Kết luận vụ kẻ bỉ ổi hại 2 bé gái
Bản kết luận điều tra nêu rõ hành vi phạm tội bỉ ổi của tên Đặng Trần Hoài khi đã nhẫn tâm hãm hiếp và sát hại 2 bé gái khi cha mẹ hai cháu vắng nhà.
Công an Hà Nội vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án “Giết người”, “Hiếp dâm”, “Cướp tài sản” xảy ra ngày 29/7, tại xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội, chuyển VKS cùng cấp đề nghị truy tố bị can Đặng Trần Hoài (SN 1986, ở Hà Đông Hà Nội) ra tòa.
Sinh ra và lớn lên ở Hà Đông, Hà Nội, học hết phổ thông, Hoài ở nhà làm nghề bán nội tạng gà ở khu vực xã Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.
Vợ Hoài mới sinh con nhỏ chừng 10 ngày thì phải đau đớn nhận tin dữ- chồng mình vừa thực hiện hành vi bỉ ổi khi hiếp dâm một bé gái 8 tuổi và sát hại một bé gái 4 tuổi.
Cơ quan điều tra nhận định, hành vi của Hoài là dã man, côn đồ nhằm vào nạn nhân là trẻ em, cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật.
Sự việc xảy ra vào đúng hôm Hoài đi dự đám cưới một người quen. Hôm đó, chiều ngày 29/7, sau khi ăn cưới xong, Hoài phóng xe máy trên Đại lộ Thăng Long, rẽ vào đường Hòa Lạc đi về hướng thị xã Sơn Tây.
Video đang HOT
Đi trên đường, bị ngã bẩn quần áo, Hoài cởi áo và giầy vứt lại rồi tiếp tục lên xe phóng đi. Hắn bị mảnh thủy tinh đâm vào chân làm chảy máu nhưng vẫn cởi trần, chân đất tiếp tục phóng đi.
Đến ngã ba Hòa Lạc, Hoài rẽ vào đường thôn Cổ Liễn, xã Cổ Đông, Sơn Tây. Khi đi qua quán cắt tóc nhà ông Nguyễn Văn Sỹ, hắn “hồn nhiên” cởi nốt quần rồi lên giường nhà ông này nằm.
Được 10 phút, ông Sỹ thấy người lạ, tự tiện vào nhà mình, leo lên giường nằm trong tình trạng không quần, không áo đã đuổi Hoài đi.
Hắn lại phóng xe đến trạm y tế xã Cổ Đông. Tại đây, Hoài dừng xe, định vào xin gạc để băng vết thương, gặp chị y sỹ của trạm y tế, chị này hỏi: “Đi đâu mà máu chảy thế kia?”, Hoài không trả lời, lên xe máy bỏ đi.
Khi đi qua nhà anh Khuất Văn Hiền (SN 1982, ở thôn Triều Đông, Cổ Đông, Sơn Tây), thấy nhà không có ai, cổng để mở, Hoài xuống xe, để nguyên chìa khóa trên xe, đi vào nhà.
Gã đàn ông mất nhân tính
Thấy trên dây phơi có chiếc áo sơ mi trắng, Hoài vơ chiếc áo mặc vào người rồi đi vào nhà. Thấy hai chị em cháu H. (SN 2004) và cháu Q. (SN 2008) đang ngồi xem ti vi, Hoài bước vào nhà hỏi: “Bố mẹ đi đâu?”.
Bé H. trả lời: “Bố cháu đi làm, mẹ cháu đi chợ”. Biết chỉ có hai chị em cô bé ở nhà, Hoài sinh ý định hiếp bé H. Hắn cầm tay H. bảo “đi với chú”. Cô bé hỏi: “Đi đâu”, Hoài trả lời: “Đi xuống bếp”.
Cháu bé đi theo Hoài, hắn cùng cô bé xuống bếp, hắn lấy con dao phay rồi lại kéo bé gái lên nhà. Lúc đó, bé Q. thấy người lạ lôi chị đi, hoảng sợ nên khóc to. Thấy vậy, Hoài dùng dao chém bé gục tại chỗ rồi khống chế, cưỡng hiếp cháu 8 tuổi.
