Kết nối du lịch từ rừng xuống biển
Hiệp hội Du lịch Nha Trang – Khánh Hòa vừa tổ chức đoàn Caravan với chủ đề ‘Nha Trang biển gọi’, quảng bá du lịch Khánh Hòa tại khu vực Tây Nguyên.
Qua sự kiện này, các doanh nghiệp du lịch mong muốn liên kết tổ chức tour du lịch nối rừng và biển.
Hiệp hội Du lịch (HHDL) Nha Trang – Khánh Hòa vừa tổ chức đoàn Caravan với chủ đề “Nha Trang biển gọi”, quảng bá du lịch Khánh Hòa tại khu vực Tây Nguyên. Qua sự kiện này, các doanh nghiệp (DN) du lịch mong muốn liên kết tổ chức tour du lịch nối rừng và biển.
Mời gọi từ rừng xuống biển
Xuất phát từ Nha Trang (ngày 21-6), đoàn Caravan với hơn 20 xe đã đi theo lộ trình qua các tỉnh: Phú Yên – Gia Lai – Đắk Lắk – Lâm Đồng – Khánh Hòa để tạo hiệu ứng về hình ảnh cho du lịch xứ Trầm Hương.
Trên cung đường ấy, đoàn cũng đã khám phá một số điểm du lịch mới của các tỉnh như: đồi chè Biển Hồ, rừng thông trăm tuổi (Gia Lai); ngắm nhìn những cung đường đẹp mắt như đoạn từ Pleiku về Buôn Ma Thuột, cung đường nối biển và hoa từ Đà Lạt – Nha Trang…
Du khách vui chơi tại Khu du lịch Suối Hoa Lan,Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú
Trong suốt hành trình, đoàn Caravan của HHDL Nha Trang – Khánh Hòa đã tạo được sự chú ý với người dân các tỉnh Tây Nguyên, mời gọi người dân miền cao nguyên đi về phía biển.
Đoàn Caravan còn gặp gỡ lãnh đạo ngành Du lịch và DN du lịch Gia Lai – Đắk Lắk – Lâm Đồng để kết nối, xúc tiến thu hút khách du lịch từ các tỉnh Tây Nguyên. Trong chương trình Gala Dinner, lãnh đạo HHDL Nha Trang – Khánh Hòa đã giới thiệu chương trình kích cầu du lịch của Khánh Hòa với nhiều ưu đãi theo phương châm “giảm giá nhưng không giảm chất”, những sản phẩm mới của du lịch Khánh Hòa. Đồng thời, đoàn đã trao đổi với lãnh đạo và DN du lịch các tỉnh về khả năng phối hợp để khai thác du lịch liên tuyến giữa các địa phương trong khu vực.
Ông Huỳnh Đức Hòa – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hunky Dory Việt Nam nhận định: “Khánh Hòa có thế mạnh về du lịch biển đảo, trong khi các tỉnh Tây Nguyên thiên về du lịch sinh thái và văn hóa nên giữa các địa phương có thể “trao đổi” khách, đồng thời hai bên có thể kết hợp để tạo nên sản phẩm hấp dẫn du khách quốc tế”.
Nhiều tiềm năng liên kết
Trao đổi với phóng viên bên lề chương trình Gala Dinner do HHDL Khánh Hòa tổ chức tại Buôn Ma Thuột, ông Phạm Đức Hải – Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch (Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đắk Lắk) cho biết: “Khánh Hòa là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Nói đến Khánh Hòa là nói đến du lịch biển, rất ấn tượng.
Người Đắk Lắk nghĩ đến du lịch là nghĩ ngay đến Khánh Hòa vì khoảng cách quá gần, đường giao thông rất tốt. Hàng năm, lượng khách từ Đắk Lắk xuống Nha Trang du lịch rất lớn. Với sự khác biệt về sản phẩm du lịch, tiềm năng kết hợp khai thác du lịch của hai địa phương rất lớn.
Trước đây, lượng khách du lịch từ Khánh Hòa lên Đắk Lắk chưa nhiều, nhưng thời gian gần đây, lượng khách từ Nha Trang đã nhiều hơn, đặc biệt là khách Nga. Hiện nay, Đắk Lắk chưa có đường bay quốc tế, tôi hy vọng trong thời gian tới, Khánh Hòa sẽ là điểm cầu thu hút du khách quốc tế đến các địa phương trong khu vực”.
Doanh nghiệp du lịch Khánh Hòa và Lâm Đồng trao đổi thông tin du lịch.
Cũng tại Gala Dinner, nhiều DN du lịch Đắk Lắk đã rất quan tâm đến chương trình kích cầu du lịch nội địa của Khánh Hòa. Ông Nguyễn Đức Phúc – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ lữ hành Bazan Xanh cho rằng, với sự khác biệt về sản phẩm du lịch, Nha Trang – Buôn Ma Thuột là một tuyến du lịch rất tuyệt vời.
