Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thủy điện như nào?
Nhiều ông lớn thủy điện đã thông báo đạt kết quả kinh doanh lãi khủng trong quý 3/2020. Thậm chí, một số Công ty còn báo lãi gấp nhiều lần so với cùng kỳ.
Dư luận đang đặc biệt chú ý đến ý kiến các nhà máy điện loại nhỏ cứ bình quân 1MW sẽ tiêu tốn 1 – 10 ha rừng. Thủy điện nhỏ được nhiều doanh nghiệp đầu tư vì suất đầu tư vừa phải thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận rất lớn, được nữ đại biểu Quốc hội Trần Thị Dung (Điện Biên) nêu lên trong phiên thảo luận ở hội trường hôm 4/11.
Ngay sau đó, dư luận đã đặt câu hỏi: Thủy điện nhỏ, lợi nhuận lớn, vậy doanh thu các ông lớn như thế nào?
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhu cầu tiêu thụ điện quý 3/2020 tăng do các hoạt động kinh tế – xã hội phục hồi, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 66 tỷ kWh, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, tổng sản lượng điện đạt 185,37 tỷ Kwh, tăng 2,68%.
Thủy điện có giá bán rẻ nhất trong cơ cấu huy động của EVN nên có lợi thế trong thị trường phát điện cạnh tranh. Với điều kiện thủy văn thuận lợi, số ngày mưa nhiều hơn, sản lượng huy động từ thủy điện trong quý 3 đạt 26,83 tỷ kWh, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm trước; lũy kế 9 tháng còn giảm 7% ghi nhận 48,38 tỷ kWh.
Công ty cổ phần Sông Ba (Mã: SBA) ở quý 3/2020, báo lãi tăng đột biến với lợi nhuận sau thuế đạt 32 tỷ đồng, gấp 6,2 lần cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo tài chính quý 3/2020, SBA báo lãi tăng đột biến.
Tiếp theo là Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà (TBC) cũng đem về lợi nhuận cao trong quý 3/2020, với 225% lên 76 tỷ đồng do doanh thu bán điện thương phẩm cải thiện. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, TBC lãi ròng 167 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ.
Một trong số doanh nghiệp thủy điện khác cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng lần lượt là Công ty cổ phần Thủy điện – Điện lực 3 (DRL). Theo thông báo, doanh nghiệp lãi ròng 14,7 tỷ đồng, tăng 72,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Hay Công ty cổ phần Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) tăng 12% đạt 76,2 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 36% lên 38 tỷ đồng.
Thủy điện Miền Trung (CHP) từ lỗ 8,5 tỷ đồng ở quý 3 năm ngoái, đến quý 3 năm nay lại lãi ròng 59 tỷ đồng nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện 26%.
Video đang HOT
Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà (TBC) cũng đem về lợi nhuận cao trong quý 3/2020, với 225% lên 76 tỷ đồng. (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, cũng có một số ông lớn thủy điện tụt dốc kinh doanh ở quý 3 năm nay. Điển hình như Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi (DNH) giảm mạnh doanh thu 28% còn 558 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế DNH chỉ đạt 231 tỷ đồng, bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại thời điểm ngày 30/9/2020, tổng tài sản của DNH là 8.181 tỷ đồng, giảm hơn 1.050 tỷ đồng từ đầu năm. Trong khi vốn chủ sở hữu mất 9% so với đầu năm còn 5.652 tỷ đồng.
Tiếp tục là Công ty cổ phần Thủy điện Thác Mơ (TMP) cũng giảm doanh thu 40% về 113. Lãi ròng sau thuế giảm tới 77% còn 22,3 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh quý 3/2020 của Hương Sơn, Hủa Na, Srock Phu Miêng IDICO cũng đồng loạt đi xuống với tỷ lệ giảm trên 50% so với cùng kỳ. Riêng Công ty cổ phần Thủy điện Miền Nam báo lỗ gần 2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi ròng 129 tỷ đồng.
