Kết luận bất ngờ vụ xôn xao “thư” gửi giám đốc bệnh viện
Báo cáo của Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho rằng nhân viên y tế không thờ ơ, có thể bệnh nhân đông nên chưa giải thích kỹ dẫn dến hiểu lầm.
Liên quan đến vụ việc một tài khoản Facebook đăng tải thông tin kể lại quá trình người mẹ đưa con tới Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) vùng Tây Nguyên điều trị và cho rằng nhân viên y tế đã thờ ơ, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo gửi cơ quan chức năng.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, ngày 2/9 một tài khoản Facebook đã đăng tải thông tin gửi giám đốc BVĐK vùng Tây Nguyên. Theo đó, nội dung đăng tải kể lại quá trình người mẹ là chị Nguyễn Thị Mai Thảo (ngụ xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đưa con là cháu Lê Nguyễn Đăng Q. (6 tuổi) vào BVĐK vùng Tây Nguyên điều trị từ ngày 27/8 đến ngày 31/8 nhưng cho rằng bác sĩ, điều dưỡng đã thờ ơ kèm theo hình ảnh cháu bé bị chảy nhiều máu ở mũi.
Căn cứ vào nội dung báo cáo của BVĐK vùng Tây Nguyên, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho rằng khoảng 11 giờ ngày 27/8, cháu Q. vào viện do bị ngã đau chân, bị sốt ở nhà 2 ngày. Kết quả thăm khám cháu bị sốt, mệt, đau đầu, sưng nề cổ bàn chân phải; ghi nhận không gãy, thương tổn xương trên phim. Bác sĩ chẩn đoán “sốt siêu vi, chấn thương bàn chân phải” nên đặt nẹp bột cẳng chân, kê đơn thuốc về nhà điều trị.
Chân của cháu Q. sưng phù. Ảnh chị Thảo cung cấp.
Lần thứ 2, khoảng 14 giờ ngày 28/8, cháu Q. nhập khoa cấp cứu do không đỡ sốt, rồi được chuyển vào Khoa Nhi tổng hợp của bệnh viện điều trị. Tại đây, cháu được chẩn đoán “viêm họng cấp, chấn thương phù nề cổ chân phải”. Bệnh nhi được chỉ định đặt lại nẹp bột và sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt…
Tuy nhiên, đến khoảng 20 giờ 30 phút ngày 29/8, cháu Q. được đoán “theo dõi nhiễm trùng huyết, chấn thương cổ chân”. Bệnh nhi được chỉ định đặt nẹp bột và sử dụng thuốc điều trị. Đến ngày 31/8, gia đình xin chuyển viện đến Bệnh viện Nhi Đồng II.
Cũng theo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian điều trị, bệnh nhi được thăm khám 10 lần, xét nghiệm máu 15 lần, siêu âm, X – Quang 1 lần. Trong quá trình nằm viện, bệnh nhi được các bác sĩ giải thích tình trạng bệnh nhiều lần. Bệnh nhi sử dụng 16 lần thuốc giảm dau, hạ sốt, kháng viêm nên việc phản ánh nhân viên y tế thờ ơ, “không một viên thuốc kháng sưng” là không đúng. Đối với vấn đề chảy máu cam, sau khi người nhà chụp ảnh mới báo cho nhân viên y tế và được xử lí cầm máu ngay, chỉ định xét nghiệm.
Về vấn đề chẩn đoán bệnh, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho rằng đây là một trường hợp khó trong chuyên môn. Đặc biệt là chẩn đoán nhiễm trùng huyết vì bệnh nhi chỉ có duy nhất 1 triệu chứng sốt cao liên tục nhưng bạch cầu máu không tăng trên nhiều xét nghiệm máu, ổ nhiễm trùng không rõ. Giờ thứ 28 sau nhập viện, bệnh nhi được chẩn đoán theo dõi nhiễm trùng huyết và được sử dụng kháng sinh theo đúng phác đồ. Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị tích cực, chẩn đoán sớm theo dõi nhiễm trùng huyết trước khi chuyển viện.
Video đang HOT
Mới đi vào hoạt động nhưng bệnh viện ngàn tỉ này đã nhiều lần bị tố thờ ơ.
