Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới: Góp phần giữ vững sự bình yên cho vùng biên cương
Để giữ vững sự bình yên cho vùng biên cương, thì Nhân dân là lực lượng đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Do đó, bên cạnh các chính sách đặc thù của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa mới, từng bước mang lại cuộc sống ấm no cho Nhân dân; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cũng đã triển khai nhiều chương trình nhằm duy trì hiệu quả quan hệ đối ngoại với nước bạn Lào. Trong đó, chủ trương kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới, đã và đang mang lại kết quả thiết thực.
Chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt tham gia tổ chức Tết Trung thu và trao quà cho các cháu thiếu nhi xã Bát Mọt trong Chương trình “Vầng trăng biên cương”.
Thực hiện chủ trương kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới, năm 2015, Đồn Biên phòng Bát Mọt (Thường Xuân) đã tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức lễ kết nghĩa giữa bản Khẹo (xã Bát Mọt) với bản Thà Láu, cụm Phôn Xay, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Từ đó, Nhân dân hai bên biên giới càng có điều kiện gần nhau hơn thông qua các hoạt động thăm thân và trao đổi hàng hóa. Đồng thời, để không ngừng tăng cường, củng cố quan hệ hợp tác giữa huyện Thường Xuân với huyện Sầm Tớ, cũng như giữa lực lượng bảo vệ biên giới của 2 nước, năm 2016 Đồn Biên phòng Bát Mọt đã tổ chức kết nghĩa với Đại đội 216, tỉnh đội Hủa Phăn. Từ đó, các đơn vị thường xuyên phối hợp tổ chức tuần tra song phương 1 lần/tháng; tích cực trao đổi thông tin tình hình có liên quan để kiểm soát đường biên, mốc giới; phối hợp xử lý bước đầu các vấn đề nảy sinh và tham mưu cho các cấp chính quyền hai bên giải quyết các vấn đề phát sinh, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hợp tác, phát triển.
Cùng với đó, các chuyến thăm viếng giữa xã Bát Mọt với cụm bản Phôn Xay cũng được tổ chức thường xuyên. Qua đó, hai bên đã thông tin, trao đổi về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự; cùng nhau giải quyết những vấn đề xã Bát Mọt và cụm Phôn Xay quan tâm. Trong các ngày lễ, tết cổ truyền, những khi hai bên có việc đều qua lại chúc mừng, thăm hỏi, giao lưu văn hóa, văn nghệ và tặng quà. Đặc biệt, để việc kết nghĩa ngày càng thiết thực, năm 2015, từ việc huy động nhiều nguồn hỗ trợ, Đồn Biên phòng Bát Mọt đã xây tặng 1 nhà tình nghĩa cho hộ dân có hoàn cảnh khó khăn ở bản Thà Láu, cụm Phôn Xay, Sầm Tớ trị giá 70 triệu đồng. Từ năm 2016, đơn vị đã nhận đỡ đầu 1 cháu học sinh trường cấp 2 cụm Phôn Xay, với mức hỗ trợ 4,5 triệu đồng/năm học cho đến khi cháu học hết lớp 12. Ngoài ra, các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, giáo dục, y tế, văn hóa, hỗ trợ tiền, hiện vật và nhiều quà tặng các loại cũng đã được xã Bát Mọt và Đồn Biên phòng Bát Mọt triển khai. Cụ thể, xã Bát Mọt đã hỗ trợ cho Cụm Phôn xay 1 xe máy trị giá 20 triệu đồng, 1 máy nổ trị giá 15 triệu đồng và trao hàng trăm suất quà. Huyện Thường Xuân và các ngành như công an, y tế, giáo dục, chữ thập đỏ… đã ủng hộ nhiều công trình, vật chất như khán đài sân vận động huyện, tặng xe máy, máy tính, trang thiết bị sinh hoạt và cử nhiều đoàn từ thiện, nhân đạo sang huyện bạn cấp thuốc, khám bệnh miễn phí, tặng quà với trị giá hàng trăm triệu đồng…
“Kết nghĩa” hiểu đơn giản nhất là cách để con người ta gắn bó, kết nối với nhau trên cơ sở của tình cảm, nghĩa tình, thậm chí là coi nhau như người thân, anh em, họ hàng. Với ý nghĩa đó, Chỉ thị số 2219/CT-BTLBP, ngày 19-9-2012 của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về việc tổ chức phong trào “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” đã ra đời. Trên cơ sở của chỉ thị, đồng thời căn cứ theo thỏa thuận hợp tác kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh giữa 2 tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn giai đoạn 2013 – 2015, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và triển khai nội dung “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” trên tuyến biên giới đất liền. Được đánh giá là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của tỉnh và cả nước; do đó, tuyến biên giới đất liền Thanh Hóa – Hủa Phăn có chiều dài 213,604 km, với 16 xã thuộc 5 huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh và Thường Xuân, luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Qua công tác tham mưu của bộ đội biên phòng, hiện toàn tuyến biên giới tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức ký kết và duy trì hoạt động cho 17 cặp bản kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới. Đồng thời, duy trì kết nghĩa giữa 6 đồn biên phòng và 3 đại đội bảo vệ biên giới của nước bạn Lào.
