Kết quả giám định chiếc xe chở giáo viên đâm vào vách núi
Chiều 18/6, Sở Giao thông -Vận tải tỉnh Khánh Hòa đã hoàn thành giám định kỹ thuật xe 43S-6420 bị tai nạn trên đèo Hòn Giao, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa xảy ra ngày 7/6 vừa qua, làm 7 người chết, 22 người bị thương.
Theo đó, hệ thống lái đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn để vận hành, trạng thái kỹ thuật của các chi tiết trong hệ thống lái tốt. Hệ thống phanh chân tất cả chi tiết có trạng thái kỹ thuật tốt, không có biểu hiện chi tiết nào bị hư hỏng. Kết luận nêu rõ: Quan sát toàn bộ khu vực có hệ thống thủy lực của phanh chân khô ráo không có bất kỳ sự rò rỉ dầu phanh nào, chứng tỏ phần thủy lực của phanh chân không bị sự cố kỹ thuật để dẫn đến phanh chân mất tác dụng. Ngoài ra, hệ thống phanh đỗ (kiểu phanh tự hãm trên truyền động) đang ở trạng thái tự hãm, có màu gạch nung đỏ, bó phanh cháy xém. Điều này chứng tỏ phanh tự hãm đã hoạt động trong một thời gian tương đối dài khi xe đang lăn bánh trước khi xe xảy ra tai nạn.
Chiêc xe khách găm thẳng vào vách núi khiến 7 giáo viên và người nhà tử nạn (Ảnh: Văn Kỳ)
Theo kết luận của Sở Giao thông – Vận tải: Xe khách biển số 43S-4620 bị tai nạn là do một trong hai nguyên nhân kỹ thuật hoặc chủ quan. Về nguyên nhân kỹ thuật, kết luận cho biết: Bản thân hệ thống khí nén vì lý do nào đó đã bị sự cố kỹ thuật nên không cung cấp đủ khí nén hoặc rò rỉ khí nén mức độ cao khi xe đang hoạt động, áp suất khí nén giảm đến giới hạn làm cho hiệu quả phanh chân giảm và mất dần tác dụng trên từng trục, trên cả hai trục. Điều này thể hiện thông qua phanh đỗ đã tự động làm việc với chức năng tự hãm. Trong trường hợp không xảy ra nguyên nhân trên thì việc phanh đỗ tự hoạt động với chức năng tự hãm là do người điều khiển xe tác động đến phanh đỗ khi phanh chân mất dần tác dụng hoặc tài xế để quên phanh đỗ tự động làm việc trước khi xe lăn bánh. Trong cả hai trường hợp này thì nguyên nhân kỹ thuật vẫn là do sự cố phần khí nén trong hệ thống phanh kiểu khí nén – thủy lực của xe 43S-6420.
Video đang HOT
Văn bản kết luận: Có thể có nguyên nhân chủ quan do người điều khiển xe thao tác phanh sai kỹ thuật trên đoạn đường có dốc dài, tác động vào phanh chân liên tục vượt quá tần suất cho phép (tối đa 10 lần/phút) nên áp suất khí nén cung cấp liên tục giảm, làm giảm dần hiệu quả phanh, dẫn đến mất tác dụng của hệ thống này.
Ông Nguyễn Văn Dần, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Đây là thực tế ở hiện trường, nguyên nhân dẫn đến việc này gặp nạn là xe thắng tay một quãng đường dài. Như vậy chứng tỏ thắng chân đã mất hiệu lực, chỉ có xảy ra là do hệ thống hơi có vấn đề. Đây là 1 trong những hồ sơ để cơ quan điều tra nghiên cứu, xem xét nguyên nhân gây ra tai nạn”.
Theo Dantri
Đập thủy điện Ia Krêl 2 thi công không đúng thiết kế
Sáng 13/6, trao đổi với PV Dân trí, ông Huỳnh Ngọc Tục - Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai - cho biết, Sở đã nhiều lần đề nghị sửa thiết kế trong quá trình thi công nhưng không thấy chủ đầu tư báo lại.
