mỏi, có vết cắn ở tay đau nhức, sưng, nổi nhiều hạch ngoại biên toàn thân.
Trước khi vào viện khoảng 20 ngày, người này bị chuột cắn vào mu bàn tay phải, sau đó sưng tấy đỏ, đau nhức tại vết cắn. Do chủ quan không đi khám, khoảng 2 tuần sau, bệnh nhân thấy nổi nhiều hạch ở cánh tay, nách, cổ, sưng đau kèm sốt nóng, mệt mỏi, ăn ngủ kém.
Bệnh nhân đi khám và điều trị ở Trung tâm Y tế Hoà An 2 ngày nhưng không đỡ. Anh được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng. Tại đây, qua kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ nghi bệnh nhân bị dịch hạch.
Ngay sau khi nhận được thông báo của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng về việc tiếp nhận 1 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dịch hạch. Ngày 8/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Cao Bằng điều tra ca bệnh bệnh và lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chẩn đoán
Video đang HOT
Tưởng vô hại, dịch hạch do bị chuột cắn nguy hiểm thế nào?
Một bệnh nhân 38 tuổi tại Cao Bằng đã phải nhập viện vì sốt cao, rét run, vã mồ hôi, mệt mỏi... do chuột cắn. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm nghi ngờ bệnh nhân đã mắc dịch hạch thể nhiễm trùng huyết.
Theo lời kể của bệnh nhân nghi mắc dịch hạch thể nhiễm trùng huyết, anh phát hiện con chuột to chui vào bao đựng bột tăng trọng cho lợn ăn nên dùng chân đạp. Tuy nhiên, con chuột chưa chết hẳn, anh cầm đuôi của nó định ném đi thì bị con vật cắn vào mu tay.
Sau khi bị chuột cắn, vết thương có xuất hiện sưng tấy đỏ, đau nhức, bệnh nhân không đi khám, chỉ tiêm phòng 1 mũi vắc xin. Sau tiêm 2 tuần bệnh nhân thấy nổi nhiều hạch ở cánh tay, nách, cổ, sưng đau hạch. Kèm theo sốt nóng, mệt mỏi, ăn ngủ kém. Bệnh nhân đến TTYT Hòa An để khám và điều trị 2 ngày nhưng không đỡ và được chuyển lên BVĐK tỉnh Cao Bằng.
Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm nghi ngờ bệnh nhân mắc dịch hạch thể nhiễm trùng huyết do chuột cắn, hiện chờ kết quả phân lập mẫu bệnh phẩm để kết luận chắc chắn.
Dịch hạch là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh mạnh gây nguy hiểm đe dọa tính mạng của người bị nhiễm với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh được xếp vào diện phải kiểm dịch và khai báo quốc tế.
Nguyên nhân gây bệnh trực tiếp là do trực khuẩn Yersinia pestis, một loại trực khuẩn gram âm thuộc họ Enterobacteraceae. Đây là một loại trực khuẩn lưu hành trong quần thể những loài gặp nhấm cụ thể ở đây là chuột.
2 con đường lây truyền bệnh dịch hạch là: Trực tiếp từ vật chủ bị bệnh sang người mà không qua trung gian bọ chét như: hít trực tiếp vi khuẩn từ trong không khí, vi khuẩn từ động vật bị nhiễm xâm nhập vào cơ thể qua vết trầy xước trên da hoặc do động vật mang bệnh (như mèo) cào, cắn.
Thứ hai là gián tiếp thông qua trung gian truyền bệnh là bọ chét. Chúng sẽ hút máu động vật mang bệnh (chuột, thỏ, nhím,...) rồi cắn vào người và truyền vi khuẩn gây bệnh sang cho người.
Thời xa xưa người ta gọi dịch hạch là "Cái chết Đen" vì khi mắc bệnh sẽ xuất hiện các hạch nổi khắp cơ thể. Sau đó mạch máu trong hạch vỡ ra làm nó trở thành những cục máu đen cản trở sự lưu thông của máu. Những cục máu đen tụ lại thành những vết lớn có màu đen.
Chuột là động vật gây hại và trung gian lây truyền một số bệnh truyền nhiễm cho người, trong đó có những bệnh rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị như dịch hạch.
Bệnh nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì chỉ cần điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn, việc điều trị hết sức phức tạp với nhiều biến chứng.
Biện pháp phòng ngừa chủ yếu là tránh tiếp xúc với chuột, vật chủ mang mầm bệnh, diệt chuột, bọ chét và hang ổ nơi sinh sản của chuột. Nếu có tình trạng chuột chết hàng loại một cách bất thường hãy báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Khi có các biểu hiện nổi hạch, sốt, đau nhức nếu vô tình bị chuột cắn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chuẩn đoán cách ly kịp thời.
Cao Bằng, 1 người mắc bệnh dịch hạch, làm sao để thoát khỏi "cái chết đen"? Một bệnh nhân 38 tuổi nhập viện vì sốt cao, rét run, vã mồ hôi, mệt mỏi... do chuột cắn. Theo lời kể của người bệnh, trước ngày viện 20 ngày, bệnh nhân bị chuột cắn và mu bàn tay phải. Có xuất hiện sưng tấy đỏ, đau nhức tại vết cắn, bệnh nhân không đi khám chỉ tiêm phòng 1 mũi vắc...