Kéo trụ cuối phiên, Vn-Index vượt mốc 930 điểm
Các cổ phiếu như VJC, PNJ, VRE, VCB, VNM, GAS, CTG và đặc biệt SAB tăng 8.000 đồng đã giúp các chỉ số đồng loạt tăng mạnh.
Càng về cuối phiên giao dịch, diễn biến các Bluechips càng trở nên tích cực. Các cổ phiếu như VJC, PNJ, VRE, VCB, VNM, GAS, CTG và đặc biệt SAB tăng 8.000 đồng đã giúp các chỉ số đồng loạt tăng mạnh.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số Vn-Index tăng 7,08 điểm (0,77%) lên 930,2 điểm; Hnx-Index tăng 0,91 điểm (0,88%) lên 104,1 điểm và Upcom-Index tăng 0,04% lên 52,15 điểm. Dù vậy, thanh khoản thị trường vẫn rất yếu, giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt vỏn vẹn 3.100 tỷ đồng.
Điểm tích cực có lẽ đến từ khối ngoại khi họ có phiên mua ròng thứ 4 liên tiếp với giá trị 30 tỷ đồng, trong đó riêng VNM được mua ròng 125 tỷ đồng.
Trên TTCK Phái sinh, cả 4 HĐTL đều tăng điểm, nhưng vẫn thấp hơn VN30 Index từ 11-12 điểm cho thấy tâm lý giới đầu tư vẫn hết sức thận trọng với nhịp tăng này.
==============================
Sau những diễn biến giằng co ảm đạm buổi sáng, thị trường bất ngờ tăng mạnh trong phiên chiều với sự bứt phá của nhóm Bluechips. SAB là cái tên đáng chú ý nhất khi tăng 6.000 đồng lên 248.000 đồng, qua đó giúp thị trường tăng mạnh.
Bên cạnh đó, sắc xanh của một số cổ phiếu vốn hóa lớn như VNM, VJC, GAS, VCB…cũng giúp thị trường tăng mạnh.
Tại thời điểm 14h10′, chỉ số Vn-Index tăng 4,02 điểm (0,44%) lên 927,14 điểm; Hnx-Index tăng 0,52% lên 103,72 điểm và Upcom-Index tăng 0,02% lên 52,15 điểm. Tuy vậy, thanh khoản thị trường vẫn khá yếu với giá trị khớp lệnh 3 sàn vỏn vẹn 2.300 tỷ đồng.
Video đang HOT
============================
Sau những phút tăng điểm nhờ nỗ lực của nhóm Bluechips, áp lực bán đã gia tăng đáng kể từ sau 11h khiến các chỉ số dần thu hẹp đà tăng điểm (hoặc giảm điểm).
Tạm dừng phiên sáng, chỉ số Vn-Index giảm 0,55 điểm (0,06%) xuống 922,57 điểm; Upcom-Index giảm 0,12% xuống 52,07 điểm trong khi Hnx-Index về mức tham chiếu. Thanh khoản thị trường tiếp tục ở mức rất thấp với giá trị khớp lệnh 3 sàn vỏn vẹn hơn 1.600 tỷ đồng.
Số mã giảm điểm áp đảo hoàn toàn với 270 mã, trong khi chỉ có 167 mã tăng điểm. Điểm tích cực là khối ngoại vẫn đang mua ròng, dù giá trị không quá lớn (27 tỷ đồng).
VCB, VNM, SAB, VJC vẫn tăng điểm khá tốt, nhưng các Bluechips khác như VHM, MWG, PNJ, PLX, MSN, BVH, FPT…đồng loạt giảm điểm đã xóa tan thành quả.
Các nhóm cổ phiếu có tính dẫn dắt dòng tiền như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, dầu khí…hầu hết đều giảm điểm khiến thị trường thêm phần ảm đạm.
Trên TTCK Phái sinh, cả 4 HĐTL đều giảm khá mạnh và thấp hơn Vn30 Index từ 7-9 điểm cho thấy tâm lý giới đầu tư lúc này khá thận trọng.
===================================
Diễn biến tích cực của TTCK Mỹ những phiên gần đây đã giúp tâm lý giới đầu tư trong nước ổn định hơn và các chỉ số tăng điểm ngay từ những phút mở cửa.
Tại thời điểm 10h, chỉ số Vn-Index tăng nhẹ 0,2 điểm (0,02%) lên 923,3 điểm; Hnx-Index tăng 0,12 điểm (0,12%) lên 103,31 điểm và Upcom-Index tăng 0,01% lên 52,14 điểm. Dù vậy, thanh khoản thị trường vẫn rất thấp với giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt 500 tỷ đồng.
VNM vẫn là cái tên nổi bật nhất dẫn dắt đà tăng thị trường. Hiện tại, VNM tăng 1.600 đồng lên 128.100 đồng và là phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp. Cùng với VNM, các Bluechips khác như VJC, MWG, VCB, CTD…cũng tăng điểm. Bên cạnh đó, nhóm dầu khí cũng giao dịch khá tích cực với PVS, PVD, PVB tăng điểm giúp sắc xanh thị trường được duy trì.
Trong khi đó, các nhóm ngành khác mang tính dẫn dắt dòng tiền như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản…hầu hết đang giao dịch quanh vùng tham chiếu.
Trong phiên hôm nay, cổ phiếu May Sông Hồng (MSH) đã lên sàn HoSE và lập tức tăng kịch trần lên 54.000 đồng. FTS hiện nắm giữ gần 14% cổ phần MSH nhưng hiện cổ phiếu này đã bất ngờ giảm sàn xuống 17.700 đồng.
