Kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc, châu Á chạy đua phát triển hỏa lực
Các chuyên gia cảnh báo, châu Á có thể rơi vào một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm khi nhiều nước ra sức tăng cường kho tên lửa tầm xa.
Các tổ hợp tên lửa DF-26 của Trung Quốc tại một lễ diễu binh vào năm 2015 (Ảnh: Reuters).
Trung Quốc đang sản xuất hàng loạt tên lửa đa năng DF-26 có tầm xa lên đến 4.000 km. Mỹ cũng phát triển các vũ khí mới nhằm kiềm chế tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Thái Bình Dương. Cùng lúc đó, do lo ngại về Trung Quốc và không muốn phụ thuộc vào Mỹ, nhiều quốc gia trong khu vực châu Á đang ra sức mua sắm hoặc phát triển kho tên lửa của mình.
Giới quan chức quân sự, ngoại giao và các nhà phân tích cho rằng, trong thập niên này, châu Á sẽ sở hữu nhiều hơn các tên lửa có khả năng bay xa hơn, nhanh hơn, tinh vi hơn – một sự thay đổi rõ rệt và nguy hiểm hơn so với những năm gần đây.
“Cục diện tên lửa ở châu Á đang thay đổi và thay đổi rất nhanh”, ông David Santoro, chủ tịch Diễn đàn Thái Bình Dương, nhận định.
Video đang HOT
Những vũ khí đó ngày càng rẻ hơn, chính xác hơn. Khi một nước mua, các nước láng giềng không muốn tụt lại phía sau. Theo ông Santoro, tuy không chắc chắn về những tác động lâu dài nhưng các vũ khí mới có vai trò trong cân bằng căng thẳng và giúp duy trì hòa bình. “Việc tăng cường phát triển, tích trữ tên lửa nhiều khả năng sẽ càng làm gia tăng hoài nghi, kéo theo nguy cơ chạy đua vũ trang, làm gia tăng căng thẳng”, chuyên gia Santoro nói.
Theo báo cáo chưa công bố, Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ dự định triển khai các hệ thống tên lửa tầm xa mới để tạo nên “một mạng lưới tấn công chính xác dọc chuỗi đảo thứ nhất”, bao gồm một dải từ Nhật Bản xuống Đài Loan và các đảo nam Thái Bình Dương. Các hệ thống mới đó sẽ bao gồm các vũ khí siêu thanh tầm xa (LRHW), loại tên lửa có thể mang đầu đạn bay nhanh hơn tốc độ âm thanh để có thể tấn công các mục tiêu cách xa tới 2.800 km.
Phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cho biết, Mỹ chưa có quyết định cuối cùng về địa điểm đặt các vũ khí đó. Đến nay, hầu hết các đồng minh của Mỹ ở khu vực đều lưỡng lự tiếp nhận.
Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết, Nhật Bản, nơi có hơn 54.000 binh sĩ Mỹ đồn trú, có thể tiếp nhận một số tổ hợp tên lửa mới trên đảo Okinawa, nhưng Mỹ có thể sẽ phải rút các lực lượng khác.
Theo giới phân tích, việc các nước trong khu vực tiếp nhận các tổ hợp tên lửa của Mỹ có thể khiến Trung Quốc “ nóng mặt”. Do vậy, một số đồng minh của Mỹ đang tự phát triển kho tên lửa của mình. Australia mới đây thông báo sẽ dành 100 tỷ USD trong vòng 20 năm tới để phát triển các tên lửa tiên tiến. Nhật Bản cũng đã chi hàng triệu USD cho tên lửa tầm xa, phát triển phiên bản mới của tên lửa chống hạm đặt trên xe tải, với tầm xa ước tính 1.000 km.
Trong số các đồng minh của Mỹ, Hàn Quốc hiện sở hữu chương trình tên lửa đạn đạo nội địa mạnh mẽ nhất. Washington mới đây đã dỡ bỏ hạn chế đối với tầm xa tên lửa mà Hàn Quốc có thể phát triển.
