Kết quả xét nghiệm 39 trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân tử vong khi cách ly
Liên quan đến bệnh nhân Lê Quang M. tử vong khi đang cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn, ngành chức năng đã truy vết 39 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân và lấy mẫu xét nghiệm.
Tối 24/2, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa cho biết: 39 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân L.Q.M.đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2.
Dù bệnh nhân Lê Quang M. cho kết quả xét nghiệm âm tính nhưng toàn bộ y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn tiếp xúc gần với anh M. đều được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.
Đây là các y bác sỹ, nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa Thị xã Bỉm Sơn, các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân… từng tiếp xúc gần với trường hợp Lê Quang M. trong thời gian anh này điều trị tại bệnh viện.
Ngành chức năng khuyến cáo 39 trường hợp này nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, theo dõi sức khỏe liên tục, khi có dấu hiệu khác thường phải báo ngay cho cơ quan y tế.
Trước đó, trao đổi với PV Dân trí , ông Mai Thế Trị, Phó Chủ tịch UBND Thị xã Bỉm Sơn khẳng định: “Tuy anh Lê Quang M. đã 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 nhưng thị xã Bỉm Sơn vẫn chỉ đạo ngành Y tế và các đơn vị liên quan nâng cao công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Ông Mai Thế Trị, Phó Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn.
Sau khi bàn giao thi thể anh M. cho gia đình mang đi hỏa táng, chúng tôi tiếp tục chỉ đạo thực hiện các khâu, nắm số lượng người tham gia tang lễ, người tham gia hỏa táng. Đối với người đã tiếp xúc, chúng tôi cho tuyên truyền, động viên họ hạn chế tiếp xúc người ngoài xã hội để nếu tình huống xảy ra thì hạn chế tối đa mức độ lây nhiễm trong xã hội”.
Như Dân trí đã thông tin, bệnh nhân Lê Quang M. (SN 1984, thôn Yên Giang, xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung) ăn Tết từ ngày 5/2. Theo điều tra dịch tễ, anh này có đi qua phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (vùng có dịch).
Trong những ngày ở quê, anh Lê Quang M. có biểu hiện khó thở, ho và chỉ mua thuốc, điều trị tại Trạm Y tế xã Hoạt Giang.
Video đang HOT
Đến ngày 21/2, bệnh nặng hơn nên anh M có đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Thị xã Bỉm Sơn và nhập viện. Bệnh viện đã đưa anh L.Q.M vào ngay khu cách ly tại Khoa Truyền nhiễm để điều trị với chẩn đoán: Viêm phổi cấp tính, đái tháo đường túyp 2, viêm gan. Anh M. được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 hai lần và đều có kết quả âm tính.
Tính đến tối 24/2, tại Thanh Hóa đang cách ly 402 trường hợp trở về từ các vùng dịch tại 19 khu cách ly tập trung trong tỉnh. Trong đó có 5 bệnh nhân đang được điều trị cách ly tại Bệnh viện Phổi Thanh Hóa, 9 người điều trị cách ly tại 6 Bệnh viện tuyến huyện và 5 người tại các trạm y tế xã. Ngoài ra, Thanh Hóa có 6.853 người đang được cách ly tại nhà.
5 hình thức cách ly tại Việt Nam
Việt Nam hiện áp dụng 5 hình thức cách ly để phòng, chống Covid-19, trong đó một hình thức riêng với tổ bay của các hãng hàng không nội địa.
Ngày 1/12, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay 4 hình thức cách ly quy định chung là: Tại cơ sở y tế; tại các cơ sở do Bộ Quốc phòng hoặc UBND cấp tỉnh quản lý; tại khách sạn hoặc cơ sở lưu trú; tại gia đình hoặc nơi cư trú.
Cách ly tại cơ sở y tế được áp dụng với những người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19; ngay khi phát hiện họ sẽ được cách ly để điều trị.
Người dương tính nCoV sẽ được lấy mẫu bệnh phẩm và xét nghiệm từ 2 đến 4 ngày mỗi lần hoặc ngắn hơn, cho tới khi kết quả âm tính. Còn người biểu hiện lâm sàng nhưng không nhiễm nCoV mà do nguyên nhân khác, cần làm xét nghiệm khẳng định để xác định kết quả âm tính ít nhất một lần.
