TP HCM tìm người đến 6 nơi liên quan ‘bệnh nhân 1347′
CDC TP HCM chiều 1/12 khuyến cáo người từng đến 6 địa điểm liên quan “bệnh nhân 1347″ cần khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm nCoV .
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (CDC) thông báo người từng đến những điểm này, vào thời gian có mặt người nhiễm nCoV , liên hệ y tế địa phương để khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm giám sát Covid-19 . Khi di chuyển, nên sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe máy và đeo khẩu trang.
Cụ thể, 6 địa điểm sau:
- Khu vực Highlands Coffee của Trung tâm thương mại Vạn Hạnh Mall, Quận 10, từ 20h đến 21h ngày 22/11.
- Karaoke ICOOL, phòng 201, địa chỉ 120 Thành Thái, Phường 12, Quận 10 từ 22h ngày 23/11 đến 0h ngày 24/11.
- Quán ốc Phượng, 47 Công chúa Ngọc Hân, Phường 13, Quận 11, từ 20h đến 22h ngày 25/11.
- Phòng tập Citygym, địa chỉ 119 Phổ Quang, Phường 9, Quận Phú Nhuận, từ 13h đến 17h ngày 18, 23, 24, 25 và 26/11.
- Trung tâm Anh ngữ Key English, 59 Nguyễn Bá Tuyển, Phường 12, Tân Bình từ ngày 18 đến 26/11.
- Trung tâm Anh ngữ Key English, địa chỉ 285/24 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, từ ngày 18 đến 27/11.
Sau khi đi xét nghiệm , CDC khuyến cáo những người liên quan tự cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày cuối cùng đi đến các khu vực trên. Tuân thủ hướng dẫn tự cách ly tại nhà của y tế địa phương.
Tòa nhà số 50 Bạch Đằng, quận Tân Bình, bị phong tỏa, sáng 1/12. Ảnh: Hà An.
Người từng đến 6 điểm này sau những khoảng thời gian trên đến trước khi công bố ca nhiễm là tối 30/11, cần tự theo dõi sức khỏe tại nhà, chỉ ra khỏi nhà khi cần thiết. Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, tại nơi làm việc, học tập, sinh hoạt. Không đến nơi tập trung đông người. Hạn chế tiếp xúc, không tiếp xúc gần với người khác. Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
Những người này cũng được CDC khuyến cáo ghi nhận nhật ký đi lại của mình ít nhất trong 28 ngày kể từ ngày cuối cùng đến các khu vực trên. Tự theo dõi sức khỏe bản thân, khi có các dấu hiệu nghi ngờ Covid-19 như sốt, ho, khó thở… phải khai báo ngay với y tế địa phương hoặc đến ngay bệnh viện quận huyện để được khám và xét nghiệm tầm soát lại.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM đang tiếp tục điều tra truy vết các trường hợp liên quan.
Vì sao nam tiếp viên hàng không xét nghiệm lần 3 mới dương tính nCoV?
Sau khi cách ly tập trung và có 2 lần xét nghiệm âm tính, nam tiếp viên hàng không được về nhà, nhưng lần xét nghiệm thứ 3 khẳng định người này mắc COVID-19.
Chiều 29/11, Bộ Y tế công bố một nam tiếp viên hàng không dương tính với virus SARS-CoV-2 (bệnh nhân 1342). Người này cách ly tập trung tại khu cách ly do Hãng hàng không Vietnam Airlines quản lý từ ngày 14 đến 18/11.
Đáng chú ý, sau khi có 2 lần xét nghiệm âm tính với virus gây bệnh COVID-19, bệnh nhân được cho về cách ly tại nhà. Tuy nhiên, sáng 28/11, kết quả xét nghiệm lần 3 khẳng định nam tiếp viên dương tính với SARS-CoV-2.
Theo tiến sĩ Lê Văn Duyệt, Trưởng phòng Xét nghiệm Vi sinh - Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), trường hợp bệnh nhân phải tới lần thứ 3 mới cho kết quả dương tính khá thường gặp.
Nguyên nhân của tình trạng này đến từ 3 yếu tố: Số lượng virus, thời gian ủ bệnh và công tác lấy mẫu xét nghiệm.
"Để có kết quả xét nghiệm dương tính, cơ thể bệnh nhân phải chứa một lượng virus ở ngưỡng nhất định. Ngoài ra, SARS-CoV-2 thường tồn tại ở đường hô hấp dưới, kết hợp cơ chế cụ thể khiến kết quả xét nghiệm có thể bị sai lệch" , tiến sĩ Duyệt giải thích.
Tiến sĩ Lê Văn Duyệt cho biết việc xét nghiệm lần 3 mới có kết quả dương tính với virus đến từ 3 nguyên nhân. (Ảnh: Zing)
Đặc biệt, kết quả xét nghiệm trong thời gian ủ bệnh thường là âm tính. Tuy nhiên, thời gian này kéo dài bao lâu lại phụ thuộc vào cơ thể của từng bệnh nhân. Nhiều trường hợp chỉ ủ bệnh trong 5-10 ngày, một số khác có thể lên tới một tháng.
Bên cạnh đó, tải lượng virus ban đầu xâm nhập vào cơ thể nhiều hay ít cũng sẽ quyết định thời gian ủ bệnh. Thông thường, thời gian ủ bệnh khoảng 14 ngày. Do đó, những người có nguy cơ mắc bệnh buộc phải cách ly từ 14 ngày trở lên để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất và an toàn cho cộng đồng.
Theo tiến sĩ Duyệt, công tác lấy mẫu cũng ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả xét nghiệm. Khi mẫu bệnh phẩm được lấy không đúng kỹ thuật, vị trí hoặc sai thời điểm, kết quả xét nghiệm có thể sai sót.
"Theo quy định, việc lấy mẫu bệnh phẩm phải có đủ 2 loại bao gồm dịch hầu họng (ở họng) và dịch tỵ hầu (ở mũi). Khi lấy dịch họng, nhân viên y tế phải quét được vùng amidan phía dưới. Que lấy dịch mũi phải được đưa vào sâu khoảng 8-10 cm, vị trí bông tới gần mang tai mới có thể quét được dịch tỵ hầu", ông chia sẻ.
Do đó, nhân viên lấy mẫu bệnh phẩm nếu chỉ quét qua vòm họng hoặc đưa que chọc quá thấp, không đúng vị trí khi lấy dịch mũi sẽ khiến kết quả xét nghiệm không chính xác.
Giáo viên tiếng Anh mắc COVID-19 tiếp xúc gần với 146 người Trước khi có kết quả dương tính với COVID-19, bệnh nhân 1347 đã đi dạy ở 2 trung tâm ngoại ngữ, uống cafe, hát karaoke và tiếp xúc gần với 146 người. Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin, bệnh nhân 1347 được Bộ Y tế công bố vào tối 30/11 là bệnh nhân L. M. S. (sinh năm 1988, nam,...