Kerry thừa nhận chương trình nghe lén “đi quá xa”
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 31/10 lần đầu tiên thừa nhận trong một số trường hợp, chương trình do thám của Mỹ đã đi quá xa.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
“Tôi khẳng định với các bạn, những người vô tội không bị lạm dụng trong chương trình này, nhưng có nỗ lực thu thập thông tin”, ông Kerry cho biết với một cuộc họp ở London thông qua đường truyền video. “Và đúng là trong một số trường hợp chương trình đã đi quá xa tới mức không đúng.”
“Và Tổng thống, tổng thống của chúng tôi, đã quyết tâm làm rõ với mọi người và hiện ông đang xem xét kỹ lại để không ai có cảm giác bị lạm dụng”, ông cho hay.
Video đang HOT
“Và trong một số trường hợp, tôi cũng như Tổng thống thừa nhận với các bạn, một số hành động đã đi quá xa và chúng tôi sẽ đảm bảo điều đó không diễn ra trong tương lai.”
Những cáo buộc gần đây cùng một loạt thông tin báo chí hé lộ về chương trình nghe lén của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ đã tạo rạn nứt lớn trong mối quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Ông Kerry có những thừa nhận trên khi ông trả lời cho một câu hỏi dành cho cả ông và Ngoại trưởng Anh William Hague về chương trình do thám của chính phủ. Thông tin được dựa trên bản ghi chép về sự kiện của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Theo Dantri
Mỹ nghe lén điện thoại 35 nguyên thủ thế giới
Tài liệu mật của Snowden cho thấy Mỹ đã nghe lén điện thoại của 35 nguyên thủ quốc gia trên thế giới.
Ngày 24/10, tờ Guardian của Anh tiết lộ các tài liệu mật do cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) thu thập được cho thấy Mỹ đã giám sát các cuộc điện thoại của 35 nguyên thủ quốc gia trên thế giới.
Theo đó, số điện thoại của các nguyên thủ quốc gia trên thế giới được một nhân viên chính phủ trao lại cho NSA. Ngoài ra tờ báo này còn cho biết các nhân viên của Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc cũng đang bị hối thúc phải chia sẻ các thông tin liên hệ của các chính trị gia nước ngoài.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tố Mỹ nghe lén điện thoại của mình
Phản ứng trước thông tin này, một phát ngôn viên của Nhà Trắng cho hay: "Chúng tôi không bình luận công khai về các hoạt động tình báo cụ thể trên, và về mặt chính sách, chúng tôi đã nói rõ rằng các quốc gia trên thế giới đều thu thập những thông tin tình báo nước ngoài kiểu này."
Một tài liệu mật vào tháng 10/2006 của Snowden cho thấy "trong một vụ gần đây, một quan chức Mỹ đã trao cho NSA 200 số điện thoại của 35 nguyên thủ trên thế giới", tuy nhiên danh tính của các nguyên thủ này không được tiết lộ.
Thông tin này được tờ Guardian đưa ra sau khi Đức yêu cầu Washington trả lời về những cáo buộc cho rằng Mỹ đã nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel khiến Đức vô cùng giận dữ. Nhà Trắng đã không phủ nhận việc nghe lén này và hứa rằng sẽ không "tái phạm" trong tương lai.
Tuy nhiên, bà Merkel đã không hài lòng với lời hứa này và nhấn mạnh: "Các nước đồng minh chúng ta cần phải tin tưởng lẫn nhau. Mỹ và châu Âu đều phải đối mặt với những thách thức chung vì chúng ta là đồng minh. Nhưng sự liên minh đó chỉ có thể xây dựng dựa trên lòng tin. Đó là lý do tôi nói rằng việc do thám bạn bè là không thể chấp nhận được."
Lãnh đạo các quốc gia của Liên minh châu Âu cũng đồng tình với quan điểm này của bà Merkel. Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt cho rằng hành động này là "hoàn toàn không thể chấp nhận được". Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho rằng nếu việc điện thoại của bà Merkel bị nghe lén là đúng thì đây là vụ việc "cực kỳ nghiêm trọng".
Ngoại trưởng Áo Micheal Spindelegger cũng bày tỏ sự đồng tình với bà Merkel: "Chúng ta cần phải thiết lập lại quan hệ tin tưởng với Mỹ vốn bị tổn thất sau vụ việc này."
Theo Guardian
Thỏa thuận an ninh Mỹ-Afghanistan có nguy cơ sụp đổ Bất đồng về tương lai của lính Mỹ tại Afghanistan, đặc biệt là quyền miễn trừ, đang đe dọa đẩy thỏa thuận an ninh song phương giữa hai nước trước nguy cơ đỗ vỡ. Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại cuộc họp báo ở thủ đô Kabul. Dù cuộc họp đã được kéo dài tới 2 ngày...