Người nhiễm Covid-19 được xuất viện khi hết sốt ít nhất 3 ngày và các triệu chứng lâm sàng cải thiện, ổn định; có ít nhất 3 mẫu bệnh phẩm liên tiếp âm tính. Sau đó, người này tiếp tục cách ly tại nhà 14 ngày, đeo khẩu trang, vệ sinh tay, ăn riêng, hạn chế tiếp xúc với mọi người, kể cả thành viên trong gia đình; đo thân nhiệt hai lần mỗi ngày.
Các cơ sở do Bộ Quốc phòng hoặc UBND cấp tỉnh quản lý , áp dụng cho những người từng đi qua vùng có dịch trên thế giới; tiếp xúc gần với ca nhiễm nCoV; trường hợp khác theo chỉ đạo của Thủ tướng hoặc Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19; thời gian cách ly 14 ngày.
Địa điểm có thể dùng làm cơ sở cách ly tập trung gồm doanh trại quân đội, công an; ký túc xá trường học; nhà ở của nhà máy, xí nghiệp; chung cư mới đưa vào sử dụng; khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, khu nghỉ dưỡng; trường học; cơ sở y tế tuyến xã.
Khu cách ly tập trung trong doanh trại quân đội ở Lạng Sơn. Ảnh: Giang Huy
Những nơi này phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt thiết yếu như điện, nước, khu vệ sinh, nhà tắm; thông thoáng khí; an toàn; thuận tiện đi lại, tiếp tế và vận chuyển người cách ly...
UBND, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 cấp tỉnh hoặc cấp có thẩm quyền của quân đội, công an ra quyết định lập cơ sở cách ly tập trung.
Cách ly tại khách sạn, khu nghỉ dưỡng áp dụng với những người thuộc diện phải cách ly tập trung hoặc người được phân luồng cách ly tại cửa khẩu, sân bay, nhưng có nguyện vọng và tự nguyện chi trả phí lưu trú, dịch vụ liên quan.
Thời gian cách ly tại khách sạn đảm bảo 14 ngày từ khi nhập cảnh hoặc tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ nhiễm nCoV.
Sau khi được thông báo, người có nguyện vọng làm đơn đăng ký chuyển sang cách ly tại khách sạn; phối hợp cùng khách sạn lập hồ sơ theo dõi sức khỏe. Trong quá trình di chuyển đến cơ sở lưu trú, người được cách ly phải đeo khẩu trang, hạn chế nói chuyện hoặc ăn uống.
Khách sạn đăng ký với Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 cấp tỉnh để được phê duyệt tham gia cách ly y tế; huấn luyện nhân viên phục vụ công việc này; đảm bảo cơ sở vật chất cần thiết.
Nhân viên một khách sạn ở Hà Nội chuẩn bị phòng cho người cách ly tự nguyện. Ảnh: Ngọc Thành
Ngoài ra, cách ly tại khách sạn còn được áp dụng cho cán bộ y tế có nguy cơ nhiễm Covid-19, nhưng vẫn phải duy trì công việc hàng ngày. Thời gian cách ly do Bộ Y tế quyết định, tùy vào tình hình thực tế, nhưng không ít hơn 14 ngày.
Cách ly tại nhà, nơi lưu trú được áp dụng với các trường hợp tiếp xúc gần diện F2 hoặc người cách ly tập trung đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Thời gian cách ly 14 ngày từ khi tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
Bộ Y tế khuyến cáo, người cách ly tại nhà nên ở phòng riêng, giường ngủ cách xa ít nhất 2 m với thành viên khác trong gia đình hoặc những người chung sống cùng. Phòng cách ly đảm bảo thoáng khí, không dùng điều hòa, nên ở cuối hướng gió, xa khu vực đông người; có nhà vệ sinh, xà phòng, nước sạch; thùng rác có nắp.
