Kết quả phụ của sự kiện chính
Hội nghị cấp cao vừa rồi ở thành phố Ufa (Nga) là sự kiện thường niên lớn của Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ( SCO).
Tổng thống Nga chủ trì thượng đỉnh BRICS ngày 9.7 tại Ufa, Nga – Ảnh: Reuters
Bên lề của hai sự kiện chính ấy còn có những động thái ngoại giao khác mà kết quả của chúng lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với mối quan hệ giữa các đối tác liên quan. Trong đó đặc biệt nổi bật là cuộc gặp giữa Thủ tướng Pakistan Nawar Sharif và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng như việc Nga và Iran thỏa thuận thúc đẩy hơn nữa hợp tác về quân sự và hạt nhân. Ấn Độ và Pakistan cùng được kết nạp làm thành viên mới của SCO trong khi quá trình đàm phán nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran đi vào những giờ phút quyết định nhất.
Video đang HOT
Vì thế, những kết quả phụ nói trên của hai sự kiện chính trong thực chất không chỉ là chuyện quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Pakistan hay giữa Nga và Iran mà còn động chạm tới cả tương lai của BRICS và SCO.
Việc ông Modi nhận lời mời của ông Sharif sang thăm Pakistan – và sẽ là lần đầu tiên ông Modi thăm Pakistan kể từ khi lên cầm quyền ở Ấn Độ – báo hiệu cặp quan hệ song phương này trong thời gian tới nếu chưa được chuyển giai đoạn thì cũng đang xích đến thời kỳ mới với triển vọng hợp tác tin cậy hơn.
Nga và Iran không chỉ tiếp tục đà phát triển quan hệ hợp tác lâu nay mà còn chuẩn bị cho thời kỳ sau khi vấn đề hạt nhân của Iran được giải quyết. Nga là một trong 7 bên tham gia đàm phán và thỏa thuận đạt được ở Ufa cho thấy Nga đứng về phía Iran trong tiến trình đàm phán ấy.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Thêm lượng dễ, tăng chất khó
Tại hội nghị cấp cao thường niên năm nay của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra ở Nga, Ấn Độ và Pakistan sẽ khởi động quá trình từ quan sát viên trở thành thành viên chính thức.
Quan hệ Ấn Độ - Pakistan không hoàn toàn tốt đẹp vì tranh chấp biên giới, xung khắc sắc tộc - tôn giáo cũng như chạy đua vũ trang về tên lửa và hạt nhân - Ảnh minh họa: Reuters
Như vậy, SCO sẽ có lần mở rộng đầu tiên kể từ khi thành lập vào năm 2001. Sau Nga, Trung Quốc, Uzbekistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan, Ấn Độ và Pakistan sẽ là 2 thành viên mới và danh sách quan sát viên chỉ còn Iran, Afghanistan và Mông Cổ.
Đối với SCO, việc kết nạp thành viên mới mang lại bằng chứng cho thấy tổ chức này mở rộng được phạm vi ảnh hưởng và nâng cao vị thế quốc tế. Kết nạp thêm Ấn Độ và Pakistan, SCO trở thành tổ chức hợp tác - liên kết không chỉ của Trung Quốc, Nga và các nước Trung Á mà còn cả các nước Nam Á. Không phải ngẫu nhiên khi SCO đồng thời kết nạp Ấn Độ và Pakistan. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến thêm thành viên thì dễ nhưng chuyển từ thêm lượng thành tăng chất lại khó.
Nguyên do thứ nhất là quan hệ Ấn Độ - Pakistan không hoàn toàn tốt đẹp vì tranh chấp biên giới, xung khắc sắc tộc - tôn giáo cũng như chạy đua vũ trang về tên lửa và hạt nhân. SCO có thể giúp 2 nước dần khắc phục bất hòa và tăng cường hợp tác. Nhưng cũng rất có thể 2 thành viên mới này gây bè chia phái và cản trở những bước phát triển chung của SCO.
Nguyên do thứ hai là những nguy cơ về an ninh xuất xứ từ Afghanistan và lực lượng vũ trang cực đoan ở cả Pakistan lẫn Ấn Độ. Chúng thách thức SCO và cũng cản trở sự phát triển chung của tổ chức trên những lĩnh vực hợp tác khác. Vì thế, thêm thành viên nhưng SCO không tự khắc mạnh lên.
La Phù
Theo Thanhnien
Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh SCO lần thứ 15 Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) lần thứ 15 đã khai mạc tại thành phố Ufa, miền Tây Nam nước Nga. Lãnh đạo các nước thành viên SCO. (Ảnh: irna.ir) Hôm 10/7, Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) lần thứ 15 đã khai mạc tại thành phố Ufa, miền Tây Nam nước Nga....