Kết luận thanh tra: Viện Mắt HN tráo thủy tinh thể do… sai sót tài vụ
10h sáng nay (7/10), sở Y tế Hà Nội tổ chức họp báo xung quanh vụ việc một số y bác sỹ của Bệnh viện Mắt Hà Nội tố cáo Giám đốc có những vi phạm về chuyên môn và y đức.
Tất cả tại… phòng tài vụ
Theo đơn tố cáo, trong năm 2011, Bệnh mắt Hà Nội tiến hành mổ thay thủy tinh thể khoảng 3.000 ca, thu mỗi ca 6,5 triệu đồng. Lẽ ra với số tiền này, người bệnh được dùng toàn bộ chất liệu của Mỹ, nhưng trên thực tế, bà Vũ Thị Thanh, Giám đốc bệnh viện đã cho đấu thầu chất liệu rẻ tiền để tráo đổi trong lúc phẫu thuật.
Cụ thể, trên hóa đơn thu tiền của hàng trăm người bệnh đều ghi rõ được thay thể thủy tinh nhân tạo IQ của hãng Alcon (Mỹ) nhưng trên thực tế trong lúc mổ đã bị tráo sang nhân Hoya và Focus của hãng khác.
Một số y bác sỹ còn tố cáo rằng có cả việc tráo dịch nhầy Douvis của Mỹ bị sang dịch nhầy Ấn Độ giá tiền thấp hơn cho bệnh nhân thay thủy tinh thể. Bên cạnh đó, một ống dịch nhầy lại được dùng chung cho từ 4 đến 5 bệnh nhân mà không làm xét nghiệm HIV cũng như viêm gan B nên nguy cơ lây nhiễm cho người bệnh là rất cao.
Đầu năm 2012, một số y bác sỹ đã tố cáo hành vi lừa đảo trên với sở Y tế Hà Nội nhưng theo những người tố cáo thì vụ việc chưa được xử lý và trả lời thỏa đáng.
Ông Nguyễn Việt Cường, chánh thanh tra sở Y tế HN khẳng định: “ Sai sót của BV Mắt HN trách nhiệm thuộc về phòng tài vụ của BV này”
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Việt Cường, chánh thanh tra sở Y tế Hà Nội, đã thông báo kết luận kiểm tra, xác minh làm rõ đơn thư tố cáo của một số cán bộ công tác tại BV Mắt Hà Nội.
“Kết quả xác minh cho thấy BV Mắt Hà Nội thu tiền trọn gói trong phẫu thuật Phaco 6,5 triệu đồng/ca, nhưng không xây dựng chi tiết giá cho từng loại vật tư trong khi giá các loại nhân mắt, dịch nhầy có khác nhau là chưa thực hiện đúnng quy định tại Quyết định số 44/2007/QĐ- BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong các bệnh viện công lập và văn bản spps 3237/BYT- KH-TC ngày 7/5/2008 hướng dẫn xây dựng giá viện phí trong các cơ sở y tế công lập. Như vậy, nội dung đơn thư nêu là đúng”, ông Cường cho biết.
Về vấn đề trong phẫu thuật Phaco có sự tráo đổi thủy tinh thể từ IQ sang thủy tinh thể Hoya và Focus mà không thông báo cho bệnh nhân, không ghi vào bệnh án, không có chỉ định ban đầu. Theo kết luận của thanh tra về vấn đề này thì việc thay thế thủy tinh thể cho bệnh nhân trong phẫu thuật Phaco được thực hiện khi bệnh nhân nộp tiền trọn gói 6,5 triệu đồng và được đưa ra hội chẩn của tập thể bác sũ, trong hội chẩn không chỉ định loại thủy tinh thể thay cho bệnh nhân. Khi thực hiện phâu thuật, bác sĩ phẫu thuật chỉ định loại thủy tinh thể thay thế.
Từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2011 có 703 ca thay thủy tinh thể Hoya (Nhật), Focus (Pháp) nhưng bộ phận thu tiền cuả Bệnh viện đóng dấu thay thủy tinh thể IQ (Mỹ) mà không thông báo cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân là không đúng với thực thế thủy tinh thể thay thế. Tuy nhiên, trên hồ sơ bệnh án có thể hiện loại thủy tinh thể thay thế (dán tem loại thủy tinh thể thay thực tế là Hoya (Nhật), Focus (Pháp) vào hồ sơ bệnh án).
“Như vậy, nội dung đơn thư nêu có đúng, có sai. Để xảy ra tồn tại trên, trách nhiệm thuộc tập thể ban giám đốc bệnh viện, bộ phận thu tiền và bác sĩ phẫu thuật”, ông Cường nói.
Ông Nguyễn Việt Cường còn nhấn mạnh: “Trách nhiệm trên thuộc về phòng tài vụ của bệnh viện Mắt Hà Nội. Sở Y tế đã yêu cầu BV Mắt phải thu hồi lại con dấu…”.
Video đang HOT
Trả lời vòng vo, chưa đúng trọng tâm
Phóng viên chất vấn đại diện sở Y tế HN và BV Mắt HN diễn ra khá gay gắt. Sau đây là cuộc trao đổi của phóng viên với bà Nguyễn Thu Hương, phó giám đốc bệnh viện Mắt Hà Nội.
- Thưa bà, có hay không việc đánh tráo thủy tinh thể cho bệnh nhân và số tiền 6,5 triệu mà bệnh nhân phải nộp trước khi làm phẫu thuật là chi phí trọn gói hay chỉ là chi phí ban đầu. Khi bệnh nhân ra viện thì BV sẽ thanh toán theo thực thanh thực chi hay chỉ thu trọn gói như vậy?.
- Không có sự đánh tráo thủy tinh thể cho bệnh nhân. Bởi trong quá trình phẫu thuật, nếu thủy tinh thể mà bệnh nhân đã chọn không phù hợp, phẫu thuật viên sẽ tư vấn để bệnh nhân đổi sang nhân thủy tinh thể của một hãng khác. Nếu thay loại thủy tinh thể đắt tiền hơn, bệnh nhân phải đóng thêm tiền, còn nếu thay loại ít tiền hơn, bệnh nhân sẽ được trả lại phần thừa. Điều này đều được thể hiện rõ ở hóa đơn thanh toán viện phí.
Cả ba loại nhân thủy tinh thể IQ Acol của Mỹ và hai loại Hoya, Focus đều cùng chất liệu, đồng giá và được công khai giá tại bệnh viện. Tuy nhiên, bệnh viện chỉ có một con dấu thủy tinh thể IQ của Mỹ (thủy tinh thể của Nhật và Pháp trúng thầu sau nên chưa có con dấu), vì thế nên bộ phận thu tiền dùng chung dấu thủy tinh thể của Mỹ cho tất cả 3 loại thủy tinh thể này. Bệnh viện đã tiến hành thu lại con dấu đó.
- Việc tráo dịch nhầy khi mổ cho bệnh nhân để kiếm tiền chênh lệch, có khi 3-4 bệnh nhân phải sử dụng chung một ống dịch nhầy, mà ống dịch nhầy này lại chỉ có 1 chiếc kim chuyên dụng, như vậy sẽ rất dễ lây bệnh cho những người dùng chung?
- 3 loại dịch nhầy hiện đang được sử dụng tại bệnh viện Mắt HN có giá tương đương nhau. Việc sử dụng loại dịch nhầy nào là do bác sĩ phẫu thuật quyết định. Với những bác sĩ tay nghề cao, có khi chỉ phải dùng đến 1/3, thậm chí lọ dịch nhầy cho một bệnh nhân, có trường hợp bác sĩ chỉ cần dùng nước muối sinh lí là cũng đáp ứng tốt yêu cầu phẩu thuật, nhưng với những bác sĩ mới đứng mổ thì lượng tiêu hao dịch nhầy cho mỗi bệnh nhân sẽ lớn hơn, có khi lên đến 3-4 lọ dịch nhầy.