Trong tương lai, khi Quốc lộ 26 được nâng cấp trở thành cao tốc, hoạt động du lịch giữa hai địa phương sẽ phát triển mạnh hơn nữa. Về lâu dài, Khánh Hòa – Đắk Lắk – Lâm Đồng hoàn toàn có thể trở thành tam giác du lịch để thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Tương tự, các DN du lịch Lâm Đồng cũng rất quan tâm đến các ưu đãi của du lịch Khánh Hòa sau dịch Covid-19. Không chỉ phục vụ khách địa phương, các đơn vị lữ hành Lâm Đồng đang đẩy mạnh khai thác tour liên tuyến Đà Lạt – Nha Trang.
“Lâu nay, sự kết hợp giữa du lịch Nha Trang và Đà Lạt khá tốt. Sau dịch Covid-19, liên tuyến Nha Trang – Đà Lạt đang được khách du lịch nội địa, đặc biệt là khách Hà Nội ưa thích.
Tôi hy vọng với chương trình kích cầu du lịch, sự liên kết chặt chẽ, sắp tới đây, liên tuyến Nha Trang – Đà Lạt sẽ còn tốt hơn nữa, tạo ra những sản phẩm du lịch chất lượng dành cho du khách. Hiện tại, các đơn vị lữ hành đang nỗ lực liên kết để thu hút du khách, nhưng rất cần sự hỗ trợ của các sở, ngành”, ông Đinh Văn Dôn – Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Happy Day chia sẻ.
Tây Bắc hoàn hảo cho những chuyến du lịch sau mùa dịch
Những điều kiện của vùng Tây Bắc được xem là phù hợp với thị hiếu của nhóm khách du lịch nội địa sau dịch.
Ngày 12/6, Hiệp hội Du lịch đã tổ chức lễ phát động chương trình Kích cầu du lịch Tây Bắc với sự tham dự của hơn 150 doanh nghiệp trên cả nước. Theo phân tích, sau đại dịch, thị hiếu của các khách du lịch đã thay đổi nhiều.
Du khách thích những chuyến đi ngắn ngày, bằng phương tiện cá nhân, theo nhóm bạn hoặc gia đình. Các điểm đến được chọn là những vùng miền hoang sơ. Từ những phân tích này, Hiệp hội Du lịch nhận định Tây Bắc có đủ các điều kiện để thu hút khách du lịch.
Tây Bắc còn nhiều thiếu hụt về nhân sự, cơ sở hạ tầng nhưng sở hữu thiên nhiên tuyệt sắc. Ảnh: iStock.
"Các tỉnh Tây Bắc gồm Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Hà Giang là vùng kinh tế khó khăn nhưng giàu tài nguyên du lịch. Các tài nguyên này bao gồm cả về thiên nhiên lẫn văn hóa. Do đó, phát triển du lịch là con đường nhanh nhất tạo động lực cho Tây Bắc", ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, chia sẻ trong buổi họp.
Tuy nhiên, các tỉnh Tây Bắc lại có cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém, thiếu cơ sở vật chất chuyên ngành phục vụ du lịch như cơ sở lưu trú, khu vui chơi, mua sắm và nhân lực trong ngành vẫn yếu. Phần lớn nhân lực du lịch các tỉnh này chưa qua đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ và các sản phẩm du lịch vẫn thiếu đa dạng. Sự liên kết giữa các tỉnh có nhưng chưa hiệu quả.
Thông qua chương trình kích cầu, Hiệp hội Du lịch muốn kêu gọi sự tham gia từ các cấp, ngành và doanh nghiệp du lịch. Từ đó, các tỉnh Tây Bắc có thể sáng tạo những sản phẩm du lịch độc đáo, lấy lợi thế từ cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.
Chương trình kích cầu cũng đề xuất các doanh nghiệp du lịch và hộ kinh doanh dịch vụ tiếp tục giảm giá nhưng cần đảm bảo chất lượng dịch vụ để tạo điều kiện hút khách tới du lịch.
Sau lễ phát động, Hiệp hội Du lịch tiếp tục triển khai chương trình khảo sát sản phẩm du lịch vùng Tây Bắc từ 12-16/6.
Đến Hà Giang vượt đèo huyền thoại, ngồi thuyền trên dòng Nho Quế Hà Giang giống như một tuyệt tác thiên nhiên ban tặng Việt Nam với sông, núi, cao nguyên đá và cung đường đèo uốn lượn. Khung cảnh hùng vĩ khiến du khách chỉ nhìn đã say lòng.
Du lịch Thái Nguyên gắn với 'Vòng cung Đông Bắc' Ngày 4/6, tại tỉnh Thái Nguyên, Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên tổ chức chương trình khảo sát du lịch 'Vòng cung Đông Bắc' và Tọa đàm chủ đề 'Kích cầu du lịch Thái Nguyên gắn với vòng cung Đông Bắc'. Du khách trên thuyền du lịch khám phá những...