Đúng lúc đó, bác ruột của bé H. và Q. là anh Khuất Xuân Phương nghe thấy cháu khóc liền đi sang. Hoài vội vàng không kịp mặc quần, xông vào chém anh Phương rồi bỏ chạy.
Vì trước đó, chị Phan Thị Bình, vợ anh Phương đã rút chìa khóa cắm ở xe máy của Hoài vì tưởng khách quên, khiến tên này không lấy được xe, chỉ kịp quấn chiếc áo ngang hông, bỏ trốn vào vườn sắn bên đường.
Khi thấy chị Oanh đi xe Aiblade, chở bé gái 8 tuổi đi cấp cứu, tên này xông ra, chặn đường, túm cổ áo chị Oanh định cướp xe máy nhưng nạn nhân chống trả quyết liệt nên hắn không cướp được.
Hoài bỏ chạy, gặp chiếc ôtô đang đi chậm đã nhảy lên xe qua cửa kính, chui vào ôtô kêu: “Cứu cháu với”. Lúc này, Hoài bị người dân vây bắt ngay trên ôtô.
Do anh Phương từ chối giám định thương tích nên cơ quan điều tra không xử lý mà đề nghị Viện KSND, TAND coi là tình tiết tăng nặng trong quá trình truy tố, xét xử Hoài.
Cơ quan điều tra nhận định, hành vi của Hoài là dã man, côn đồ nhằm vào nạn nhân là trẻ em, cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật.
Vụ án khiến nhiều người phẫn nộ vì hành vi mất nhân tính của kẻ thủ ác sẽ sớm được đưa ra xét xử.
Theo VNN
Tham nhũng "chìm" ở đâu?
Ngày 22-8, phiên trả lời chất vấn của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh rất nóng với nhiều câu hỏi của các ĐBQH xung quanh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng và hiệu quả hoạt động thanh tra đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Tôi không chịu bất cứ áp lực nào, không né tránh va chạm.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh
Mở đầu phiên chất vấn, ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị) nêu vấn đề: "Vì sao chỉ có chưa đến 1% vụ việc vi phạm được thanh tra phát hiện chuyển cơ quan điều tra, còn lại đều xử lý hành chính, trong khi những vi phạm này có liên quan đến hàng nghìn hecta đất, hàng chục nghìn tỷ đồng?" Vị Phó Chủ nhiệm còn hỏi, trong quá trình thanh tra, có bao giờ phải "nắn dòng", chuyển hướng kết luận thanh tra? Lật lại vụ việc tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) hỏi: "Tại sao không đề cập đến trách nhiệm của các bộ, ngành trong vụ Vinalines? Trong quá trình thanh tra, sao không thông tin cho các cơ quan liên quan, dẫn đến việc ông Dương Chí Dũng tiếp tục được bổ nhiệm?".
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh khẳng định, Thanh tra Chính phủ (TTCP) và bản thân ông "luôn thực hiện công việc thanh tra theo đúng pháp luật, không chịu bất cứ áp lực nào, không né tránh va chạm". "Chưa có sự can thiệp nào nhằm làm thay đổi kết luận thanh tra" - ông khẳng định. Trong thực tế, số vụ việc tham nhũng chuyển cơ quan điều tra ít có nguyên nhân chủ quan là năng lực phát hiện của cơ quan thanh tra còn hạn chế, trong quá trình thanh tra chưa phối hợp chặt chẽ với cơ quan tố tụng. Tổng TTCP phân trần: "Có trường hợp xin ý kiến cơ quan chức năng tới 2 tháng mà chưa được trả lời".