Dịch nhầy được coi là vật tư tiêu hao, đã được tính trọn gói trong chi phí phẫu thuật 6,5 triệu đồng của bênh nhân đóng, nên không có việc BV Mắt HN tráo dịch nhầy để ăn chênh lệch.
Đại diện BV Mắt HN khăng định: Tuy 3-4 bệnh nhân phải dùng chung 1 chiếc kim trong lọ dịch nhầy nhưng không có chuyện bị lây các bệnh truyền nhiễm: HIV, viêm gan…
- Về việc nhiều người bệnh dùng chung một chiếc kim trong lọ dịch nhầy thì liệu có đảm bảo sẽ không bị lây bệnh truyền nhiễm?
Sau một thời gian suy nghĩ, bà Hương khẳng định: Mỗi người bệnh được dùng 1 chiếc kim riêng. Nhưng khi PV hỏi “Vậy lại phải lấy kim từ một lọ dịch nhầy khác? thì vị đại diện này ngập ngừng: Tuy 3-4 người bệnh dùng chung một gói dịch nhầy, nhưng chiếc kim dùng trong gói dịch nhầy đã được chúng tôi hâm nóng và vô trùng trước khi sử dụng cho bệnh nhân kế tiếp, vì vậy khả năng lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm là không thể xảy ra.
Người đưa tin cũng có cuộc trao đổi với PGS. TS Cung Ngọc Sơn, đại diện của bệnh viện Mắt TƯ quanh vụ việc này.
- Hiện nay đã có sự so sánh chất lượng giữa các loại thủy tinh thể hay chưa, thưa bà?
Chưa có một nghiên cứu nào để so sánh sự khác nhau giữa các loại thủy tinh thể. Mà chỉ có sự khác nhau giữa mặt thủy tinh thể đơn tiêu cự và thủy tinh thể đa tiêu cự; thủy tinh thể đơn tiêu cự có giá khoảng 3-4 triệu đồng, thủy tinh thể đa tiêu cự thì lên đến 12-13 triệu đồng.
Nếu vào phòng mổ, loại thủy tinh thể nào bác sĩ chỉ định thay trước đó mà không hợp, phải thay bằng một loại thủy tinh thể khác thì sự thay đổi này phải được thông báo với bệnh nhân. Việc dùng dịch nhầy không ảnh hưởng đến ca phẫu thuật.
Rất nhiều câu hỏi của phóng viên như nếu việc sử dụng dịch nhầy chỉ được coi là một loại vật tư cần tiêu hao trong quá trình phẫu thuật thì vì sao trong bản dự trù kinh phí khi phẩu thuật mắt miễn phí cho bệnh nhân nghèo phía BV mắt HN lại chỉ định rõ, 1 lọ dịch nhầy phải sử dụng cho….7 người bệnh; hay câu hỏi về việc: Đến thời điểm này phía bệnh viện Mắt HN đã đưa ra được con số cụ thể về số tiền chênh lệch từ việc thay thủy tinh thể và dịch nhầy sai sót; hoặc số tiền chênh lệch đó có được trả lại cho người bệnh hay không… đã bị các vị đại diện bỏ qua.
12h trưa ngày 7/10 buổi họp báo kết thúc với kết luận cuối cùng của ông Phan Đăng Long, phó trưởng ban Tuyên giáo TƯ. Theo ông Long những kết luận của thanh tra sở Y tế, thanh tra thành phố về vụ việc liên quan đến viện mắt đều rất rõ ràng.
“Đơn tố cáo có nội dung đúng và cũng có nội dung chưa đúng. Tuy nhiên, nội dung đúng lại có sự quy kết, suy diễn của người đứng đơn tố cáo làm tăng bản chất sự việc”, ông Long nói.
