Kẹt lại Hà Nội, lao động nghèo nấu mì tôm chan cơm sống qua mùa dịch
15 lao động xa quê “mắc kẹt” trong căn nhà 30m2 ở Hà Nội giữa đại dịch, cuộc sống mất việc, không có thu nhập, họ phải nấu mì tôm làm canh chan cơm để sống qua ngày.
Cuộc sống ở quê khó khăn, trông cậy vào mấy sào ruộng không đủ ăn khiến những lao động nghèo phải đi làm ăn xa, theo cách nói của họ là đi làm kinh tế, để có thêm tiền gửi về quê cho gia đình. Nay dịch bệnh bùng phát, gánh nặng kinh tế lại càng đè nặng lên đôi vai những người lao động tự do xa quê.
Bữa cơm chỉ có cá khô, canh mì tôm
Trong căn nhà thuê lụp xụp rộng khoảng 30m2 ở phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), 15 lao động tự do kẹt tại Hà Nội đang chống chọi từng ngày với khó khăn về tài chính, nguồn thức ăn, dịch bệnh.
Cả đội anh Thạc (xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) ra Hà Nội được hơn 20 ngày, mới vào công trình được 5 ngày, làm 4 ngày thì có chỉ thị giãn cách nên nghỉ làm từ đó đến nay.
Anh Thạc điện thoại cho chủ thầu xây dựng hỏi về việc hỗ trợ người lao động khi dịch bệnh, nhưng theo quy định nếu làm lâu thì họ hỗ trợ 20-25 nghìn tiền ăn mỗi ngày, còn những lao động mới phải chấp nhận nếu không được hỗ trợ.
Mọi người ở đây đều làm thời vụ, công việc tự do nên đến công trường làm thuê thì chủ thầu bảo gì làm đó, đa số được phân công việc trát vôi vữa. Một người làm chủ sẽ đứng ra nhận công việc rồi làm được bao nhiêu chia đều.
Nhóm lao động tự do của anh Thạc đang mòn mỏi từng ngày chờ được đi làm trở lại.
“Trong 20 ngày giãn cách vừa rồi, nhà ai còn tiền thì gửi ra, ở đây mọi người cùng ăn rồi hết dịch đi làm có tiền thì gửi lại. Tiền nhà, tiền điện sinh hoạt cũng góp vào chi trả. Hiện tại, chúng tôi không đi làm được, cũng không còn tiền nên hầu hết phải nhờ gia đình gửi từ quê ra đây” , anh Thạc chia sẻ.
Đợt giãn cách này cả nhóm được UBND phường phát phiếu cách 4 ngày đi chợ 1 lần. Vì không có tủ lạnh nên chị Lý chỉ mua cá khô, lạc để dành cho những ngày sau không đi chợ.
Ngày đầu đi chợ, chị mua được ít rau, cá tươi về ăn. Giá cả tăng cao, thịt tăng 30-40 nghìn đồng/kg, rau tăng gấp 2-3 so với ngày thường. Đợt này không đi làm được nên tiền mua thức ăn cũng hạn chế.
Video đang HOT
Trong đội ai cũng cạn kiệt tiền nên chỉ có thể mua đồ khô về ăn. Bữa cơm của họ hầu như chỉ là cá khô, dùng mỳ tôm nấu lẫn chút rau làm canh ăn tạm.
Căn nhà thuê ở được dựng bằng tôn xung quanh. Không gian nhà chật hẹp vỏn vẹn 30m2 cho 15 người sinh sống. Giường được làm bằng mấy tấm phản rồi trải chiếu lên để ngủ. Ở đây, ngoài nỗi lo từng bữa ăn để sống qua mùa dịch thì căn nhà nóng bức, ngột ngạt cũng khiến cả đội chật vật từng ngày.
“Tôi và những người dân lao động tự do ở đây đa số gửi con nhỏ cho ông bà ở quê chăm sóc để đi làm kiếm tiền gửi về quê. Sắp vào năm học mới mà vẫn chưa có tiền mua sách vở cho cháu”, chị Lý buồn bã tâm sự.
Không dám kể khó khăn với gia đình
Một nhóm công nhân khác ở gần đó là Anh Lê Văn Minh và vợ quê ở huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Vì phải kiếm tiền nuôi gia đình, con cái ăn học nên vợ chồng anh để hai đứa nhỏ ở nhà cho ông bà nội trông nom, chăm sóc.
Làm việc ở ngoài này đã lâu nhưng vợ chồng anh vẫn làm ruộng ở quê. Lúc nông nhàn, họ tranh thủ ra ngoài Hà Nội làm thuê, đến vụ mùa thì vợ chồng lại về quê lo việc đồng áng.
Đợt này anh Minh mới ra đi làm được vài hôm thì có dịch, vợ anh ra sau đi làm được nửa ngày thì có chỉ thị giãn cách xã hội. Từ đó đến nay, hai vợ chồng anh chỉ quanh quẩn trong khu trọ này.
