Kết nối du lịch xuyên biên giới Việt Nam Lào Campuchia
Trong khuôn khổ các sự kiện hưởng ứng diễn đàn “ Du lịch Kon Tum – Tiềm năng và triển vọng” diễn ra từ ngày 21 – 24/4, UBND tỉnh Kon Tum sẽ tổ chức Lễ công bố Kế hoạch phát triển du lịch Khu vực tam giác phát triển Campuchia – Việt Nam – Lào giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn 2030.
Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Kon Tum Ảnh: Cổng thông tin điện tử Kon Tum
Kế hoạch phát triển du lịch Khu vực tam giác phát triển Campuchia – Việt Nam – Lào giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn 2030 được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia tháng 11/2020.
Theo đó, 3 nước sẽ hợp tác phát triển một khu vực chung biên giới gồm 5 tỉnh của Việt Nam là: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước cùng với các tỉnh của Lào và Campuchia.
“Kế hoạch tập trung vào các hoạt động đầu tư hạ tầng, phát triển sản phẩm du lịch chung, xúc tiến quảng bá chung… nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng của khu vực, phát triển du lịch, phát triển giao thương… qua đó mong muốn đưa du lịch khu vực phát triển bền vững, trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới”, ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết.
Tam giác phát triển Việt Nam – Campuchia – Lào là khu vực có tài nguyên đa dạng, phong phú, tính đặc thù cao, có nhiều tài nguyên tương đồng nhưng vẫn khác biệt, vừa có khả năng hình thành tính đặc trưng cho Khu vực vừa có khả năng bổ trợ lẫn nhau để tăng cường tính hấp dẫn. Cả ba quốc gia đều là những điểm đến mới nổi, được nhiều thị trường khách du lịch quan tâm; là những điểm đến còn nhiều tiềm năng chưa khai phá.
Hầu hết các tài nguyên du lịch ở các tỉnh Khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam đều còn ở dạng nguyên sơ, cả về tính đa dạng sinh học của tự nhiên lẫn tính nguyên bản của các giá trị văn hóa bản địa của các dân tộc thiểu số sinh sống. Tài nguyên du lịch nguyên sơ của Khu vực rất phù hợp với nhu cầu và xu thế của thị trường du lịch quốc tế.
Nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, tỉnh Kon Tum được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp, văn hóa đặc sắc, có tiềm năng phát triển du lịch như núi Ngọc Linh thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, nơi lưu giữ nhiều hệ động thực vật quý hiếm trong đó có sâm Ngọc Linh; cột mốc Ba biên Việt Nam – Lào – Campuchia; khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen – Kon Plông – được mệnh danh thiên đường sinh thái với không khí trong lành, quanh năm mát mẻ…
Đây cũng là vùng đất có lịch sử lâu đời với truyền thống cách mạng hào hùng, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, tạo nên bức tranh sinh hoạt cộng đồng đa dạng, phong phú…
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Kon Tum, cùng với nhiều địa phương trong cả nước, tỉnh Kon Tum đã bắt đầu nối lại các hoạt động kinh tế – xã hội trong điều kiện bình thường mới. Theo đó, ngành du lịch Kon Tum đã và đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để khởi động lại hoạt động du lịch và mở cửa đón du khách trong và ngoài nước. Diễn đàn du lịch Kon Tum với các dự án đầu tư vào du lịch Kon Tum cũng như các sự kiện kích hoạt du lịch hy vọng sẽ làm tăng lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với Kon Tum nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.
Thời gian trước khi dịch diễn ra, Kon Tum đã phát triển những tour du lịch sang nước Lào, Thái Lan, được hai nước và du khách rất thích và đi khá nhiều. Sau hai năm du lịch bị “đóng băng”, đến thời điểm này, Việt Nam cũng như các nước bạn đã mở cửa biên giới, hoạt động du lịch đã được khôi phục thì tour, tuyến này sẽ được tổ chức lại.
Theo ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, tại diễn đàn du lịch Kon Tum, Hiệp hội sẽ tổ chức đoàn famtrip với khoảng 250 doanh nghiệp du lịch và báo chí cả nước sẽ khảo sát tuyến điểm tại 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai từ ngày 21-25/4/2022. Qua đó, các doanh nghiệp du lịch sẽ có các hoạt động kết nối, ký kết hợp tác tạo sản phẩm và đưa khách về khu vực này, qua đó phục hồi dịch vụ du lịch bị ngừng trệ 2 năm qua do dịch COVID-19.
Việt Nam và các nước hoạch định, phân mốc biên giới quốc gia như thế nào?
Đến nay, Việt Nam đã hoạch định xong toàn tuyến biên giới đất liền dài gần 5.000 km tiếp giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia và cơ bản đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc.
Trao đổi về việc quản lý đường biên giới, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho rằng đây là tiền đề để xây dựng đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Thứ trưởng đánh giá như thế nào về sự phối hợp giữa Việt Nam với các nước trong công tác quản lý và phát triển đường biên giới?
- Đường biên giới hòa bình, ổn định là cầu nối quan trọng và là nền tảng vững chắc cho việc duy trì, thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, cũng như giao lưu và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa các quốc gia có chung đường biên giới.