“Như việc đánh tráo thủy tinh thể, trong kết luận thanh tra chỉ rõ quá trình mổ việc sử dụng loai thủy tinh thể nào hoàn toàn do bác sĩ quyết định để phù hợp với thẩm mỹ và cơ địa từng bệnh nhân. Tuy nhiên, trong việc đó bệnh viện lại xây dựng định mức ca mổ. Như vậy là bệnh viện có sai và tố cáo của người đứng đơn là có cơ sở nhưng bản chất của họ không phải tham ô hay vụ lợi”, ông Long nói thêm.
Theo Người đưa tin
Bệnh viện Mắt Hà Nội: Đã có 703 ca bị 'tráo thủy tinh thể'
UBND TP thừa nhận đã có 703 ca bị "tráo thủy tinh thể" trong lúc mổ so với hóa đơn ban đầu. BS Thủy không hài lòng với kết luận "sai sót" vì cho rằng không thể có sai sót với số lượng lớn như vậy.
Ngay sau khi BS Nguyễn Thị Thu Thủy tố cáo trực tiếp với bí thư Phạm Quang Nghị về việc "đánh tráo thủy tinh thể" tại Bệnh viện (BV) Mắt Hà Nội, PV đã làm việc với người tố cáo và người bị tố cáo để tìm hiểu rõ hơn về vụ việc này.
Ban đầu BS Thủy có phần lưỡng lự nhưng sau rồi chị cũng đồng ý hẹn gặp, cung cấp toàn bộ thông tin chưa thể nói hết trong lần tiếp xúc cử tri của Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị mới đây. Gặp chúng tôi, điều đầu tiên BS Thủy đề cập là mong muốn "được bảo vệ" theo quy định của luật tố cáo, và không muốn chụp hình đăng báo.
Những sản phẩm của Mỹ và Ấn Độ bị đánh tráo khi mổ.
Theo lời BS Thủy, trong năm 2011 BV Mắt Hà Nội đã mổ cho khoảng 3.000 ca. Giá mỗi ca mổ khoảng 6,5 triệu đồng. Với số tiền này người bệnh sẽ phải được dùng toàn bộ chất liệu của Mỹ. Nhưng trên thực tế giám đốc BV Vũ Thị Thanh đã cho đấu thầu các chất liệu rẻ tiền để tráo đổi trong lúc phẫu thuật.
Cụ thể trên hóa đơn thu tiền của người bệnh đều ghi rõ thể thủy tinh nhân tạo IQ của hãng Alcon (Mỹ), nhưng trên thực tế trong lúc mổ nó đã bị tráo sang nhân HOYA và Focus của hãng khác. Từ những số liệu thống kê đầy đủ, chi tiết, chị Thủy và một đồng nghiệp trong bệnh viện tính toán có khoảng 800 ca mổ đã bị đánh tráo.
Nghiêm trọng hơn, từ dịch nhầy Duovis của Mỹ (600.000 đồng/hộp) đã bị tráo sang dịch nhầy Ấn Độ rẻ tiền (chỉ có giá 245.000 đồng/hộp). Mặt khác thay vì chỉ dùng cho một bệnh nhân, thì mỗi ống dịch nhầy Ấn Độ lại được chia dùng cho từ 4 - 5 bệnh nhân. Sau khi khớp nối toàn bộ số liệu, các chị tính toán đã có khoảng 3.000 ca mổ bị tráo dịch nhầy. Như vậy qua nhẩm tính, số tiền gian lận đã lên đến hàng tỷ đồng.
Đề cập đến vấn đề y đức, chị cho biết các bệnh nhân trước khi mổ hoàn toàn không được làm xét nghiệm HIV và viêm gan B. BS Thủy phân tích, trong mắt thường có nhiều mạch máu, cộng với ca phẫu thuật chỉ diễn ra trong vòng 7 phút, mà mỗi ống dịch nhầy Ấn Độ, dùng cho 4 - 5 người lại chỉ dùng chung một kim truyền dịch, điều này khiến nguy cơ lây nhiễm rất cao. BS Thủy nói thêm, sau khi lên tiếng phản ánh vụ việc, bệnh viện đã cho bệnh nhân xét nghiệm trước khi mổ. Từ đó phải có khoảng 5 - 10% trong tổng số bệnh nhân đến mổ bị phát hiện bệnh.