Video đang HOT
Thông qua chương trình kết nghĩa, tuyến biên giới giữa 2 tỉnh, 2 nước được bảo vệ ngày càng tốt hơn và thực sự trở thành tuyến biên giới nghĩa tình, biên giới hữu nghị, được duy trì và vun đắp trên cơ sở hiểu biết, tôn trọng, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Điển hình là công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới được quan tâm thực hiện, trong đó, hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào đã hoàn thành trên toàn tuyến với chiều dài 213,604 km, gồm có 88 vị trí/92 cột mốc. Bên cạnh đó, trên địa bàn các huyện biên giới có nhiều tuyến quốc lộ nối với các huyện đồng bằng như Quốc lộ 15A, 15C, 217 và 3 cửa khẩu, tạo lợi thế lớn để tỉnh Thanh Hóa phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng hợp tác giao lưu thương mại quốc tế với các tỉnh Bắc Lào. Muốn vậy, không cách nào khác là phải xây dựng, duy trì và tăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các cụm bản – xã nói riêng, các địa phương và lực lượng quản lý biên giới nói chung.
Việc xây dựng tuyến biên giới hữu nghị dựa trên mối quan hệ thân thiết giữa Nhân dân 2 nước, sẽ là trợ lực quan trọng giúp lực lượng biên phòng và chính quyền hai bên trao đổi thông tin, phối hợp đấu tranh với các hoạt động vượt biên, xâm phạm tài nguyên, di cư tự do và đấu tranh với các tệ nạn, tội phạm nguy hiểm khác. Thực tế cho thấy, cùng với mối quan hệ truyền thống hữu nghị tốt đẹp giữa 2 nước, việc kết nghĩa giữa các cụm bản dân cư hai bên biên giới đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới. Đồng thời, góp phần củng cố mối quan hệ truyền thống đoàn kết, hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.
Vững vàng trên biên cương Tổ quốc
Cận Tết, dịch Covid-19 xuất hiện tại Điện Biên, người lao động khắp nơi lại ùn ùn đổ về khiến nguy cơ dịch lan rộng.
Trên hai tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Trung Quốc thuộc địa phận Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên quản lý, tình trạng người dân xuất - nhập cảnh trái phép diễn biến phức tạp hơn khiến các anh - những người lính Biên phòng phải "gồng" mình lên gấp bội. Bởi nhiệm vụ ngày thường là tuần tra bảo vệ biên giới vốn đã rất vất vả giờ thêm dịch dã lại càng vất vả hơn...
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Pa Chải tuần tra trên biên giới.
Vừa nghe chủ tọa nói kết thúc buổi họp khẩn triển khai các biện pháp phòng, chống Covid-19 trên địa bàn, Đại tá Trần Nam Trung, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Điện Biên liền vội vã bước về. Gọi với theo anh để hỏi thông tin về tình hình cán bộ, chiến sĩ trực trên chốt, nhưng đáp lời anh lại hẹn hôm sau. Bởi ngay bây giờ, anh phải về chỉ đạo họp khẩn trong đơn vị, tình thế cấp bách hơn rồi!
Đúng 7 giờ sáng ngày hôm sau, có mặt tại đại bản doanh của Bộ Chỉ huy BĐBP như lời hẹn hôm trước thì Đại tá Trần Nam Trung đã chờ trước đón đoàn. Vừa đưa cho chúng tôi tập tài liệu, Đại tá Trần Nam Trung vừa nói: Đây là toàn bộ thông tin về kết quả công tác trực các chốt; công tác bảo vệ đường biên mốc giới thời gian qua của BĐBP mà mình đã cho anh em tổng hợp. Còn bây giờ, nếu các bạn không ngại thì mời đi cùng đoàn, bởi kế hoạch hôm nay Bộ Chỉ huy đi kiểm tra và động viên anh em đang trực tại chốt. Và thế là việc đã định của chúng tôi lại rẽ sang hành trình khác.
