Kết hôn với người cùng họ trong phạm vi 3 đời bị phạt 1-3 triệu đồng
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu sẽ bị xử phạt 1-3 triệu đồng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (gọi tắt là Nghị định 67).
Theo đó, kể từ ngày 1/10 tới khi Nghị định 67 có hiệu lực, hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sẽ bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng trong các trường hợp: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.
Bên cạnh đó, điều 29 Nghị định 67 quy định phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với tổ chức và hoạt động của Trung tâm tư vấn hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài vi phạm một trong các hành vi: Không tư vấn, hỗ trợ cho người có yêu cầu tư vấn, hỗ trợ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; không cấp giấy xác nhận của trung tâm sau khi thực hiện tư vấn, hỗ trợ theo yêu cầu của người được tư vấn, hỗ trợ; không công bố công khai mức thù lao theo quy định. Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng nếu các đơn vị này không giữ bí mật các thông tin, tư liệu về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người yêu cầu tư vấn, hỗ trợ; phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với hành vi cung cấp thông tin sai lệch để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không đúng mục đích.
Video đang HOT
Kha Xuân Lộc
Theo Dantri
Cảnh sát giao thông chỉ được phạt tiền người vi phạm khi nào?
Cảnh sát giao thông chỉ được phạt tiền người vi phạm giao thông khi chứng minh được lỗi của người vi phạm.
Theo Điểm đ Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính của người vi phạm.
Như vậy, nếu cho rằng người tham gia giao thông vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ... thì cảnh sát giao thông phải chứng minh sự vi phạm đó dựa trên kết quả thu được của máy quay phim, người làm chứng... thì mới được phép lập biên bản xử phạt.
Cụ thể, theo Điều 3, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
CSGT lập biên bản xử lý vi phạm giao thông (ảnh Vũ Hạnh)
Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân./.
Theo VOV Online
Quá hạn nộp phạt vi phạm giao thông, có bị phạt thêm tiền? Với xe đi mượn, người tham gia giao thông không cần phải có giấy ủy quyền của chủ sở hữu phương tiện, nhưng bắt buộc phải có đủ giấy tờ... Tôi tên là Hoàng Hữu T, vào năm 2013 tôi có cho một người bạn mượn xe. Khi người bạn đi trên tỉnh lộ 8 thì bị bắt vì đi quá tốc độ...