“Khi năng lực tên lửa tầm xa của các đồng minh của Mỹ tăng lên, khả năng những nước đó tham gia khi khủng hoảng khu vực xảy ra cũng tăng”, Zhao Tong, chuyên gia về an ninh chiến lược tại Bắc Kinh, nhận định.
Nga dọa đáp trả nếu Mỹ đặt tên lửa ở châu Á - Thái Bình Dương
Nga tuyên bố sẽ hành động nhằm duy trì an ninh quốc gia nếu Mỹ đặt tên lửa tầm xa và ngắn hơn tại châu Á - Thái Bình Dương.
"Việc Mỹ triển khai các tên lửa tầm xa và ngắn hơn dưới bất kỳ hình thức nào ở nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm châu Á - Thái Bình Dương, sẽ gây bất ổn vô cùng lớn xét theo góc nhìn an ninh quốc tế và khu vực. Điều này sẽ châm ngòi một vòng xoáy chạy đua vũ trang mới, tiềm ẩn đầy rẫy những hậu quả khôn lường", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết hôm 12/3.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova trong cuộc họp báo ở Moskva hôm 11/2. Ảnh: Reuters .
"Những diễn biến đó rõ ràng sẽ không giúp tăng cường an ninh cho Mỹ theo bất cứ cách nào, chưa nói tới các đồng minh của họ. Việc có thêm nhiều mối đe dọa tên lửa xuất hiện chắc chắn sẽ dẫn đến sự đáp trả từ phía chúng tôi", bà nói thêm.
Bình luận của Moskva được đưa ra sau khi truyền thông Nhật Bản đưa tin Tokyo và Washington đang cân nhắc thảo luận về triển vọng đưa các tên lửa tầm xa phóng từ mặt đất của Mỹ tới Nhật Bản, trước đây bị cấm theo Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm xa (INF) giữa Nga và Mỹ. Hai bên đều đã chấm dứt hiệp ước này.
Tuy nhiên, Zakharova nhấn mạnh rằng Nga có nguyên tắc không triển khai tên lửa loại này đến khu vực mà Mỹ không triển khai vũ khí tương đương. "Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên quan tâm đến nỗ lực chung, nhằm đạt được giải pháp chính trị và ngoại giao trong bối cảnh Mỹ đã hủy bỏ Hiệp ước INF", phát ngôn viên cho biết.
Trong báo cáo Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương (PDI) trình lên quốc hội Mỹ hồi đầu tháng, Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đề xuất triển khai Lực lượng Liên quân Tích hợp với mạng lưới tên lửa dẫn đường trên "chuỗi đảo thứ nhất" ở Thái Bình Dương, nhằm duy trì cán cân quân sự khu vực.
Bên cạnh đó, quân đội Mỹ cũng kêu gọi cải thiện hệ thống phòng thủ tên lửa ở "chuỗi đảo thứ hai", duy trì lực lượng phân tán để giữ ổn định khu vực và bảo đảm khả năng chiến đấu trong thời gian dài khi cần thiết.
Vị trí chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai. Đồ họa: Cofda .
"Chuỗi đảo thứ nhất" là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực bên trong vành đai nối từ quần đảo Kuril qua Nhật Bản, đảo Okinawa, đảo Đài Loan và tới Philippines. "Chuỗi đảo thứ hai" bắt đầu từ quân cảng Yokosuka ở Nhật đến Indonesia, với trung tâm là đảo Guam của Mỹ.
Mỹ muốn đặt tên lửa đối phó Trung Quốc tại châu Á Bên trong trung tâm Nga cảnh báo tên lửa đạn đạo Mỹ Căn cứ Mỹ báo động vì tên lửa Nga
Số ca Covid-19 Trung Quốc tăng gấp đôi, cao nhất trong nửa năm Trung Quốc hôm nay ghi nhận số ca Covid-19 mới cao gấp đôi hôm qua và là mức cao nhất kể từ tháng 1 tới nay. Người dân xếp hàng để xét nghiệm Covid-19 tại một khu dân cư ở Thụy Lệ, Vân Nam, Trung Quốc (Ảnh: Reuters). Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc ngày 20/7 cho hay, nước này trong...