“Tại thời điểm điều trị, Khoa Nhi tổng hợp đang tiếp nhận điều trị hơn 300 bệnh nhi, do đó có thể chưa giải thích cặn kẽ cho người nhà bệnh nhi về các vấn đề liên quan dẫn đến hiểu lầm trên đây. Sở Y tế đã có văn bản đề nghị Bệnh viện Nhi Đồng II cung cấp bản tóm tắt quá trình điều trị để có cơ sở tiếp tục xem xét, xử lý các nội dung phản ánh” – báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk nêu rõ.
Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, sau khi chị Thảo đăng tải nội dung trên facebook đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều ý kiến bình luận tỏ ra bức xúc và kể lại câu chuyện của chính mình khi vào BVĐK vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, sau 5 ngày đăng tải, mạng xã hội Facebook đã ẩn nội dung này vì cho rằng nội dung “vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của chúng tôi”.
Theo Cao Nguyên (Người lao động)
Bé gái 3 tuổi chết tại BV Nhi đồng 2: Hàng loạt bác sĩ đã làm sai
Đó là thừa nhận của lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 2 trong kết luận lần thứ 2 của Hội đồng chuyên môn ở bệnh viện này về cái chết của bé gái N.H.T.Tr. (3 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Tuy nhiên, kết luận này vẫn chung chung, chưa xác định nguyên nhân gây ra cái chết, trách nhiệm thuộc về ai.
Bệnh viện Nhi đồng 2 - nơi xảy ra cái chết của bé gái N.H.T.Tr. (3 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) - Ảnh: PV
Vẫn chưa xác định nguyên nhân gây ra cái chết
Sau nhiều lần thể hiện sự bức xúc về việc thiếu trách nhiệm, né tránh của Bệnh viện Nhi đồng 2 và Sở Y tế TP.HCM về cái chết của bé Tr., người nhà bệnh nhi này đã gửi đơn cầu cứu đến Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thì bệnh viện này tiếp tục họp Hội đồng chuyên môn lần thứ 2 để đưa ra kết luận về vụ việc.
Ngày 14.8 vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng 2 lại tiếp tục mời người nhà bệnh nhi đến để thông báo kết luận của Hội đồng chuyên môn lần thứ 2.
Trong kết luận Hội đồng chuyên môn của bệnh viện lần này chẳng khác gì so kết luận ở lần thứ nhất, vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác khiến bệnh nhi Tr. tử vong. Kết luận một lần nữa lại nói kiểu "nước đôi", nhiều khả năng bệnh nhân viêm cơ tim do nhiễm trùng do diễn tiến bệnh xảy ra nhanh, chưa loại trừ sốc nhiễm trùng từ đường tiêu hóa nặng (đau bụng, ói, bạch cầu máu tăng, siêu âm bụng có quai ruột nhiều dịch...).
"Bệnh nhân tử vong quá nhanh, các bằng chứng lâm sàng và xét nghiệm chưa đầy đủ nên chưa đủ cơ sở để xác định nguyên nhân chính xác khiến bệnh nhi này tử vong", Ths.BS Nguyễn Thành Đạt - Phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 nói.
Theo ông Đạt, bệnh nhi được theo dõi và điều trị đúng phác đồ, nhưng các bác sĩ ở khoa cấp cứu, khoa khám bệnh và khoa điều trị ban ngày (những nơi bé Tr. khám và điều trị) chưa đánh giá được tình trạng khi nhập viện và tiên lượng diễn biến nhanh và nặng của bệnh nhân nên theo dõi chưa sát.
Ông Đạt khẳng định không có cơ sở để nghĩ đến bệnh nhi tử vong liên quan đến tác dụng của thuốc Motilium và sốc phản vệ do Cefixim.
Về điều này, gia đình bệnh nhân tỏ ra bức xúc khi cho rằng bệnh viện đã không trung thực khi ghi tên thuốc trong bệnh án. Vì thực tế, tên thuốc mà bệnh nhi sử dụng không hề có Cefixim mà chỉ sử dụng 3 loại thuốc (Motilium, Hoastex và Bicebid) - những loại thuốc này có ghi trong đơn thuốc mà bác sĩ ở đây cấp, trong khi đó trong bệnh án lại ghi 3 loại thuốc khác (Cefixim, Motilium và Astex). Điều đáng nói, những người có trách nhiệm ở bệnh viện này đã không giải thích được vì sao có sự mẫu thuẫn này mà chỉ nói ghi nhận và báo cáo lên Sở Y tế TP.