Sau gần tám tiếng đánh vật trên chặng đường gần 300 km với không biết bao nhiêu cung đèo dốc cao vực thẳm, xẩm tối ngày 8-2 (tức ngày 27 tháng Chạp) đoàn chúng tôi đã đến được chốt kiểm soát dịch Covid-19 của Đồn Biên phòng A Pa Chải, đóng tại khu vực mốc 5 thuộc xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé). Vừa thấy đoàn công tác bước vào mà người nào người ấy đều xuýt xoa vì rét, Trung úy Lỳ Gió Cà, nhân viên Đội Trinh sát Đồn Biên phòng A Pa Chải liền cho thêm củi vào bếp rồi sắp ghế cho mọi người.
Cho thêm củi vào bếp, Trung úy Lỳ Gió Cà bộc bạch: Chốt mốc 5 nằm sát biên giới, có địa hình tương đối phức tạp vì khu vực chốt có nhiều đường mòn, tiểu ngạch. Khi chưa có dịch Covid-19, các đối tượng đã lợi dụng địa hình cố tình xuất - nhập cảnh trái phép; song từ khi dịch bùng phát, các lực lượng hai nước tuần tra, canh gác chặt hơn thì số đối tượng lợi dụng xuất - nhập cảnh càng nhiều hơn, diễn biến phức tạp hơn. Thường thì, các đối tượng chia thành nhiều nhóm nhỏ, đi vào đêm tối hoặc khi trời mưa nhằm tránh lực lượng kiểm soát. Thậm chí nhiều đối tượng còn sống chui lủi trong hang đá gần biên giới chờ thời điểm thích hợp để đi vào nội địa. Lường trước thực trạng đó, suốt cả năm qua từ khi lập chốt đến nay mỗi cán bộ, chiến sĩ điểm chốt trực đều làm miệt mài không kể ngày hay đêm để tuần tra, giữ chốt, không để người dân đi lại hoặc xâm nhập địa bàn. Dù gian nan, vất vả, đối mặt với vô vàn hiểm nguy nhưng cán bộ, chiến sĩ trên chốt luôn động viên nhau cố gắng vượt qua để bảo vệ biên giới, bảo vệ sự bình yên cho nhân dân. Khắc phục khó khăn, thiếu thốn, anh em chiến sĩ trên chốt đã tự thiết kế bếp nấu ăn, nuôi thêm vịt, gà và cải tạo đất làm vườn rau, vì anh em xác định yên tâm cắm chốt lâu dài.
Bộ đội Biên phòng Điện Biên hướng dẫn nhân dân biên giới thực hiện các biện pháp phòng, chống Covid-19.
Biên giới mùa này lạnh giá, mấy ngày qua trời lại đổ mưa tầm tã khiến việc tuần tra, kiểm soát của cán bộ chiến sĩ thêm vất vả bội phần. Vậy nhưng, vì nhiệm vụ, vì sự bình yên của nhân dân biên giới, cán bộ chiến sĩ trên chốt không người nào xao nhãng nhiệm vụ. Ngay như Trung úy Lỳ Gió Cà dù chỉ cách nhà gần vài cây số nhưng từ khi được điều động lên chốt đến nay (tháng 3-2020) anh cũng rất ít khi về thăm nhà. Trung úy Lỳ Gió Cà tâm sự: Nhà em ở bản Tả Kố Khừ, chỉ cách chốt gần chục cây số nhưng năm qua em rất ít về thăm nhà; mỗi khi có việc gì thì chỉ liên lạc điện thoại. Những ngày cận Tết càng ít liên lạc hơn, vì dịch ngày càng nguy hiểm, người lao động địa bàn khác nhiều mà tâm lý ai cũng muốn về với gia đình, cho nên canh chừng vất vả hơn.