Trên tấm phản cũ, bữa ăn của gia đình anh Minh chỉ vỏn vẹn nồi canh rau muống, ít thịt và bát nước mắm. Đây là bữa ăn ngon nhất của họ trong những ngày qua.
Bữa ăn trưa đạm bạc của nhóm lao động tự do đang thuê trọ.
Bình thường hai vợ chồng anh làm việc chăm chỉ đến hết tháng thì lĩnh khoản lương khoảng 10 triệu đồng. Từ hôm ra Hà Nội đến nay, cả hai không đi làm được, không có lương nên chưa gửi được về cho ông bà đồng nào để nuôi cháu.
Anh Lê Đăng Linh cũng trong hoàn cảnh tương tự. Anh là công nhân lao động tự do, công việc chủ yếu là xây và trát công trình. Anh theo công việc này đã lâu nhưng chỉ là công việc thời vụ, không có hợp đồng cho nên khi nào có việc thì đi làm.
Khi có lệnh giãn cách xã hội, công trình phải dừng thi công nên mọi người đều phải nghỉ việc từ hôm đó đến giờ.
Nhu yếu phẩm hàng ngày đều tăng giá nhưng vì không phải lao động nên mọi người ăn uống, sinh hoạt cũng giản dị hơn ngày thường. May mắn hơn các nhóm công nhân khác, việc ăn uống của nhóm anh Linh được chủ thầu chu cấp nên cũng không phải lo lắng. Trong thời gian này, chủ thầu vẫn quan tâm đến đời sống sinh hoạt của mọi người nhưng cũng không thể đảm bảo được như trước đây.
“Nhiều người cũng rất muốn về quê nhưng vì tình hình dịch bệnh nên phải cố gắng bám trụ lại. Nếu Hà Nội hết giãn cách thì họ còn có thể đi làm lại được, nhưng về quê lại phải cách ly 21 ngày nên bằng mọi giá phải cố gắng ở lại Hà Nội. Ở quê mọi người vẫn thường xuyên gọi điện hỏi thăm nhưng cũng không dám kể chuyện khó khăn, vất vả để mọi người khỏi lo”, anh Linh tâm sự.
Nếu công việc thuận buồm xuôi gió, anh Linh sẽ tiết kiệm được vài triệu gửi về cho ông bà lo cho cháu. Lương cứng nếu được bao ăn ở là khoảng 250 nghìn đồng/ngày nhưng bây giờ dịch bệnh nên không có lương. Nhiều người ở đây đã gần như cạn kiệt về kinh tế.
Không có lương, đồng nghĩa với việc những người lao động này không có tiền gửi về quê nhà.
Biết được hoàn cảnh của đội anh Linh, nhiều mạnh thường quân đã qua hỗ trợ nhưng anh Linh chỉ xin được nhận những nhu yếu phẩm hàng ngày, còn tiền mặt thì nhờ mọi người gửi giúp đến những nơi khó khăn hơn.
Hơn nửa tháng qua, khi chính quyền Hà Nội siết chặt hơn các biện pháp phòng dịch COVID-19, những người như anh Linh hay anh Thạc đều không ai dám ra đường sợ bị xử phạt. Họ chỉ loanh quanh khu phòng trọ, trông chờ hết giãn cách, hết dịch để được đi làm.
Trả lời VTC News, ông Trần Văn Hoàn – Phó Chủ tịch UBND phường Tây Mỗ cho biết: “Sau khi nhận được phản ánh từ Báo điện tử VTC News, tôi đã cùng các cán bộ ở phường xuống trực tiếp phòng trọ nơi có 15 người lao động đang sinh sống. Sau khi rà soát và khai báo tạm trú, những người lao động này đã được xét nghiệm dịch tễ để tránh việc có thể lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Chiều cùng ngày, UBND phường Tây Mỗ đã phát lương thực, thực phẩm đến từng cá nhân của đội công nhân này” .
Nhà đất thổ cư giá rẻ ở Hà Nội hút khách giữa mùa dịch
Khi mà COVID-19 bùng phát lần thứ tư khiến thị trường bất động sản gần như đóng băng thì phân khúc nhà đất thổ cư giá rẻ vẫn có nhiều giao dịch.
Trong khi đại đa số các phân khúc bất động sản bị đóng băng, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng thì thị trường đất thổ cư ven đô ở Hà Nội vẫn hoạt động khá tốt.
Cụ thể, thời gian qua, những mảnh đất trong ngõ xóm ven đô hoặc các quận mới vẫn thu hút sự quan tâm của người mua và giới đầu tư. Đơn cử, đất trong ngõ tại xã Vân Canh, Phương Canh (Hoài Đức) đang có mức giá 30-40 triệu đồng tuỳ từng vị trí.