Hàng loạt bác sĩ đã làm sai
Tuy nhiên, BSCK2 Võ Quốc Bảo - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 thừa nhận các bác sĩ chưa tuân thủ đúng quy trình tiếp nhận bệnh nhân của bệnh viện, còn để bệnh nhi đi nhiều nơi trong bệnh viện, chưa giải thích đầy đủ tình trạng và diễn tiến của bệnh cho thân nhân.
Cụ thể tại khoa cấp cứu, khi tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Trung Bạo làm chưa đúng quy trình cấp cứu. Đáng lẽ ra bác sĩ này hướng dẫn người nhà đưa bé Tr. đi khám ở phòng khám thì lại chỉ định cho bé đi siêu âm.
"Bác sĩ Bạo thực hiện sai quy trình tiếp nhận cấp cứu dẫn đến bác sĩ Nguyễn Thùy Trang (phòng khám ngoại) thực hiện chưa đúng quy trình chuyên môn dẫn đến hướng dẫn người nhà quay lại cấp cứu", ông Bảo cho biết.
Ông Bảo cũng thừa nhận chính bác sĩ Bạo không làm đúng quy trình khiến bệnh nhi không nằm khoa cấp cứu mà chuyển sang phòng khám ngoại.
Sau khi bệnh nhi được bác sĩ Trang xem các kết quả cận lâm sàng như siêu âm bụng, xét nghiệm máu... phát hiện bạch cầu trong máu của bệnh nhi cao nên chuyển qua khoa điều trị ban ngày.
Tuy nhiên, tại khoa điều trị ban ngày, lẽ ra với tình trạng bệnh như trên, bệnh nhi phải được đưa vào phòng cấp cứu của khoa để điều trị nhưng bác sĩ Khưu Bạch Linh (người trực tiếp điều trị cho bé Tr.) đã để cho bé nằm phòng thường, không được thăm khám và điều trị tích cực. "Ở đây bác sĩ Linh đã có sự nhận định chưa đúng, đáng lẽ ra bé cần được nằm phòng cấp cứu của khoa, nhưng bác sĩ Linh để bệnh nhi nằm phòng thường là chưa nhận định hết được sự nguy hiểm của bệnh", ông Bảo nói.
Ngày 16.8, trao đổi với phóng viên báo Một Thế Giới, ông Nguyễn Văn Lang (62 tuổi, ông ngoại bé Tr.) cho biết gia đình không đồng ý với kết luận lần thứ 2 của Hội đồng chuyên môn ở bệnh viện này.
Theo ông Lang, việc ông Đạt nói rằng bệnh nhi được theo dõi và điều trị đúng phác đồ đang mâu thuẫn với chính cách trả lời của bệnh viện này. Vì trước đó, bệnh viện nói chưa thể xác định được nguyên nhân bệnh nhi tử vong. Không biết được nguyên nhân tử vong thì làm sao có phác đồ điều trị, biết bệnh gì điều trị mà nói đúng phác đồ.
"Đây là một cách trả lời thiếu trách nhiệm để lấp liếm những sai phạm của mình. Tôi không đồng ý với kết luận trên vì chưa nêu đúng nguyên nhân tử vong thì làm sao có phác đồ điều trị đúng, bác sĩ chưa nhận định đúng bệnh nên đưa ra phác đồ điều trị chưa đúng", ông Lang nói.
Bên cạnh đó, ông Lang đặt câu hỏi: bệnh nhi dùng 3 loại thuốc mà sao Hội đồng chuyên môn chỉ xét có 2 loại thuốc? Có phải loại thuốc thứ 3 (Hoastex) tương tác với 2 loại thuốc kia dẫn đến bé bị sốc dẫn đến tử vong?
"Tôi không hiểu, họ cho cháu tôi uống một đàng lại nói một nẻo mà giờ không biết cách trả lời như thế nào lại bảo ghi nhận rồi báo cáo lên Sở Y tế TP. Bác sĩ ở bệnh viện này cho bệnh nhi uống thuốc, chứ có phải những người ở Sở Y tế TP cho uống đâu", ông Lang tỏ ra bức xúc.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Đắk Lắk: Nhiều trường hợp tái phát sốt rét Theo thống kê từ đầu năm đến nay, tỷ lệ tái phát, tái nhiễm sốt rét trên toàn tỉnh Đắk Lắk ngày càng gia tăng. Trong đó có những trường hợp tái mắc 3 - 4 lần. Ảnh minh họa Hiện, Đắk Lắk có 369 ca mắc sốt rét, 2 ca sốt rét ác tính. Trong đó, có tổng số 363 ca bệnh...