Liên quan đến trách nhiệm của các bộ, ngành trong vụ Vinalines, Tổng TTCP cho biết, khi thực hiện thanh tra các tập đoàn, kết luận thanh tra thường chỉ nêu ra các đơn vị có liên quan và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Ông giải thích: "Ở vụ việc này, có 3 bộ, gồm Bộ GT-VT, Nội vụ và Tài chính có trách nhiệm xem xét lại các quy định về quản lý vốn và điều động, đề bạt cán bộ".
Chưa hài lòng với thông tin được cung cấp, ĐB Lê Thị Nga chất vấn tiếp: "Tôi đề nghị Tổng TTCP xác định trách nhiệm của các bộ theo quy định của Luật Thanh tra chứ không phải theo thông lệ, thông thường!". Tương tự, ĐB Lê Như Tiến cũng đứng lên: "Tổng TTCP cần làm rõ có hay không xu hướng hành chính hóa trong xử lý các vụ vi phạm pháp luật? Dư luận phản ánh, khi nhận được thông báo thanh tra, họ rất lo lắng. Bởi ngoài việc chuẩn bị báo cáo, còn phải lo "ứng xử" thế nào với thanh tra viên. Đây có phải nguyên nhân của hàng trăm cuộc thanh tra mà không phát hiện được gì hay không?". ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) tiếp lời: "Tôi buồn vì phần báo cáo về phòng, chống tham nhũng chỉ có 2,5 trang và rất chung chung. Đây là việc hệ trọng, được nhân dân và cử tri rất quan tâm, nhưng chưa được báo cáo rõ ràng. Chung chung kiểu này thì không thấy tham nhũng ở đâu cả!". ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) cũng tỏ ra thất vọng vì "báo cáo kết quả thanh tra tập đoàn, tổng công ty nêu phát hiện sai phạm hàng chục nghìn tỷ đồng, hàng nghìn hecta đất, thế mà không có một từ nào về tham nhũng. Tham nhũng "chìm" ở đâu?".
Một số ĐBQH cho rằng, ngành thanh tra ra quyết định thanh tra chậm chạp đã ảnh hưởng đến phòng, chống tham nhũng. Công nhận việc này xảy ra ở một số vụ việc, Tổng TTCP cho biết, để khắc phục, ngành ban hành quy chế để ra quyết định kịp thời. ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) băn khoăn, có lợi ích nhóm hay không, có bao che không khi mà lực lượng Thanh tra ngày càng được kiện toàn, nhưng số lượng vụ việc tham nhũng được phát hiện năm sau ít hơn năm trước. Tổng TTCP thừa nhận thời gian qua thực hiện kết luận thanh tra chưa tốt. Ông giãi bày: "Kiểm điểm lại trong khoảng thời gian 2007-2011, thanh tra nhiều vụ nhưng thực hiện kết luận thấp. Điều này là không tốt. Tới đây, phải rút kinh nghiệm làm sao kết luận khách quan, khoa học. Chúng tôi đang kiến nghị thành lập Vụ Theo dõi, giám sát kết luận thanh tra để xử lý vấn đề này".
Chia sẻ với Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh về việc khó phát hiện hành vi tham nhũng, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ nhận định: Đặc thù tội phạm về tham nhũng là có trình độ, chức quyền cao và có kinh nghiệm để che giấu nên việc thanh tra thực sự khó khăn.
Qua thanh tra tại 7 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, TTCP đã phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi gần 3.930 tỷ đồng (đã thu hồi 2.137 tỷ đồng) kiến nghị loại khỏi giá trị quyết toán và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý 29,8 nghìn tỷ đồng (đã xử lý 17.079 tỷ đồng) chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 3 vụ việc.
Theo VNE
Kết luận điều tra vụ sập hầm thủy điện Nậm Pông Sau 2 ngày xảy ra vụ sập hầm thủy điện Nậm Pông làm 2 người chết, 5 người bị thương, sáng 21-8 công tác điều tra khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn đã cơ bản đã hoàn tất. Đường hầm thủy điện Nậm Pông đã hoạt động trở lại Sau khi khám nghiệm hiện trường và thu thập chứng cứ tại ngách...