Kết nối doanh nghiệp và ứng dụng khoa học công nghệ trong nghề muối
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam vừa có chuyến khảo sát vùng sản xuất muối tại huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre).
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, cần tổ chức lại sản xuất, đồng thời kết nối với doanh nghiệp và ứng dụng khoa học công nghệ đối với lĩnh vực này.
Tại buổi làm việc, diêm dân bày tỏ những khó khăn đối với việc sản xuất muối trong 2 năm gần đây: Giá muối giảm mạnh, sản xuất không có lãi khiến đời sống gặp khó khăn. Theo ông Lê Văn Trung (ngụ ấp 6, xã Bảo Thạnh), gia đình có 6.000m diện tích sản xuất muối. Tuy nhiên, 2 năm nay giá muối giảm. Chương trình làm muối trải bạt, muối kết tinh có màu trắng, năng suất cao nhưng phải có vốn mới làm được. Trong khi nhiều hộ không có vốn để đầu tư…
Ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri, cho biết: “Toàn huyện có 750 hộ làm nghề muối với diện tích 795ha. Riêng xã Bảo Thạnh chiếm 600ha, sản lượng trong năm đạt 12.700 tấn. Thời điểm hiện tại, giá muối trải bạt được các thương lái thu mua với giá 45.000 đồng/giạ. Muối không phủ bạt có giá 35.000 đồng/giạ. Giá muối thấp nên diêm dân không có lãi. Hiện lượng muối còn tồn đọng khoảng 12.000 tấn. Muối làm kiểu truyền thống lẫn nhiều tạp chất nên chỉ được sử dụng để ướp cá, chế biến nước mắm và sản xuất nước đá…”. Cũng theo ông Chương, để bảo tồn làng nghề truyền thống sản xuất muối hột, UBND huyện Ba Tri đã quy hoạch diện tích vùng muối tập trung là 600ha, giai đoạn 2021-2030, tại 2 xã Bảo Thạnh và Bảo Thuận. Tới đây sẽ hỗ trợ người dân đổi mới công nghệ sản xuất muối truyền thống sang kết tinh trên ô trải bạt, thành lập hợp tác xã sản xuất muối và kết nối doanh nghiệp tạo thị trường tiêu thụ muối ổn định.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, để phát triển nghề muối, trước tiên phải tổ chức lại sản xuất, cần có hợp tác xã. Bên cạnh đó, phải có liên kết với doanh nghiệp để tìm đầu ra, sản xuất theo yêu cầu doanh nghiệp, theo thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ để giảm chi phí, công lao động trên cánh đồng muối.
Phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn EVN đến năm 2030
Tập đoàn EVN hoạt động theo cơ chế thị trường; cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Trạm biến áp 500kV Dốc Sỏi đang được thi công mở rộng để đấu nối với đường dây 500kV mạch 3. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN
Theo Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ phát triển thành Tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả.
Tập đoàn hoạt động theo cơ chế thị trường; cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Mục tiêu đề ra của EVN là kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm có hiệu quả và có lãi; bảo toàn, phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN, vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác.
Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 3 lần. Tỷ lệ tự đầu tư lớn hơn 30%. Khả năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn hoặc bằng 1 lần.
* Chuyển đổi thành doanh nghiệp số
Công nhân Công ty Điện lực Thanh Hoá (EVNNPC) vận hành trạm biến áp 110kV Núi Một. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN
Về cung cấp điện, EVN chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo điện cho nền kinh tế và đời sống nhân dân theo chỉ tiêu quy định trong các Quy hoạch phát triển điện quốc gia từng giai đoạn do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, đồng bộ với nguồn điện và cung cấp cho các phụ tải, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định.
EVN đảm bảo cung cấp điện cho nhân dân các vùng sâu, vùng xa, hải đảo bằng điện lưới và nguồn điện tại chỗ đồng thời, nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đến năm 2025, EVN hoàn thành chuyển đổi thành doanh nghiệp số.
Một mục tiêu nữa của EVN là nâng cao chất lượng phân phối điện năng, dịch vụ khách hàng; hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác kinh doanh, dịch vụ khách hàng; phấn đấu từ năm 2025 trở đi nằm trong nhóm các nước ASEAN-3 về dịch vụ khách hàng và duy trì vị trí này trong suốt giai đoạn đến 2045.
* Phát triển hệ thống điện đồng bộ, hợp lý
Theo định hướng đến năm 2045, EVN đầu tư phát triển nguồn và lưới điện theo quy hoạch được duyệt đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả; đầu tư phát triển hệ thống điện phải đảm bảo đồng bộ, hợp lý từ sản xuất - truyền tải - phân phối kinh doanh điện năng, có khả năng tích hợp quy mô lớn nguồn năng lượng tái tạo.
Tập đoàn tiếp cận công nghệ tiên tiến để đảm bảo an toàn, tin cậy, bảo vệ môi trường; rà soát tổng thể và có kế hoạch sớm triển khai nâng cấp công nghệ của các nhà máy điện than hiện có để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng giai đoạn.
EVN vận hành hệ thống điện và thị trường điện an toàn, tin cậy, hợp lý, đáp ứng các quy định về điều kiện của các cấp độ thị trường điện Việt Nam; đảm bảo chi phí sản xuất, chi phí mua điện hợp lý, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường điện.
EVN cải tiến công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, hướng tới việc cung cấp dịch vụ khách hàng ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, trở thành doanh nghiệp có khâu kinh doanh, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, hiện đại.
Quyết định nêu rõ: Đảm bảo tình hình tài chính của EVN lành mạnh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước đầu tư tại EVN, vốn của EVN đầu tư tại các doanh nghiệp khác; đủ khả năng thu xếp vốn đầu tư cho nhu cầu đầu tư nguồn và lưới điện theo kế hoạch; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tập đoàn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ, nắm bắt công nghệ...
Ngoài ra, Tập đoàn nâng cao năng lực khoa học công nghệ, không ngừng nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện lực; bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu với bước đi phù hợp trong từng giai đoạn, dựa vào nội lực của EVN là chính, đồng thời phát huy hiệu quả của các nguồn lực bên ngoài.../.
Giải pháp quản lý nguồn lực tài chính tại các quân khu trong quân đội Hàng năm, các quân khu trong quân đội được giao quản lý một khối lượng lớn nguồn lực tài chính để thực hiện nhiệm vụ được giao. Ảnh minh họa. Nguồn: kinhtedothi.vn. Ngoài nguồn lực từ ngân sách nhà nước trung ương và nguồn lực từ các hoạt động có thu, nguồn lực tài chính ở quân khu còn có nguồn từ ngân...