Kết quả khám nghiệm vụ chủ trang trại nuôi động vật hoang dã tử vong
Công an thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên đã có kết quả khám nghiệm hiện trường và tử thi vụ chủ trang trại nuôi động vật hoang dã tử vong trong tư thế treo cổ.
Ngày 12/10, báo Pháp luật Việt Nam đưa tin, Công an thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên cho hay, kết quả khám nghiệm hiện trường và tử thi cho thấy, nguyên nhân ông N.H.T (SN 1974, trú ở xã Hòa Thành, TX. Đông Hòa) tử vong là tự treo cổ dẫn đến chết ngạt.
Trước đó, chiều ngày 2/10, Công an thị xã Đông Hòa phối hợp với đội quản lý thị trường số 3 thuộc cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên phát hiện ông Lê Tấn Dũng, trú ở xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa điều khiển xe máy chở 2 con cầy hương và 1 con rắn đến nhà ông N.H.T để bán.
Cơ quan chức năng kiểm tra tại nhà ông T.
Tổ công tác tiến hành kiểm tra hành chính chuồng trại nuôi nhốt động vật hoang dã tại nhà riêng ông N.H.T thì phát hiện, lập biên bản tạm giữ 18 con rắn hổ, 1 con khỉ, 11 con rùa, 2 con cầy hương và 7 con hón đang được nuôi nhốt trái phép.
Sau đó, cơ quan chức năng ra quyết định trưng cầu giám định số lượng, chủng loại động vật nêu trên để xử lý theo quy định pháp luật.
Trong khi chờ kết quả giám định, đến chiều ngày 9/10, người thân trong gia đình phát hiện ông T. đã tử vong trong tư thế treo cổ tại trại nuôi nhốt động vật do chính ông làm chủ, theo báo Công an nhân dân.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được làm rõ.
Chủ tịch Hà Nội kêu gọi chấm dứt ăn thịt chó
Chó mèo có thể là nguồn lây nhiễm dịch Covid-19 vào Hà Nội. Tôi kêu gọi cộng đồng chấm dứt ăn thịt chó, động vật hoang dã - ông Nguyễn Đức Chung nói.
Video đang HOT
Thông tin tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội chiều nay, Chủ tịch UBND TP cho hay, đại dịch Covid-19 đã lan ra 158 nước và vùng lãnh thổ với tốc độ lây lan nhanh về cả số ca nhiễm và số người tử vong.
Việt Nam có những ca siêu lây nhiễm như ở Bình Thuận. Ở Hà Nội chưa phát sinh nguồn lây nhiễm chưa rõ nguồn gốc; các ca lây nhiễm trong 10 ngày qua đều xác định đi về từ các nước châu Âu, lây nhiễm chéo.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung lưu ý: "TP đã chứng kiến 2 trường hợp ban đầu xét nghiệm âm tính nhưng sau 7 - 8 ngày thì phát bệnh. Tất cả trường hợp tiếp xúc gần âm tính chưa phải yên tâm hoàn toàn mà đó chỉ là 1 yếu tố đánh giá".
Có thể xử lý hình sự người không cách ly nghiêm túc
Lý giải về việc TP áp dụng các biện pháp cách ly, phong toả khác nhau tại Trúc Bạch, Núi Trúc, Cầu Giấy..., ông Chung cho biết mỗi biện pháp phải dựa trên cơ sở thực tiễn.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Ở phố Trúc Bạch (nơi ở của bệnh nhân 17) có người lây nhiễm và lây nhiễm chéo được nhận định là có thể trở thành ổ dịch. Những người lây nhiễm chéo đã tiếp xúc, mua bán với nhiều người ở các cửa hàng xung quanh nên phải cách ly cả đoạn phố. 10 ngày nay chưa phát hiện ca lây nhiễm mới tại đây.
Còn ở phố Núi Trúc (nơi ở của bệnh nhân thứ 50), cơ quan chức năng xác định bệnh nhân chỉ về nhà trong thời gian ngắn, lên thẳng tầng 10. Cùng với đó, việc khử khuẩn hàng ngày ở toà nhà rất tốt nên chỉ cần xử lý ở tầng 10 là nơi ở của bệnh nhân.
Còn ở Cầu Giấy chỉ cần cách ly cụm dân cư mà người nhiễm có tiếp xúc gần.
Theo Chủ tịch Hà Nội, với các trường hợp F1 ở trong các căn hộ rộng rãi, tòa nhà chung cư thoáng mát, không ảnh hưởng đến người khác và có thể kiểm soát được thì không nhất thiết phải cách ly toàn bộ toà nhà.
Về năng lực xét nghiệm, trung tâm xét nghiệm của các bệnh viện cấp TP có thể lấy từ 1.500 - 2.000 mẫu/ngày, tới đây có thể lên từ 2.000 - 2.500 mẫu.