Long Nhật
Theo Trí thức trẻ
Loạt tỷ phú mất tiền sáng cuối tuần, tài khoản đại gia 40 tuổi vẫn "rủng rỉnh"
Bất chấp thị trường trồi sụt không ổn định, YEG của Yeah1 vẫn tiếp đà tăng phiên thứ tư lên 288.800 đồng/cổ phiếu. Tính đến thời điểm này, YEG đã tăng mạnh gần 21% trong thời gian 1 tháng giao dịch và tăng tới 46,6% trong 3 tháng qua.
YEG đang có chuỗi giao dịch khá ấn tượng, liên tục tăng giá
Thanh khoản thị trường trong sáng nay (9/11) dường như đã có sự cải thiện so với sáng hôm qua với 77,73 triệu cổ phiếu được giao dịch trên HSX tương ứng 1.425,03 tỷ đồng; 16,48 triệu cổ phiếu tương ứng 180,25 tỷ đồng trên HNX.
Tuy nhiên, áp lực bán ra vẫn rất lớn khiến cả hai chỉ số đều giảm khá sâu. VN-Index mất 6,92 điểm tương ứng 0,75% còn 919,37 điểm trong bối cảnh sàn HSX có tới 171 mã giảm giá so với 78 mã tăng. HNX-Index cũng đánh rơi 0,85 điểm tương ứng 0,81% còn 103,69 điểm với 79 mã giảm so với 42 mã tăng.
Trong phiên này, GAS mất 2.100 đồng kéo sụt VN-Index 1,25 điểm. Ngoài ra, VNM, VCB, HPG, MSN, TCB... cũng mất giá mạnh.
Cụ thể, sáng nay SAB mất 2.400 đồng, MSN mất 1.500 đồng, PNJ mất 1.400 đồng, VJC mất 1.300 đồng, HPG mất 900 đồng, ROS, VCI... cùng sụt giảm. Việc cổ phiếu giảm sâu đã tác động tiêu cực đến giá trị tài sản trong cổ phiếu của các tỷ phú chứng khoán như bà Cao Thị Ngọc Dung, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Đình Long, ông Trịnh Văn Quyết, ông Tô Hải...
Ngược lại, VHM tăng nhẹ 800 đồng nhưng vẫn đóng góp lớn nhất cho cho VN-Index (góp vào 0,83 điểm). Ngoài ra còn có BVH, NVL, HNG... tăng giá, song mức tăng tại các mã này chưa đủ sức tác động mạnh lên chỉ số chung.
Bất chấp thị trường trồi sụt không ổn định, YEG của Yeah1 vẫn tiếp đà tăng phiên thứ 4, tăng 1.800 đồng tương ứng 0,63% lên 288.800 đồng/cổ phiếu. Tính đến thời điểm này, YEG đã tăng mạnh gần 21% trong thời gian 1 tháng giao dịch và tăng tới 46,6% trong 3 tháng qua. Giá trị tài sản trên thị trường chứng khoán của "ông chủ" Yeah1 Nguyễn Ảnh Nhượng Tống theo đó cũng tăng mạnh theo.
Nhìn chung, trong thời điểm hiện tại, VN-Index đã bớt lệ thuộc vào diễn biến của các mã vốn hoá lớn. Tuy nhiên, xu hướng chung vẫn đang bất lợi.
Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá, sau giai đoạn lao dốc mạnh của VN-Index trong tháng 10 và cũng đồng pha với những diễn biến tiêu cực ở các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới, chỉ số chung vẫn đang có xu hướng dao động tích lũy để ổn định lại mặt bằng giá.
VCBS cho rằng nhịp điều chỉnh giảm trong tháng trước là tất yếu sau một giai đoạn hồi phục tương đối tích cực trước đó, nhưng mức độ đã phần nào bị khuếch đại lên bởi bối cảnh bất ổn trên thị trường tài chính quốc tế. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư nhìn chung đã và đang dần ổn định trở lại, theo đó công ty này kỳ vọng VN-Index sẽ có những diễn biến tích cực hơn trong các tháng còn lại của năm nay.
Trong khi đó, ông Anirban Lahiri - Giám đốc Phân tích của Công ty chứng khoán VNDirect, với hơn một nửa tổng số doanh nghiệp được các công ty chứng khoán theo dõi có tăng trưởng lợi nhuận vượt dự báo, có vẻ như thị trường đang nằm trong vùng quá bán.
Tuy nhiên với rủi ro còn treo lơ lửng về triển vọng kinh tế toàn cầu và định giá của thị trường cổ phiếu, vị chuyên gia khuyên nhà đầu tư nên tận dụng mọi cơ hội khi thị trường tạm phục hồi để tái cơ cấu danh mục.
Theo Dân trí
Chạm mốc 1.000 điểm, VN-Index... 'bổn cũ soạn lại' Lẽ dĩ nhiên, khi gặp kháng cự ở mốc tâm lý, áp lực chốt lời sẽ xuất hiện... Chạm mốc 1.000 điểm, VN-Index... &'bổn cũ soạn lại' Chốt phiên giao dịch 19/9, VN-Index đã không thể duy trì được mốc 1.000 điểm xác lập trong phiên sáng. Có thể nói, thị trường trong phiên chiều đã thể hiện bộ mặt hoàn toàn khác....