Bức tranh ngành điện nửa đầu năm: Hạn hán, dịch bệnh khiến doanh nghiệp lao đao
Qua nửa năm hạn hán và dịch bệnh, hầu hết các doanh nghiệp điện đều suy giảm doanh thu và lợi nhuận, có doanh nghiệp báo lỗ cả trăm tỷ đồng. Thế nhưng ở chiều ngược lại, bằng việc tiết giảm các chi phí, có doanh nghiệp vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng.
Bức tranh ngành điện nửa đầu năm: Hạn hán, dịch bệnh khiến doanh nghiệp lao đao
Mưa ít, hạn hán kéo dài khiến thủy điện gặp khó
Với các doanh nghiệp thủy điện, tình hình thủy văn bất lợi là một trong những yếu tố tác động mạnh nhất tới hoạt động kinh doanh. Lượng nước về hồ thấp sẽ làm giảm sản lượng điện sản xuất. Trong nửa đầu năm nay, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đều chung một kịch bản giảm sút, thậm chí thua lỗ do ảnh hưởng của yếu tố này.
Đầu tiên, có thể kể đến mùa kinh doanh mờ nhạt của Công ty Cổ phần Sông Ba (Thủy điện Sông Ba, HoSE: SBA). Theo đại diện SBA, năm nay, do thời tiết diễn biến bất thường, số ngày mưa ít nên sản lượng điện phát đã giảm hơn 55% so với cùng kỳ năm 2019.
Đó là nguyên nhân chính khiến doanh thu thuần quý II/2020 giảm 57% so với cùng kỳ năm trước, còn 31 tỷ đồng. Biên lãi gộp từ 76% về mức 50%. Chốt quý II, SAB ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế giảm 92%, chỉ vỏn vẹn 2,7 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của SAB đạt 65 tỷ đồng, giảm hơn 52% so với cùng kỳ 2019. Lãi sau thuế đạt 8,8 tỷ đồng, giảm 86% so với con số đạt được năm trước.
Tương tự Thủy điện Sông Ba, Công ty Cổ phần Thủy điện miền Nam (Thủy điện miền Nam, HoSE: SHP) cũng có một kỳ kinh doanh "sụt sùi". Nửa đầu năm 2020, doanh thu thuần của SHP giảm hơn 14 tỷ đồng so với cùng kỳ 2019, đạt gần 174 tỷ đồng.
Do giá vốn hàng bán là cố định nên lợi nhuận sau thuế giảm 4,7 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 93%, chỉ đạt 352 triệu đồng.
Lý giải về kết quả bi quan này, ban lãnh đạo SHP cho biết, vì thời tiết không thuận lợi, lưu lượng nước về bình quân giảm kéo theo sự sụt giảm của sản lượng phát điện. Bên cạnh đó, giá điện bình quân trong kỳ cũng thấp hơn so với năm 2019. Trong khi đó, các chi phí lại là cố định không thể tiết giảm, dẫn tới khoản lãi ròng "khiêm tốn" 352 triệu đồng sau nửa năm hoạt động.
Ở chiều hướng tiêu cực hơn, không chỉ sụt giảm cả 90% lợi nhuận như các doanh nghiệp nêu trên, Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (HoSE: VSH) còn ghi nhận khoản lỗ ròng đáng tiếc.
Quý II/2020, doanh thu thuần của VSH giảm một nửa so với cùng kỳ 2019, ghi nhận 55 tỷ đồng. Chủ yếu do sản lượng điện giảm 34,6 triệu Kwh, tương ứng 27% trong quý. Bên cạnh đó, các chi phí dường như không được tiết giảm, dẫn tới VSH báo lỗ ròng 2,1 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với con số đạt được quý II năm trước (lãi 36 tỷ đồng).