Người cách ly tại nhà phải cam kết với chính quyền địa phương chấp hành đúng quy định, tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe và ghi vào phiếu để thông báo cho nhân viên y tế cấp xã. Đồng thời, những người này hạn chế ra khỏi phòng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với mọi người; không ra khỏi nơi ở trong suốt thời gian cách ly.
Những người chung sống cùng người cách ly tại gia đình phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tiếp xúc 2 m; không ăn chung, ngủ chung; không tổ chức liên hoan ăn uống, hoạt động đông người.
Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm giám sát người cách ly tại nhà; cưỡng chế nếu người cách ly không tuân thủ quy định.
Ngoài 4 cách thức trên, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 còn quy định hình thức cách ly với tổ bay của các hãng hàng không trong nước.
Theo đó, các hãng hàng không được thành lập cơ sở cách ly riêng để phục vụ phi công, tiếp viên thực hiện nhiệm vụ có nguy cơ lây nhiễm nCoV.
Vietnam Airlines đã xây dựng hai khu cách ly y tế để cách ly tập trung các nhân viên hàng không. Trung tâm tại Hà Nội đặt tại số 200/10 Nguyễn Sơn, phường Bồ Đề, quận Long Biên với 43 phòng, phục vụ 115 người cách ly. Khu cách ly y tế tại TP HCM có 2 cơ sở tại tòa nhà số 115 Hồng Hà và nhà B số 1 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, với 94 phòng, đáp ứng 184 người cách ly. Tại các trung tâm này, hãng phối hợp với cơ quan y tế xây dựng quy trình quản lý, triển khai camera giám sát 24/7, trang bị phương tiện bảo hộ y tế cho đội ngũ bảo vệ, vệ sinh, phục vụ...
Đến nay các khu cách ly của Vietnam Airlines đã tiếp nhận hàng nghìn lượt phi công, tiếp viên đến cách ly sau khi thực hiện các chuyến bay đưa người Việt Nam về nước.
Khi về Việt Nam, tổ bay của các hãng hàng không được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm. Nếu tổ bay và hành khách âm tính lần một thì lấy mẫu lần 2 sau ít nhất 72 giờ. Trường hợp tổ bay xét nghiệm lần 2 âm tính, họ được phép rời khỏi khu cách ly và tiếp tục cách ly tại nhà, nơi cư trú.
Nếu có hành khách hoặc thành viên tổ bay dương tính với Covid-19 khi xét nghiệm lần một, tổ bay phải cách ly 14 ngày; xét nghiệm lần 2 dương tính thì cách ly 14 ngày từ ngày xác định kết quả xét nghiệm lần 2.
Sau 120 ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19, đến ngày 30/11, TP HCM ghi nhận bốn ca mắc mới nội địa, trong đó có một ca lây trong khu cách ly và ba ca lây ngoài cộng đồng. "Bệnh nhân 1347", nam, 32 tuổi, lây từ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines là "bệnh nhân 1342" khi tiếp viên này đang cách ly tại nhà.
PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định, trong trường hợp trên có hai lỗi. Đầu tiên là việc quản lý khu cách ly không nghiêm túc khi để "bệnh nhân 1342" tiếp xúc với "1325", làm lây nhiễm nCoV. Ngoài ra, tiếp viên hàng không đã vi phạm quy định cách ly tại nhà, khi để người khác đến ở cùng.
Theo Bộ Y tế, trên cả nước đang cách ly 16.756 người, trong đó cách ly tại cơ sở y tế: 175, tại khu cách ly tập trung: 15.741 và tại nhà/nơi lưu trú 840 người.
Các cơ sở do quân đội quản lý hiện cách ly 5.228 người tại 56 điểm, tổng số đã thực hiện cách ly là 145.451 người, trong đó hết cách ly là 140.223 người.
513 người đã tiếp xúc bệnh nhân Covid-19 Đến chiều nay, giới chức xác định 513 người đã tiếp xúc bốn bệnh nhân. Trong 99 người tiếp xúc gần (diện F1) có 81 trường hợp âm tính, 18 người chờ kết quả. 414 trường hợp tiếp xúc với người tiếp xúc gần (diện F2) đang cách ly tại nhà. Ngành y tế đã lấy mẫu xét nghiệm 337 trường hợp, 123...