Đến nay, Việt Nam đã hoạch định xong toàn tuyến biên giới đất liền dài gần 5.000 km tiếp giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia và cơ bản đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc (chỉ còn khoảng 16% đoạn biên giới giữa Việt Nam và Campuchia chưa được phân giới, cắm mốc). Đây là tiền đề hết sức quan trọng để xây dựng đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Phối hợp quản lý tốt biên giới là nhiệm vụ hết sức quan trọng của mỗi quốc gia. Ngay sau khi hoàn thành công tác hoạch định và phân giới cắm mốc trên thực địa, ta và các nước láng giềng đã ký kết các văn kiện pháp lý và thỏa thuận có liên quan về quản lý biên giới trên đất liền phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, đồng thời xây dựng cơ chế song phương phối hợp quản lý biên giới.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ (Ảnh: Báo quốc tế).
Với nỗ lực chung của Việt Nam và các nước láng giềng, tình hình biên giới trên đất liền được duy trì cơ bản ổn định, đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới được giữ vững, an ninh trật tự tại khu vực biên giới được bảo đảm, các vụ việc phát sinh được kịp thời phát hiện và xử lý cơ bản ổn thỏa; việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc 16% còn lại với Campuchia đang được tích cực thúc đẩy.
Những kết quả quan trọng này đã góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định tại khu vực biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương biên giới và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia.
Sự phối hợp giữa Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các tỉnh giáp biên... có điểm gì cần phải lưu ý hay thúc đẩy không, thưa Thứ trưởng?
- Đảng ta từng xác định, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, nhiệm vụ chung của tất cả các ngành, các cấp trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định rõ trách nhiệm, công tác phối hợp của các lực lượng trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới.
Với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với công tác biên giới lãnh thổ, Bộ Ngoại giao phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các bộ, ban, ngành, nhất là Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương biên giới thực hiện tốt công tác phối hợp quản lý biên giới, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác tại khu vực biên giới, góp phần quan trọng vào việc đạt được những kết quả tích cực như nêu ở trên.
Để làm tốt hơn nữa công tác quản lý biên giới, thúc đẩy hợp tác phát triển, trong thời gian tới, các bộ, ban, ngành và địa phương cần tiếp tục phối hợp làm tốt hơn nữa một số nội dung công việc sau:
Thứ nhất, triển khai hiệu quả các văn kiện pháp lý, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ đã ký kết giữa Việt Nam và các nước láng giềng.
Thứ hai, tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu chiến lược, tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách, hoàn thiện các cơ chế quản lý biên giới để phù hợp với tình hình mới.
Thứ ba, từng bước hoàn thiện hơn nữa các cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin trong việc xử lý, ứng phó với vấn đề phát sinh.
Lực lượng bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ tuần tra biên giới (Ảnh: Nguyễn Phê).
Thứ tư, tăng cường nghiên cứu, tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách nâng cao đời sống người dân, phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng tại khu vực biên giới.
Cuối cùng, tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về biên giới; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác biên giới lãnh thổ; triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, các văn kiện pháp lý, thỏa thuận song phương về công tác quản lý biên giới.
Trong năm qua, Thứ trưởng có nhiều chuyến công tác đến các tỉnh vùng biên. Ấn tượng của Thứ trưởng về vai trò của người dân ở khu vực biên giới đối với công tác bảo đảm đường biên hòa bình, hữu nghị?
- Trong nhiều chuyến công tác đến các tỉnh dọc theo chiều dài đất nước, cá nhân tôi có nhiều trải nghiệm sâu sắc đối với cuộc sống của đồng bào cũng như vai trò quan trọng của người dân ở khu vực biên giới đối với công tác bảo vệ biên giới, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị. Hơn ai hết, họ am hiểu về từng tấc đất, ngọn cây và luôn là những người đầu tiên nắm bắt các diễn biến xảy ra trên đường biên giới.
Có thể nói, người dân sinh sống tại khu vực biên giới chính là "tai mắt", là những "cột mốc sống" đầu tiên trong công cuộc gìn giữ và bảo vệ biên giới bằng tình yêu quê hương, đất nước.
Chính những người dân ở khu vực biên giới đang từng ngày, từng giờ góp phần củng cố, bảo vệ vững chắc đường biên, mốc giới, xây dựng đường biên hòa bình, hữu nghị. Họ yêu quê hương, yêu đất nước bằng từng hành động nhỏ như bám trụ trên những mảnh đất vùng biên, làm nương làm rẫy, để ý quan sát, bảo vệ cột mốc không để xâm phạm, không để kẻ lạ mặt xâm nhập, báo tin cho bộ đội biên phòng...
Trong thời gian tới, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những nội dung liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới, để nhân dân biết, hiểu và nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ biên cương, góp phần vun đắp mối quan hệ giữa địa phương biên giới hai bên nói riêng và tổng thể quan hệ Việt Nam với các nước láng giềng nói chung; tạo thêm sự đồng thuận, tin tưởng của bà con đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác quản lý biên giới.
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế CLMV lần thứ 13 Sáng 10/9, diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước Campuchia - Lào - Myanma - Việt Nam (CLMV) lần thứ 13 theo hình thức trực tuyến. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh làm Trưởng đoàn và chủ trì tại điểm cầu Hà Nội. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh chủ trì tại điểm cầu Hà...