Từ thực tiễn diễn biến dịch Covid-19, nhiệm vụ đầu tiên được Chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh là tuyên truyền để người dân thủ đô nâng cao nhận thức, tiến tới mức độ cảnh báo cao hơn.
Nhắc bài học hơn 16.000 người tham gia buổi sinh hoạt tôn giáo ở Malaysia và chỉ 2 ngày sau đã 5.000 người nhiễm bệnh, ông Chung nhấn mạnh, mỗi người phải nâng cao ý thức, trách nhiệm với chính mình, gia đình và cộng đồng.
Nhiệm vụ tiếp theo là tập trung cao độ mọi nguồn lực để phát hiện, kiểm soát chặt chẽ các công dân từ nước ngoài vào Việt Nam.
Theo ông Chung, vẫn có khách nước ngoài vào Việt Nam, Hà Nội mà không được kiểm soát chặt chẽ nên vẫn có nguy cơ. TP cần sớm phát hiện, có biện pháp ngăn chặn để giảm thiểu việc lây nhiễm.
Thứ ba, quản lý chặt chẽ hành trình của những người tiếp xúc thuộc diện F1, F2, F3.
Chủ tịch Hà Nội cũng yêu cầu giám sát chặt tất cả các công dân đang cách ly tại nhà, cơ sở tập trung hay cơ sở y tế, đặc biệt cách ly tại nhà.
"Qua phản ánh, có một số người đang cách ly tại nhà vẫn đi lại nên đề nghị rà soát, kiểm tra. Nếu đã có quyết định cách ly tại nhà mà không thực hiện, sau này phát hiện bệnh và để lây nhiễm ra cộng đồng thì có thể sẽ xử lý hình sự", ông Chung nói.
Ông nhấn mạnh với trường hợp cách ly tại nhà không nghiêm túc và gây hậu quả, ông sẽ đề nghị Công an TP lập hồ sơ xử lý và có thể truy tố theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu chính quyền TP yêu cầu các quận, huyện, thị xã và các đơn vị phải xây dựng phương án cụ thể, đảm bảo đủ chỗ để cách ly, đảm bảo công tác hậu cần và các trang thiết bị bảo hộ.
Để có thể có nguồn lực chống dịch, ông Chung lưu ý có thể tập huấn cho sinh viên Học viện Quân y hay Đại học Y.
Kiểm soát những người sang nước ngoài mua chó mèo
Ông Chung gợi ý, các hãng hàng không hiện đang không có hoạt động bay, TP có thể liện hệ để làm các suất ăn cung cấp cho các khu tập trung.
Công an TP, quản lý thị trường phải đẩy mạnh kiểm tra kiểm soát phòng chống buôn bán động vật hoang dã, ngay cả với chó mèo.
"Hiện nay có người đi tận sang Lào, Campuchia mua chó mèo. Đây hoàn toàn có thể là nguồn lây nhiễm vào TP. Tôi kêu gọi cộng đồng chấm dứt ăn thịt chó, động vật hoang dã", Chủ tịch Hà Nội đề nghị.
Trong trường hợp có nhiều người đi từ vùng dịch, từ các nước châu Âu, Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Quốc phòng dự kiến lập các khu cách ly: Khu nhà sinh viên ở Tứ Hiệp (Hoàng Mai); một số trường dạy nghề ở Phú Xuyên, Chương Mỹ, Sơn Tây; BV đa khoa Sóc Sơn, Mê Linh, khu tái định cư Thượng Thanh. Ông Chung nói: "Các quận huyện phố biến cho người dân hiểu, yên tâm đây là khu cách ly để phòng ngừa, không phải khu để điều trị bệnh".
TP có đủ bộ kit xét nghiệm từ 4 - 6 tiếng đồng hồ. Đối với trường hợp F1, F2, những người từ vùng dịch sẽ được xét nghiệm miễn phí 2 lần. Toàn bộ kinh phí sẽ do TP chi trả. Các công dân ở trong nước có biểu hiện, được bác sĩ chỉ định thì cũng được xét nghiệm.
Hiện nay có 2 bệnh nhân có diễn biến nặng, thở bằng máy. "Tôi đề nghị người dân hết sức bình tĩnh, chúng ta đang kiểm soát tốt", ông Chung phát biểu.
Chủ tịch UBND TP tin rằng với những biện pháp quyết liệt của TP từ trước đến nay, tình hình dịch tại TP sẽ giảm vào cuối tháng 4, tuy nhiên cũng không được chủ quan, lơ là.
Trần Thường (vtc.vn)
Bệnh nhân mắc COVID-19 thứ 23 chết vì bệnh lý nền nặng Chiều 15/8 Bộ Y tế thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19 thứ 23 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam. Theo đó, bệnh nhân 699 (BN699), nam, 75 tuổi, địa chỉ Thanh Khê - Thành phố Đà Nẵng. Tiền sử bị suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ, tăng huyết áp, đái tháo đường...