Chị Lệ Thùy (Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, chị có căn nhà diện tích mặt bằng 40m2 xây 4 tầng khá kiên cố, chị ra giá 50 triệu đồng/m2 cả xây, tổng giá trị căn nhà 2 tỷ đồng. Hiện đã có rất nhiều khách hỏi mua bao gồm cả người có nhu cầu ở thật và đầu tư.
Bất chấp COVID-19, nhà đất thổ cư giá rẻ vẫn hút khách. (Ảnh minh họa).
Tại quận Hà Đông (Hà Nội), các khu vực như Cổ Bản, Đồng Mai, Yên Nghĩa giá vẫn phù hợp với người có tài chính dưới 2 tỷ đồng. Đơn cử như lô góc ngay cây xăng Đồng Mai giá chỉ 30 triệu đồng/m2. Có những mảnh đất 35-40m2 giá cũng trên dưới 1 tỷ đồng.
Tại huyện Đông Anh (Hà Nội), đất trong làng Mỹ Nội (xã Bắc Hồng) có giá từ 18-20 triệu đồng/m2. Theo môi giới ở khu vực này, cũng khá nhiều gia đình trẻ bên nội thành tìm mua ở đây. Nếu tính cả tiền xây nhà cấp 4 hoặc nhà 1,5 tầng cũng chỉ xấp xỉ 1,5-1,6 tỷ đồng.
Anh Nguyễn Văn Tạo, một nhà đầu tư chuyên xây nhà phân lô khu vực Thanh Trì (Hoàng Mai) cho biết, cơn sốt đầu năm đã khiến khu vực nóng của thị trường đất nền ven Hà Nội bị đẩy giá lên quá cao, nhưng những khu vực nhà thổ cư trong ngõ, ngách lại nằm ngoài sự tác động này nên giá đất còn khá "mềm". Phân khúc này lại chủ yếu dành cho người vốn mỏng và người mua ở thực.
Theo anh Tạo, giới đầu tư chuyên nghiệp thường không quan tâm đến những lô đất có vị trí ngóc ngách này bởi tiềm năng tăng giá chậm và không có sự đột biến về giá. Do đó, đất có giá trị dưới 1 tỷ đồng thường được những người đầu tư nghiệp dư, vốn mỏng, tâm lý "ăn chắc mặc bền" chú ý và những người có nhu cầu thực mua để xây ở.
Dù dịch bệnh phức tạp nhưng do giá rẻ, phù hợp với túi tiền của đại đa số dân chúng nên phân khúc đất nền dưới 1 tỷ vẫn thu hút một bộ phận khách đầu tư hoặc mua xây ở.
" Dịch bệnh khiến người có tiền nhàn rỗi vẫn săn tìm hàng đầu tư do việc đổ tiền vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Na,goài r người mua thực vẫn tiếp tục tìm đất xây nhà. Hàng giá rẻ tầm 1 tỷ phù hợp với đại đa số tài chính của người dân nên vẫn túc tắc giao dịch dù dịch bệnh phức tạp ", anh Tạo chia sẻ.
Lý giải về xu hướng này, bà Lê Nguyễn Hồng Phương, Giám đốc Thương hiệu Công ty BĐS Tuấn 123 nhìn nhận, giá bất động sản thổ cư lâu năm không hề giảm mà đi ngang. Bất động sản chia ra mục đích rõ ràng, mua sử dụng thì nhu cầu để ở là nhu cầu đầu tiên. Còn mua để đầu tư thì do đại dịch các hoạt động kinh doanh ngưng trệ, đầu tư bất động sản giá rẻ vẫn là cơ hội tốt để họ xuống tiền.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, đất nền vẫn là kênh có biên độ tăng giá tốt đối với các nhà đầu tư trong dài hạn. Tuy nhiên ông lưu ý các sản phẩm có pháp lý rõ ràng, hạ tầng hoàn thiện luôn được nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn, đặc biệt là đất nền quanh khu công nghiệp lớn.
Ngoài ra, các loại đất nền ở thị trấn hay những khu vực mới nâng cấp lên thị xã hoặc thành phố cũng rất thu hút đầu tư là bởi có xuất phát điểm giá đất nền ở mức thấp.
" Nhà đầu tư nên tích cực hơn trong việc tìm hiểu các thông tin quy hoạch hạ tầng cũng như nghiên cứu về sản phẩm có pháp lý chuẩn, quy hoạch bài bản trước khi quyết định xuống tiền để tránh rủi ro ", ông Quốc Anh khuyến cáo.
Nở rộ chiêu trò bán cắt lỗ căn hộ chung cư trong mùa dịch Trên nhiều trang mua bán bất động sản xuất hiện rầm rộ thông tin rao bán cắt lỗ căn hộ chung cư, tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia cảnh báo, khách mua nhà cần tìm hiểu kỹ thông tin, giá cả kẻo mắc bẫy chiêu trò của môi giới trong mùa dịch. Căn hộ cắt lỗ nhưng giá vẫn ngang thị trường Khảo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cân nhắc việc bỏ án tử hình với tội tham ô và nhận hối lộ

Tăng chế tài xử phạt người nổi tiếng quảng cáo sai, thậm chí 'cấm sóng'

Cần xử lý triệt để cuộc gọi nhá máy, lừa đảo

Vụ 'mẹ giết con' ở Quảng Nam: Cả ngàn người tập trung theo dõi dựng lại hiện trường

Nữ sinh rơi tầng 16 ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM tử vong

Lời kể của người thoát chết khi văng khỏi xe khách sau va chạm với xe tải

Xe bồn chở nước lao xuống vực trên cung đường nguy hiểm nhất Huế

Chuyến bay chở gần 200 doanh nhân Việt Nam sang Mỹ đàm phán đã hạ cánh

Vụ hơn 300 giáo viên thành "con nợ": Tìm thấy biên bản thể hiện đã nộp tiền

Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về

Kết quả nồng độ cồn của tài xế 'xe điên' tông 3 người thương vong

Vụ huyện bị tố "ăn nợ nhiều năm không chịu trả": Chủ nhà hàng nhận đủ tiền
Có thể bạn quan tâm

Sao Việt 7/4: Con gái Quyền Linh khoe sắc trong trẻo, Mai Ngọc mang bầu con trai
Sao việt
07:54:11 07/04/2025
ĐTCL mùa 14: Hướng dẫn đội hình Đồ Tể cực biến ảo
Mọt game
07:53:01 07/04/2025
Thêm một nữ coser Việt cộng đồng mạng mê mẩn vì nhan sắc lung linh
Cosplay
07:42:45 07/04/2025
Những bộ phim kinh điển về Giải phóng miền Nam đáng xem dịp này
Phim việt
07:11:40 07/04/2025
Cách lựa chọn sản phẩm và tẩy da chết cho da dầu
Làm đẹp
07:06:10 07/04/2025
Thẩm phán đã nói gì trong phiên điều trần đầu tiên về vụ Ador kiện NewJeans?
Sao châu á
07:03:23 07/04/2025
Cha mẹ làm gì để con an toàn khi đi lễ hội?
Sức khỏe
07:02:46 07/04/2025
Quang Tuấn: Tập luyện biểu cảm ánh mắt khi đóng 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'
Hậu trường phim
07:00:54 07/04/2025
Anh trai vượt ngàn chông gai tiếp tục tổ chức 2 đêm concert
Nhạc việt
06:58:14 07/04/2025
5 kiểu chân váy tối giản ai cũng có thể mặc đẹp
Thời trang
06:46:57 07/04/2025