Kết hợp vắc xin COVID-19 của AstraZeneca và Pfizer cho hiệu quả tốt
Nghiên cứu ở 850 tình nguyện viên từ 50 tuổi trở lên tại Anh kết luận phối hợp sử dụng 1 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca và 1 liều vắc xin Pfizer theo thứ tự bất kỳ mang lại sự bảo vệ tốt với virus SARS-CoV-2.
Kết hợp vắc xin COVID-19 của AstraZeneca và Pfizer cho hiệu quả tốt hơn – Ảnh: citechdaily.com
Nghiên cứu so sánh hiệu quả giữa kết hợp hai loại vắc xin với việc tiêm 2 liều vắc xin Pfizer hoặc AstraZeneca như thông thường.
Kết quả: Cả hai kiểu phối hợp, tiêm vắc xin Pfizer trước rồi đến AstraZeneca hoặc ngược lại đều hoạt động tốt, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Cụ thể:
Tiêm vắc xin AstraZeneca trước và vắc xin Pfizer sau tạo ra kháng thể và phản ứng tế bào T cao hơn là tiêm vắc xin Pfizer trước, AstraZeneca sau.
Cả hai cách kết hợp vắc xin đều tạo ra lượng kháng thể cao hơn so với sử dụng 2 liều vắc xin AstraZeneca.
Đáp ứng kháng thể cao nhất trong trường hợp tiêm cả hai liều bằng vắc xin Pfizer nhưng đáp ứng tế bào T cao nhất khi kết hợp tiêm mũi đầu với vắc xin AstraZeneca và mũi sau với vắc xin của Pfizer.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, sự khẳng định này tạo ra sự linh hoạt cho các chiến dịch tiêm vắc xin đang diễn ra.
Nhiều nước đã cho kết hợp tiêm hai loại vắc xin khác nhau. Theo Đài BBC, Tây Ban Nha, Đức… cho người trẻ đổi sang tiêm mũi thứ hai với vắc xin công nghệ mRNA của Pfizer hoặc Moderna nếu họ đã tiêm mũi đầu với vắc xin AstraZeneca, sau khi có kết luận rằng vắc xin của AstraZeneca có liên quan đến biến chứng đông máu rất hiếm gặp vài tháng trước.
Tiêm đủ hai liều vắc xin COVID-19 là rất quan trọng để cung cấp sự bảo vệ tối đa cho người được tiêm trước bệnh COVID-19 và huấn luyện cơ thể chúng ta tạo ra kháng thể và tế bào T để ngăn chặn và tiêu diệt virus.
Giáo sư Matthew Snape, Đại học Oxford, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết mặc dù khoảng cách giữa hai mũi tiêm trong nghiên cứu là 4 tuần thay vì 12 tuần như thực hành thường quy ở Anh nhưng kết hợp hai loại vắc xin vẫn cho thấy hiệu quả. Khoảng cách 12 tuần giữa hai mũi tiêm được xác nhận trên thực tế là tạo ra phản ứng miễn dịch tốt hơn.
Ngoài ra, cũng theo nghiên cứu, những người đã tiêm hai liều với vắc xin AstraZeneca có thể có phản ứng miễn dịch mạnh hơn nếu họ được tiêm nhắc lại bằng vắc xin khác.
Do có nguồn cung vắc xin dồi dào, Anh không có ý định thay đổi chiến lược tiêm 2 liều bằng cùng một loại vắc xin cho người dân.
Tuy nhiên, nhà chức trách nước này cho biết nghiên cứu cung cấp cho ngành y tế một sự linh hoạt lớn hơn, nhất là với liều tiêm nhắc lại về sau.
Ngoài ra, ở các nước đang triển khai tiêm vắc xin, nếu gặp khó khăn trong nguồn cung vắc xin, họ có thể linh động chuyển sang sử dụng vắc xin khác mà không cần lo lắng.
Nhiều nước áp dụng cho tiêm 2 loại vắc xin COVID-19 khác nhau
Nhiều quốc gia đã cho phép, thậm chí khuyến khích tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của 2 hãng khác nhau bằng việc làm gương của giới lãnh đạo. Một số nhà khoa học tin việc kết hợp như thế là tốt cho hệ miễn dịch trước sự tấn công của virus.
Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden (trái) trấn an một người dân Florida tiêm vắc xin COVID-19 ngày 24-6 - Ảnh: AFP
Việc tiêm 2 loại vắc xin (vaccine) ngừa COVID-19 khác nhau đang nhận được sự quan tâm lớn với một số lãnh đạo quốc gia tiên phong làm gương, theo báo New York Times . Hôm 22-6, Chính phủ Đức xác nhận Thủ tướng Angela Merkel đã tiêm 2 loại vắc xin là AstraZeneca và Moderna.
Sức khỏe của nhà lãnh đạo Đức vẫn rất ổn định, bà thậm chí còn tiếp đón các lãnh đạo nước ngoài chỉ 2 ngày sau khi tiêm liều thứ hai loại Moderna. Hành động của bà Merkel có thể cổ vũ nhiều người khác làm điều tương tự, trong bối cảnh các nghiên cứu đầy đủ về việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của 2 hãng khác nhau vẫn chưa được công bố.
Theo New York Times , một số nước đã cân nhắc tiêm 2 liều vắc xin khác nhau cho người dân trong trường hợp bất khả kháng, chẳng hạn nguồn cung hạn chế hoặc loại vắc xin đầu tiên hiệu quả không như kỳ vọng.
Các cơ quan y tế ở nhiều quốc gia đang cho phép trộn và kết hợp vắc xin ở một mức độ nhất định. Vương quốc Anh đã bắt đầu việc này ngay trong những ngày đầu tiêm chủng đại trà. Đức, Canada, Thụy Điển, Pháp, Tây Ban Nha và Ý cũng cho phép những người đã tiêm AstraZeneca được tiêm một loại khác cho liều thứ 2.
Tại Hàn Quốc, để đối phó với việc vắc xin bị giao chậm, chính quyền Seoul xác nhận các nhân viên y tế đã tiêm liều đầu tiên của AstraZeneca có thể tiêm liều thứ hai là vắc xin Pfizer.
Tại Trung Đông, một số quốc gia vùng Vịnh cũng cân nhắc tiêm liều thứ 3 là vắc xin Pfizer cho những ai đã tiêm đủ 2 liều để tăng khả năng bảo vệ trước các biến thể mới.
Việc "trộn vắc xin" không phải là ý tưởng mới và đã từng được các nhà khoa học thử nghiệm với vắc xin Ebola. Với COVID-19, một số nhà khoa học tin rằng việc tiêm 2 loại vắc xin khác nhau sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn.
Vì mỗi loại vắc xin được phát triển và kích thích các phần khác nhau của hệ thống miễn dịch nên khi kết hợp với một loại khác, hệ miễn dịch con người sẽ phải hoạt động gấp nhiều lần.
Các phản ứng miễn dịch này có thể khiến con người mệt hơn nhưng lại tốt vì "dạy" hệ miễn dịch nhận ra các bộ phận khác nhau của mầm bệnh xâm nhập, từ đó phản ứng nhanh và chính xác hơn.
Tiến sĩ John Moore, một nhà virus học thuộc Cao đẳng y dược Weill Cornell (Mỹ), cho rằng giả thuyết này vẫn cần được kiểm chứng để đánh giá các mặt thiệt - hơn.
Giới chức Mỹ vẫn thận trọng về việc tiêm vắc xin 2 loại khác nhau cho cùng một người - Ảnh: REUTERS
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford (Anh) đã làm điều này. Họ kết hợp các loại vắc xin AstraZeneca với Pfizer/BioNTech, Moderna với Novavax... trong dự án thí nghiệm tên Com-Cov.
Dữ liệu sơ bộ từ nghiên cứu Com-Cov cho thấy việc kết hợp vắc xin có thể làm tăng tỉ lệ mắc các tác dụng phụ nhẹ và trung bình, bao gồm sốt, mệt mỏi và đau đầu. Hầu hết tác dụng phụ đều biến mất trong vòng 48 tiếng sau khi tiêm.
Tại Nga, các nhà khoa học cũng thử kết hợp Sputnik V với AstraZeneca nhưng phức tạp hơn vì liều 1 và liều 2 của Sputnik V có công thức khác nhau, theo New York Times .
Hầu hết các nghiên cứu vẫn đang ở giai đoạn đầu, nhưng một số đã đưa ra kết quả sơ bộ đầy hứa hẹn.
Ví dụ, vào tháng trước, nhóm nghiên cứu đến từ Tây Ban Nha thông báo những người được tiêm liều đầu tiên là vắc xin AstraZeneca, liều thứ hai Pfizer sẽ cho ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ so với 2 liều AstraZeneca.
Kén chọn vaccine đẩy Brazil lún sâu vực thẳm Dù Brazil đã vượt mốc 500.000 người chết vì Covid-19, người dân vẫn từ chối tiêm các vaccine họ nghĩ "không đạt chuẩn", để chờ những mũi Pfizer khan hiếm. "500.000 người đã ra đi trong một đại dịch ảnh hưởng đến cả Brazil và toàn thế giới. Tôi đang làm việc cật lực để tiêm chủng cho toàn bộ người dân trong...