Hàng loạt đơn thư, và các số liệu có liên quan tố cáo hành vi gian lận tại BV mắt Hà Nội.
Sau khi gửi nội dung tố cáo lên Sở Y tế và UBND TP Hà Nội, cả hai đơn vị đều thừa nhận những tố cáo trên là đúng, nhưng BS Thủy không hài lòng khi vụ việc chỉ được kết luận là "sai sót chuyên môn".
UBND TP cũng thừa nhận đã có 703 ca bị "tráo thủy tinh thể" trong lúc mổ so với hóa đơn ban đầu. BS Thủy không hài lòng với kết luận "sai sót" vì cho rằng không thể có sai sót với số lượng lớn như vậy.
Mặt khác UBND TP cũng chưa trả lời rõ ràng về hành vi gian lận tráo đổi dịch nhầy trong 3.000 ca mổ. Điều nữ BS này nhấn mạnh là trong suốt một năm qua đến giờ, bà Thanh vẫn tiếp tục gian lận.
Bệnh viện Mắt Hà Nội
Một vấn đề khác được chị Thủy lên tiếng tố cáo là việc gian lận trong vật tư tiêu hao của ca mổ. Cụ thể hệ thống máy Infinity khi vận hành cần một bộ phận catsset infinity có giá trên 2,3 triệu đồng/cái. Trung bình 1 catsset dùng cho 20 ca mổ, nhưng giám đốc Thanh đã xây dựng định mức chỉ với 4 ca mổ/1 catsset. Như vậy số tiền gian lận khoảng 500.000 đồng/ 1 ca mổ. Tương tự theo định mức 1 ca mổ dùng 1 bộ dao giá trên 400.000 đồng, nhưng thực tế thì 10 ca mổ chỉ sử dụng chung 1 bộ. Tính ra số tiền gian lận gần 400.000 đồng mỗi ca mổ.
Bên cạnh đó, BS Thủy còn cho biết những bệnh nhân có thẻ BHYT thì tiền catsset và dao mổ đã được BHYT thanh toán, nhưng bà Thanh vẫn thu thêm 1 triệu đồng mỗi ca mổ. BS Thủy tính toán từ tháng 7/2012 đến nay có khoảng 3.000 ca mổ bị gian lận, số tiền cũng lên đến hàng tỷ đồng.
Thậm chí, BS Thủy còn lên tiếng tố cáo gian lận trong việc mổ từ thiện khi bệnh viện mổ thay thủy tinh nhân tạo cho 25 bệnh nhân trại phong ở Quốc Oai, Hà Nội, với chi phí được tài trợ 1,3 triệu đồng mỗi ca mổ. Tuy nhiên các ca mổ này đã không được thực hiện theo đúng quy định như những ca mổ thay thủy tinh thể khác...
"Vụ "nhân bản" kết quả xét nghiệm tại BV đa khoa Hoài Đức chỉ với vài chục triệu đồng chẳng thấm tháp gì so với vụ việc này" - Chị Thủy so sánh.
Để có cái nhìn khách quan, nhiều chiều, chúng tôi đã có buổi làm việc với Giám đốc BV mắt Hà Nội Vũ Thị Thanh. GĐ Thanh lý giải gì về những nội dung tố cáo của BS Thủy như thế nào sẽ tiếp tục thông tin đầy đủ tới bạn đọc.
Theo Infonet
Vụ tố cáo tại BV Mắt Hà Nội: Sai phạm tiền tỷ, chỉ kiểm điểm? Theo đơn tố cáo của bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy suốt từ năm 2011 đến nay, Bệnh viện Mắt Hà Nội đã "rút" tiền từ bệnh nhân và bảo hiểm y tế lên đến hàng tỷ đồng, cơ quan chức năng đã vào cuộc, nhưng chưa có kết luận xác đáng. Việc tráo đổi dịch nhầy Duovis của Mỹ bằng dịch nhầy...