Kết cục Thế chiến 2 suýt khác vì điệp viên… cãi vợ
Nếu không nhờ sợ nhanh trí của một điệp viên tình báo, rất có thể Thế chiến 2 đã rẽ theo một hướng hoàn toàn khác.
Điệp viên Garbo và vợ Araceli.
Juan Pujol, người có bí danh điệp viên Garbo đã thuyết phục thành công phát xít Đức rằng cuộc đổ bộ trong Thế chiến II không diễn ra ở bờ biển Normandy mà là Pas-de-Calais.
Dù vậy, khi bị giam lỏng ở ngôi nhà tại London nhằm bảo vệ danh tính, vợ của Garbo, Araceli đã nổi điên và dọa sẽ tới đại sứ quán Tây Ban Nha tiết lộ tất cả. Vụ cãi cọ xảy ra vào tháng 6.1943.
Araceli dọa rằng sẽ kể cho mọi người biết kế hoạch đổ bộ này nếu như không cho cô tới thăm mẹ mình. Thời điểm đó vợ Garbo cùng chồng ở Harrow, tây bắc London và có nhiệm vụ quản lý một nhóm các tình báo viên gửi tín hiệu sai lạc nhằm đánh lạc hướng quân Đức.
Video đang HOT
Thông tin sai lệch này giúp phát xít Đức bị lừa về địa điểm đổ bộ thật sự trong ngày D-Day lịch sử tháng 6.1944. Thành công này giúp Thế chiến II xảy ra như dự kiến. Dù vậy, suýt chút nữa các sử gia đã phải viết lại toàn bộ lịch sử do Araceli quá nhớ nhà và áp lực vì bị giam lỏng.
Araceli nói rằng cô rất nhớ đồ ăn Tây Ban Nha và buồn phiền vì chồng vắng nhà thường xuyên. Để tránh bị phát hiện bởi những tay chân do thám, Araceli và hai con bị giam lỏng trong một căn hộ ở London.
Trong hồ sơ mật được Cục lưu trữ Quốc gia Anh công bố, vụ cãi cọ giữa Juan và vợ cũng được ghi lại cẩn thận. “Tôi không muốn ở chung lâu hơn 5 phút với chồng mình”, Araceli hét lên với một tình báo viên MI5 của Anh, Tomas Harris. “Tôi sẽ tới đại sứ quán Tây Ban Nha dù có bị giết đi chăng nữa”.
Điệp viên Garbo đã thành công khi không chỉ lừa quân phát xít về thông tin tình báo sai lạc mà còn “đặt bẫy” để vợ mình phải giữ im lặng. Sếp của Garbo thông báo với Araceli rằng chồng cô đã bị sa thải. Tuy nhiên điệp viên hai mang nghĩ rằng như thế vẫn chưa đủ.
Nếu vợ quay trở lại Tây Ban Nha, mọi kế hoạch sẽ bại lộ. Do đó, Garbo đã lên kế hoạch thuyết phục Araceli rằng sự việc vỡ lở, ông sẽ bị bắt ngay lập tức. Mỗi lần tới thăm chồng, Araceli đều bị bịt mắt và tin rằng mình đang giúp ích cho công việc của chồng.
“Juan Garbo nói với vợ rằng không có thời gian để cãi cọ. Nếu tên của cô bị sếp đề cập thêm một lần nào nữa, Garbo sẽ yêu cầu tống giam vợ mình”, Harris nói. “Vợ Garbo về nhà, rất háo hức chờ đợi chồng và không còn xảy ra tranh cãi nữa”.
Theo Danviet
Dân Thụy Sĩ "tháo còng" cho cơ quan tình báo
Người dân Thụy Sĩ đã nhất trí thông qua luật mới trao thêm quyền giám sát cho các cơ quan tình báo trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 25-9.
Cảnh sát Thụy Sĩ canh gác tại sân bay Geneva - Ảnh: AFP
Theo BBC, luật mới cho phép cơ quan chức năng có thể nghe lén điện thoại, đọc lén email và lắp đặt các camera hay cài rệp máy tính. Những người ủng hộ luật mới cho rằng điều này sẽ giúp Thụy Sĩ theo kịp các nước khác.
Tuy nhiên những người phản đối sợ rằng luật mới sẽ tước bỏ các quyền tự do cá nhân và khiến Thụy Sĩ, một quốc gia trung lập, rơi vào nguy cơ phải có quan hệ hợp tác thân thiết hơn với các cơ quan tình báo nước ngoài.
Khoảng 65,5% người dân đã bỏ phiếu ủng hộ luật mới. Luật này trên thực tế được thông qua từ năm ngoái nhưng vẫn chưa thể thực thi sau khi những người phản đối thu thập đủ ý kiến để buộc phải tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân theo quy định. Và cuộc trưng cầu này đã diễn ra hôm qua, 25-9.
Theo điều luật này, cơ quan tình báo liên bang và các cơ quan chức năng khác có thẩm quyền đặt các nghi phạm vào diện bị theo dõi điện tử nếu được tòa án, bộ quốc phòng chấp thuận.
Việc luật mới được thông qua với tỉ lệ phiếu thuận cao trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 25-9 cho thấy rõ ràng Thụy Sĩ đang ngày càng lo ngại trước nguy cơ bị tấn công khủng bố.
Trong nhiều thập niên qua, kể từ vụ bê bối những năm 1980 phanh phui chuyện chính phủ Thụy Sĩ theo dõi hàng chục ngàn công dân trong nước, người Thụy Sĩ tỏ ra rất ngờ vực với chương trình giám sát quốc gia.
Các camera rất hiếm hoi, ngay cả ứng dụng Google Street View cũng bị cấm tại quốc gia này theo quy định của các luật bảo vệ quyền riêng tư. Tuy nhiên một loạt các vụ việc xảy ra tại các quốc gia châu Âu thời gian qua có lẽ đã làm thay đổi tư duy của nhiều người dân Thụy Sĩ.
Theo Tuổi Trẻ
Tướng Mỹ nói chia sẻ tin tình báo với Nga là không khôn ngoan Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ cho rằng chia sẻ tin tình báo về Syria với Nga là "không khôn ngoan". Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford. Ảnh: Reuters. Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 22/9 công bố một số tài liệu, trong đó có thông báo Washington và Moscow "sẽ chia sẻ tin...