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, VSH ghi nhận doanh thu đạt 91 tỷ đồng, thấp hơn 63% so với cùng kỳ 2019. Lỗ sau thuế là 3,2 tỷ đồng, trái ngược với khoản lãi ròng 124 tỷ đồng năm trước.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng giám đốc VSH, từ cuối năm 2019 đến giữa năm nay, thời tiết hạn hán kéo dài, khiến lưu lượng nước về các hồ chứa thấp. Vì vậy sản lượng điện giảm mạnh, dẫn tới khoản lỗ ròng vừa qua.
Có doanh nghiệp lỗ trăm tỷ do dịch bệnh
Tuy không chịu nhiều ảnh hưởng từ yếu tố thời tiết, nhưng Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (HoSE: KHP) vẫn ghi nhận mức lỗ ròng theo quý cao nhất lịch sử hoạt động của công ty.
Theo KHP, do tác động của dịch Covid-19, sản lượng điện thương phẩm và giá bán trong quý II/2020 đều giảm mạnh. Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện giảm/miễn giá điện đến hết tháng 6/2020 để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, theo quy định của nhà nước.
Điều này khiến doanh thu thuần quý II/2020 của KHP giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 1.120 tỷ đồng. Doanh thu suy giảm nhưng các chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng hay chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng mạnh, riêng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đến 70% so với cùng kỳ.
Thu không đủ chi khiến KHP lỗ ròng đến 219 tỷ đồng trong quý, mức lỗ theo quý cao nhất lịch sử hoạt động của công ty.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, KHP đạt 2.236 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 11% so với cùng kỳ; lỗ sau thuế hơn 230 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 40 tỷ đồng.
Tiết giảm chi phí, nhiều doanh nghiệp vẫn báo lãi cao
Khó khăn chung là vậy, thế nhưng đối với nhiều doanh nghiệp khác, để bù đắp lại sự thiếu hụt của doanh thu, họ củng cổ các khoản chi tiêu, giá vốn một cách hiệu quả và đạt được lợi nhuận tăng trưởng rất tốt.
Điển hình như Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HoSE: NT2), quý II/2020, công ty ghi nhận doanh thu thuần giảm 12% so với cùng kỳ 2019, đạt 1.875 tỷ đồng.
Chốt quý, sau khi tiết giảm các chi phí như chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác, NT2 thu về khoản lãi ròng 249 tỷ đồng tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế nửa đầu năm 2020, NT2 đạt gần 3.600 tỷ đồng doanh thu thuần, thấp hơn 10% so với cùng kỳ, nhưng vẫn báo lãi tăng 11%, lên mức 428 tỷ đồng. Với mục tiêu doanh thu và lợi nhuận đặt ra trước đó, sau nửa năm hoạt động, NT2 đã hoàn thành được 50% kế hoạch về doanh thu và 69% mục tiêu về lợi nhuận.
Một diễn biến tương tự, đó là tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình (HNX: NBP) trong 6 tháng đầu năm. Theo đó, NBP ghi nhận 654 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 19% so với cùng kỳ 2019.
Tuy nhiên, bằng việc quản trị tốt than đầu vào và tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, NBP vẫn tự tin báo lãi ròng tăng 130% so với nửa đầu năm trước, đạt 22,8 tỷ đồng.
Hay như Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (HoSE: POW) cũng vậy, mặc dù doanh thu quý II giảm 22% so với cùng kỳ 2019, đạt 7.708 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng trưởng 7,7% lên mức 842 tỷ đồng.
Kết quả này chủ yếu tới từ việc tiết giảm chi phí tài chính và chi phí nhân công, bên cạnh khoản doanh thu tài chính tăng 150 tỷ đồng.
33% số công ty chứng khoán thành viên trên HOSE có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng Theo BCTC kiểm toán năm 2019 của các CTCK thành viên trên HOSE, tính đến ngày 31/12/2019, có 24 CTCK có mức vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng trở lên, chiếm 33% tổng số CTCK thành viên. Đặc biệt, có 2 CTCK có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng gồm Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) và CTCP...