Thủy điện "chưa dùng đã vỡ" Ia Krêl 2 (xã Ia Dom, Đức Cơ, Gia Lai) do Công ty TNHH Bảo Long và Công ty CP ĐTXD Btranco-5 thi công xây dựng. Nhà thầu lập dự án, thiết kế cơ sở là Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Trí Việt - TPHCM; nhà thầu thiết kế xây bản vẽ thi công là Văn phòng Tư vấn thẩm định Thiết kế và Giám định Chất lượng công trình - Trường ĐH Thủy Lợi.
Thủy điện được thiết kế theo hình thức đập đất, chiều cao đập 27m, chiều dài đỉnh đập là 255m, chiều rộng đỉnh đập là 6m và chiều cao tường chắn sóng là 1,2m.
Đây là công trình thủy điện tư nhân nên theo ông Huỳnh Ngọc Tục - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Gia Lai - thì cơ quan quản lý Nhà nước chỉ có ý kiến về thiết kế cơ sở ban đầu. Còn việc thiết kế dự toán thi công do chủ đầu tư tự quyết định. Do đó, việc đi sâu vào quản lý chất lượng công trình này là chủ đầu tư có trách nhiệm thuê tư vấn để giám sát công trình.
Ông Tục nhận định, qua kiểm tra sơ bộ, công trình này do thi công không đảm bảo chất lượng nên mới xảy ra sự cố vỡ đập. Bởi trước khi đập bị vỡ, trên địa bàn huyện Đức Cơ không có mưa hay lũ quét, dung tích nước mới chỉ đạt khoảng 50% dung tích thiêt kê. Có thể viêc thi công không đúng kỹ thuật, không đúng thiết kế gây ra sự cô.
Mặt đập chỉ được lát bằng sỏi, đá. Ông Tục cho rằng có chỗ được lát bằng bê tông nhưng đã bị nước cuốn trôi (?)
Vê việc giám sát công trình, ông Tục cho rằng Sở chỉ thực việc công tác quản lý nhà nước chứ không giám sát bằng kỹ thuật. Cụ thể là chỉ giám sát bằng mắt thường, giám sát tiến độ thi công.
Hỏi thân đập thủy điện Ia Krêl 2 có đoạn nào được xây bằng bê tông cốt thép không? Ông Tục trả lời: "Câu hỏi rất khó trả lời, vì có những chỗ đã làm bê tông bị trôi rồi".
Còn theo ông Lê Vinh - Giám đốc Sở Xây dựng - chủ đầu tư đã thi công không đúng theo hồ sơ thiết kế ban đầu. Cụ thể là phần ốp mái thượng lưu đúng ra phải lát tấm bê tông chèn mạch nhưng ở đây không có, cống vắt ngang cũng không ổn định kết cấu. Chất lượng công trình thủy điện Ia Krêl 2 có vấn đề, không tuân thủ trình tự thi công của các hạng mục.
Ông Vinh và ông Tục cho biết thêm, Sở sẽ tổ chức các cơ quan liên ngành để kiểm tra lại toàn bộ sự cố, thống kê thiệt hại để yêu cầu chủ đầu tư đền bù cho người dân và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cấp trên giám định lại chất lượng công trình...
Theo Dantri
Thủy điện Ia Krêl vỡ đập do thấm nước, lỗi kỹ thuật Thủy điện Ia Krêl 2 có hiện tượng thấm nước, quá trình thi công đắp đập không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, công trình chưa có hồ sơ pháp lý và hồ sơ quản lý chất lượng... Bộ trưởng Xây dựng thông tin về đập thủy điện vừa vỡ ở Gia Lai. Giờ nghỉ giải lao trong phiên chất vấn sáng 13/6,...