Để chúng tôi hiểu hơn về địa hình, nhiệm vụ của cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng A Pa Chải, Thiếu tá Đặng Văn Tuấn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng A Pa Chải, cho biết: Đồn Biên phòng A Pa Chải quản lý 40,5 km đường biên và 16 mốc giới. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, từ cuối tháng 2-2020 đơn vị đã thành lập bảy chốt chặn dọc tuyến biên giới giáp hai nước Lào - Trung Quốc. Hầu hết các chốt, trạm kiểm soát đều được lập trên tuyến đường mòn, lối tắt, tạo thành vành đai khép kín. Điều kiện ăn ở, sinh hoạt của anh em trên chốt rất vất vả; ngày nắng thì nắng cháy mặt, khi mưa lại xối xả thành dòng và giá rét thì buốt lạnh thấu xương, nhưng đã là người lính mang mệnh lệnh vì dân thì anh em đều không quản ngại. Dịp Tết nguyên đán này, đơn vị đã xây dựng kế hoạch duy trì nghiêm chế độ trực 24/24 tại các điểm chốt, bảo đảm không để lọt người ra - vào khu vực biên giới; bảo đảm 100% người trở về từ vùng dịch đều thực hiện cách ly, tuân thủ đúng quy định phòng, chống dịch Covid-19.
Không kể ngày hay đêm, suốt cả năm qua, hàng trăm chiến sĩ Biên phòng Điện Biên đã âm thầm trực chốt để giữ gìn biên giới bình yên.
Đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ đã trực chốt cả năm trời, Đại tá Trần Nam Trung cho biết: Thời điểm đầu năm 2020 khi nước ta bắt đầu ghi nhận các trường hợp đầu tiên mắc Covid-19 thì anh em chúng tôi khá lo lắng. Vì biên giới Điện Biên không chỉ dài mà còn phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố khó lường. Tại các huyện giáp biên, như: Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà..., nhân dân khu vực biên giới thường có quan hệ họ hàng với cư dân nước bạn cho nên cấm đi lại giữa bà con là rất khó khăn. Thêm vào đó còn có một bộ phận không nhỏ người lao động xuất cảnh "chui" sang nước láng giềng làm việc nên khi nước bạn truy tìm thì họ lại vượt biên trở về... Nếu không kiểm soát chốt chặn nghiêm thì nguy cơ lây nhiễm Covid từ ngoại tỉnh, ngoại biên vào địa bàn rất cao.
Nhận thức nguy cơ ấy, quán triệt nghiêm chỉ đạo từ Bộ Tư lệnh Biên phòng, chỉ đạo từ UBND tỉnh Điện Biên, suốt một năm qua Bộ Chỉ huy BĐBP Điện Biên duy trì nghiêm hoạt động tuần tra, kiểm soát, chốt chặn của 69 tổ (52 tổ cố định, 17 tổ cơ động). Trong đó, tuyến Việt - Trung 11 tổ; tuyến Việt - Lào 58 tổ chốt. Qua quá trình tuần tra, kiểm soát, các tổ, chốt đã phát hiện, bắt giữ đưa đi cách ly 14 ngày đối với 110 trường hợp nhập cảnh trái phép; đẩy đuổi qua biên giới 16 trường hợp; phối?' lực lượng chức năng tại cửa khẩu tiếp nhận, phân loại, kiểm tra y tế, đưa đi cách ly 14 ngày đối với 5.774 trường hợp công dân Việt Nam và sinh viên Lào được phép nhập cảnh.
Xác định thời gian trước, trong, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu tình hình dịch Covid-19 có thể còn nhiều diễn biến phức tạp, nhất là khi địa bàn tỉnh Điện Biên đã ghi nhận ba trường hợp mắc Covid-19 thì rất có thể lượng người có ý định nhập cảnh trái phép sẽ nhiều hơn vì thế, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo 100% quân số tại 69 tổ chốt phải duy trì nghiêm nhiệm vụ tại chốt. Với mục tiêu không để trường hợp nào vượt qua phòng tuyến "thép" của lực lượng biên phòng, Bộ Chỉ huy BĐBP Điện Biên yêu cầu cán bộ, chiến sĩ các đơn vị kiên trì bám bản, bám biên giới; thực hiện đúng chỉ đạo từ tỉnh là "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để tuyên truyền, vận động nhân dân biên giới không xuất cảnh trái phép, xây dựng mỗi gia đình là một "pháo đài" ngăn chặn dịch Covid-19 trên dải biên cương.
Góp phần xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc Là tỉnh có tuyến biên giới đất liền dài 213,6 km và tuyến biển dài 102 km, Thanh Hóa xác định, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp...