Kết hợp hiệu ứng, đỉnh cao chiến thuật Card Battle không dành cho những “tay mơ”
Nếu bạn là một người chơi chiến thuật lão làng, hẳn sẽ biết đến cách chơi kết hợp hiệu ứng cực kì hiệu quả trong các game Card Battle được yêu thích hiện nay.
Kể từ thời SLG, hiệu ứng trên kĩ năng đã là một bước đột phá trên binh chủng tạo nên sự lôi cuốn của trò chơi này đối với các game thủ yêu thích chiến thuật. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm các hiệu ứng vẫn còn khá sơ khai, hầu hết chỉ có tác dụng ngay tại thời điểm xuất kĩ năng chứ không tồn tại sau nhiều hiệp đấu.
Game chiến thuật SLG thủa sơ khai cũng có các hiệu ứng đơn giản
Đó là lý do mà game Card Battle xuất hiện sau này phát triển rất sâu các hiệu ứng kĩ năng để giúp game thủ có được những trải nghiệm chiến thuật đặc sắc hơn. Những hiệu ứng không chỉ đơn thuần có tác dụng thời điểm xuất chiêu, mà có thể tạo hiệu ứng mới kéo dài 1 đến 2 hiệp, kèm theo cách chơi tạo nên sự thành công của dòng game này ngày nay: Kết hợp hiệu ứng.
Kết hợp hiệu ứng kĩ năng đã trở thành gameplay giúp game Card Battle vượt qua SLG
Nói một cách dễ hiểu hơn, kết hợp hiệu ứng chính là chồng kĩ năng sao cho các chiêu đơn lẻ có thể liên kết được với nhau, gia tăng hiệu quả chiến đấu. Trong các game Card Battle mới có gameplay dạng này đang rất thành công hiện nay có thể kể đến Thiên Hạ Anh Hùng sử dụng đề tài Tam Quốc. Trò chơi này đang có cộng đồng cực lớn ở các thị trường như Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Trung Quốc…
Thiên Hạ Anh Hùng đang là game Card Battle được yêu thích tại nhiều thị trường Châu Á
Đặc điểm khác biệt của gameplay kết hợp hiệu ứng trong Thiên Hạ Anh Hùng là cho phép cộng dồn hiệu ứng thay vì chỉ tính 1 lần, kéo dài thời gian như các game cùng thể loại. Điều này cho phép một combo tướng đánh chung hiệu ứng có thể gây một lượng sát thưởng khổng lồ liên tục 4 lần so với hiệu ứng đơn.
Video đang HOT
Hiệu ứng kĩ năng trong Thiên Hạ Anh Hùng có thể cộng dồn gây sát thương lớn
Ví dụ đội hình sử dụng hiệu ứng [Thiêu Đốt] với các tướng Đông Ngô: Tôn Sách, Chu Du, Tôn Quyền, Đại Kiều, Lục Tốn. Trong khi Chu Du có thể gây cháy toàn đội hình thì kĩ năng của Tôn Sách giúp “thổi lửa” tăng hiệu quả thiêu đốt đối với tướng dính hiệu ứng này. Lửa sẽ cháy to hơn nữa khi có Tôn Quyền trong trận, giúp xóa buff của đối phương, kích hoạt thêm [Thiêu Đốt] lần nữa. Đội hình [Thiêu Đốt] của tướng Đông Ngô khi kết hợp tạo combo cực kì ghê gớm
Tiếp đó Lục Tốn lại gây thiêu đốt trên 3 tướng ngẫu nhiên và có hiệu quả gây choáng. Đại Kiều kĩ năng cũng có thể gây cháy toàn đội hình khiến “team nướng BBQ” Đông Ngô trở nên cực kì mạnh khi có thể liên tục thiêu đốt đối phương, gây choáng và tăng sát thương diện rộng, xóa hiệu ứng trị liệu.
Kĩ năng của Chu Du có thể gây 100% hiệu ứng thiêu đốt toàn địch
Bằng cách sử dụng các kĩ năng kết hợp hiệu ứng giữa các tướng với nhau, những game Card Battle như Thiên Hạ Anh Hùng có thể mở ra một hướng đi mới dành cho thể loại game thẻ tướng này, đem tới lối chơi cuốn hút hơn, thử thách hơn. Đặc biệt, để nâng cao tính “hard core”, trò chơi này còn loại bỏ main để thêm một vị trí chiến đấu cho tướng.
Không cần main nữa, Thiên Hạ Anh Hùng mở ra muôn kiểu sáng tạo chiến thuật cho game thủ
Với một đội hình 6 tướng không còn main, người chơi có thể tự do lựa chọn rất nhiều combo đánh hiệu ứng khác nhau, tự do sáng tạo nên những chiến thuật độc đáo của riêng mình, thách thức những người chơi khác.
Theo GameK
Có một sự thật là main chính trong game chiến thuật cực kì... vô dụng, 99% game thủ đều muốn vứt bỏ
Tại sao lại bắt buộc phải có main chính trong đội hình trong khi có cả tá tướng khác siêu mạnh có thể sử dụng?
Chắc hẳn nếu ai đã từng chơi game chiến thuật Card Battle (thẻ tướng) thì phần lớn đều trải qua cảm giác ức chế khi thấy main chính trong game chết một cách lãng nhách mặc dù được đầu tư ưu tiên nào là đồ, nào là ngọc... Chưa kể các chỉ số và kĩ năng phần lớn khá vô dụng không thể so sánh được với các tướng phẩm cam "xịn" được chiêu mộ.
Chỉ số main chính thường khá "cùi pắp" so với các tướng khác trong đội hình
Ấy vậy mà chẳng hiểu sao, vẫn có rất nhiều người chấp nhận chịu khổ và nghĩ ra những cách chơi khác đẩy bị trí main vào tính thế bị "hắt hủi" hoặc trở thành vật hi sinh cho cả đội hình. Nếu như có thể bỏ hẳn vị trí main chính này, chắc chắn phải đến 99% game thủ đồng ý để có thêm nhân lực trong đội hình.
Main chính trong game Card Battle bắt đầu từ cốt truyện xuyên không
Trào lưu nhập vào chiến thuật Card Battle về Việt Nam cách đây vài năm đã hình thành nên một thể loại game có cốt truyện na ná nhau. Nơi mà người chơi được đóng vai một nhân vật trong bối cảnh game Tam Quốc hoặc kiếm hiệp được "xuyên không" về thời quá khứ, sau đó chiêu mộ các danh tướng nổi tiếng để cùng mình vượt qua thử thách.
Cốt truyện xuyên không phần lớn được bắt nguồn từ các tác phẩm tiểu thuyết Trung Quốc cùng hàng loạt phim thần tượng ăn theo
Vấn đề là cốt truyện này đã thực sự rất nhàm chán khi được áp dụng cho "hàng tấn" game có cách chơi tương tự, bối cảnh chẳng thay đổi là mấy. Đến nỗi game thủ mỗi lần chơi chỉ việc bấm next, next và next, sau đó lặp lại đúng quá trình đã chơi giống hệt hơn chục tựa game đã từng thử trước đó.
Tại sao main chính "phế" nhưng game thủ vẫn phải "cắn răng" chịu đựng?
Main "phế" thì khỏi cần phải nói nhiều rồi. Ai đã từng chơi các game có main chính chắc hẳn đều biết rằng kĩ năng mặc định của nhân vật đại diện ban đầu khá mạnh, nhưng sau đó ngày càng yếu và không có nhiều ảnh hưởng đến trận chiến.
Chiếm hẳn một ví trí trong đội hình mà chẳng đóng góp được gì khiến main trở thành vị tướng "phế" nhất trong game
Đó là lý do nhiều người chỉ sử dụng main là tanker hoặc hiến mạng theo chiến thuật "cờ bí thí tốt". Người chơi không thể thay đổi được vị trí này bởi vì hệ thống bắt buộc nhân vật chính phải có mặt trong đội hình. Thậm chí có game có làm khó người chơi hơn bằng cách ra luật nếu main chết thì bị xử thua luôn khiến không ít game thủ bức xúc.
Đã đến lúc xu hướng chiến thuật mới lên ngôi cũng Thiên Hạ Anh Hùng
Chịu đựng nhiêu đó đã là quá đủ rồi, thời điểm hiện tại game Card Battle cần phải thực sự thay đổi hướng đi nếu muốn cộng đồng game thủ tiếp tục ủng hộ, trong đó Thiên Hạ Anh Hùng là một trong những tựa game tiên phong đang được game thủ đánh giá cao.
Trong Thiên Hạ Anh Hùng, người chơi sẽ thoải mái xếp trận với 6 vị trí tự do, không còn main chính
Bằng cách vứt bỏ main chính, tựa game này tạo nên chiến thuật cực kì thoải mái với 6 vị trí dành cho tất cả các tướng. Người chơi có thể tận dụng tối đa số tướng ra trận để tự tạo nên những chiến thuật độc đáo, hay chỉ đơn giản là có một đội hình "trong mơ" đầy đủ các tướng yêu thích.
Đội hình "trong mơ" bao gồm 6 vị tướng trong cùng một phe mà bạn yêu thích sẽ được thể hiện trong Thiên Hạ Anh Hùng
Theo GameK
Thiên Hạ Anh Hùng sẽ khai mở chiến thuật "chuẩn mẫu" 2018 bằng cách... vứt luôn main chính Bỏ đi một vị trí được đánh giá là... vô dụng, liệu chiến thuật phong cách mới của Thiên Hạ Anh Hùng có thật sự đột phá? Game Card Battle phần lớn hiện nay đều mang cốt truyện xuyên không, đưa nhân vật là đại diện người chơi đến một thế giới khác. Đó có thể là kiếm hiệp, Tam Quốc...tuy nhiên điểm...