Kéo phanh tay lâu ngày bị bó, xử lý ra sao?
Xe ô tô đã hơn 2 tháng không lăn bánh liệu có bị bó phanh và cách khắc phục thế nào?
Hỏi:
Chiếc Toyota Altis đời 2011 của tôi gửi trong bãi đỗ xe đã hơn 2 tháng nay không lăn bánh, liệu có bị bó phanh khi tay phanh 2 tháng không được hạ xuống. Nếu có hiện tượng trên cần xử lý thế nào?
Lê Hoàng Mai (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Ảnh minh họa
Cố vấn kỹ thuật Lê Văn Định, Gara OND Auto (749 Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) trả lời:
Kéo phanh tay trong thời gian dài sẽ khiến lực ép từ má phanh lên đĩa phanh gây lõm, hoặc có thể bị kẹt, gỉ sét… Vì vậy, nếu xe để lâu ngày không đi đến, trên địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ cần kéo cần số về chế độ P (đối với xe tự động) hoặc về số 1 (đối với xe số sàn) mà không cần phanh tay.
Nếu đã kéo phanh tay suốt 2 tháng, khả năng ô tô bị bó phanh rất cao, nên cần kiểm tra tại chỗ theo phương pháp sau.
Video đang HOT
Thứ nhất, hạ phanh tay, nổ máy tại chỗ, từ từ đạp rồi nhả phanh chân 10 – 15 lần để dầu phanh tuần hoàn trong ống, piston phanh hoạt động trở lại.
Thứ hai, quan sát xem đèn cảnh báo phanh có bật sáng trên bảng đồng hồ, đồng thời nhờ người khác đứng ngoài xe nhìn đèn phanh phía sau có sáng lên, tức là kiểm tra các chức năng điện – điện tử của hệ thống phanh có hoạt động bình thường hay không.
Thứ ba, vào số tiến, đạp ga nhẹ nhàng xem xe có tiến lên như bình thường hay không, nếu thấy rõ sức ì của xe hoặc đèn cảnh báo phanh bật sáng trong khoảng 100 – 200m di chuyển đầu tiên, tức là xe đang bị bó phanh.
Khi đã bị bó phanh, chỉ còn giải pháp gọi xe cứu hộ đưa xe đến gara gần nhất để thợ xử lý. Nếu cố đi có thể bị cháy má phanh, gây ra khói khét ở bánh xe, làm trầy xước hỏng đĩa phanh.
Ôtô không sử dụng dài ngày, có nên kéo phanh tay ?
Thông thường khi dừng, đỗ xe, chủ xe phải sử dụng phanh tay để giữ cố định chiếc xe. Nhưng theo các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng ô tô, không nên làm điều đó nếu phải để xe trong một khoảng thời gian dài.
Chuyên gia kỹ thuật ô tô, Nguyễn Đăng Vinh (ATOM - Bridgestone Premium Auto Services) cho biết:
Nếu đỗ xe trong một thời gian dài thì không nên sử dụng phanh tay vì lực ép từ má phanh lên đĩa phanh liên tục làm cho khu vực này lõm lại, bề mặt đĩa gồ ghề, phanh không ổn định và có thể bị bó phanh khi sử dụng lại xe. Vây nên chúng ta có thể dùng cách chèn bánh xe thay cho sử dụng phanh tay.
Theo các chuyên gia ,không nên sử dụng phanh tay nếu phải để xe trong một khoảng thời gian dài.
Đối với xe sử dung số tự động chũng ta cũng có thể để số ở P và không cần sử dụng phanh tay ( trong điều kiện xe của bạn đổ ở vị trí bằng phẳng không đỗ ngang dốc). Trong điều kiện xe bạn đỗ ngang dốc thì cần chèn bánh xe thêm. Vì nếu chúng ta không chèn bánh thì tải trọng của xe sẽ dồn lên hết cơ cấu khoa số P có thể gây hưu hỏng hộp số.
Trong trường hợp ô tô bị bó phanh do để lâu như trên, có thể khắc phục bằng cách dùng búa cao su hoặc búa thông thường nhưng bọc thêm lớp vải dày bên ngoài. Tiến hành gõ nhẹ và đều vào la-zăng cũng như đĩa phanh vài lần. Tác động này có thể giúp giảm hiện tượng bó phanh.
Ô tô không được sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến những hỏng hóc, hao mòn nên chủ xe cần lưu ý bảo quản.
Dưới đây là một số cách bảo quản tốt nhất, để giúp chiếc xe của bạn vận hành ổn định khi được sử dụng lại sau thời gian dài
1. Lưu ý khi để xe lâu ngày
Ô tô không được sử dụng trong thời gian dài thì điều đầu tiên chủ xe cần lưu ý là tìm chỗ đỗ xe phù hợp. Nên đỗ xe trong các hầm đạt điều kiện an toàn. Nếu đỗ xe ngoài trời cần phủ bạt cho xe để tránh nắng, mưa gây ảnh hưởng đến lớp sơn ngoại thất, các chi tiết nhựa, cao su của xe.
Ngoài ra, nên dọn dẹp xe sạch sẽ, tránh để những đồ ăn, thức uống, các vật dụng dễ gây cháy nổ trong xe.
Đều đặn mỗi tuần nên nổ máy để xe chạy không tải từ 1-2 lần, mỗi lần trong vòng 30 phút đến 1 tiếng để ắc quy hoạt động tốt, không bị hết điện khi sử dụng sau kỳ giãn cách xã hội. Đồng thời còn giúp duy trì tuổi thọ cho ắc quy.
Trong quá trình này, có thể tranh thủ mở cửa xe để tránh ẩm mốc do xe bị bí lâu ngày, kiểm tra hệ thống điện trên xe như đèn pha, đèn hậu, xi nhan, còi xem có hoạt động tốt không, mở nắp capo xem chuột có làm tổ trong xe không.
Lốp xe sau một thời gian không di chuyển cũng sẽ bị hao hụt hơi, giảm áp suất lốp, do đó, nên bơm cả lốp chính và lốp dự phòng đến mức áp suất tối đa theo khuyến cáo từ nhà sản xuất.
Ngoài ra cũng cần đổ đầy bình xăng giúp ngăn chặn tình trạng oxy hóa đối với bình nhiên liệu, tránh tình trạng hình thành kết tủa trong bình xăng, có thể gây hư hại cho xe.
2. Trước vận hành xe sau thời gian dài không sử dụng
Cần kiểm tra lại các mức dung dịch như dầu phanh, dầu máy, nước làm mát. Nếu bị hao hụt cần bổ sung ngay để các bộ phận phanh, động cơ hoạt động hiệu quả, tránh hư hỏng.
Bạn nên để máy nổ khoảng 5-10 phút để tất cả các hệ thống hoạt động ổn định trước khi di chuyển.
Trong thời gian nghỉ dịch dù không sử dụng xe nhiều nhưng đến thời hạn 6 tháng sau kỳ bảo dưỡng trước, chủ xe vẫn nên đưa xe đi kiểm tra bởi nhiều bộ phận trên xe sẽ hao mòn theo thời gian chứ không theo số km di chuyển.
Để đảm bảo an toàn bạn nên đưa xe đến các trung tâm dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng để kiểm tra xe.
Tiến hành gõ nhẹ và đều vào la-zăng cũng như đĩa phanh vài lần. Tác động này có thể giúp giảm hiện tượng bó phanh.
Sau đó, lái xe tiến hành vào số D (hoặc số 1) rồi nhích ga, tiếp tục chuyển sang số R. Kiểm soát chân ga ở mức vừa phải, tránh thốc ga mạnh. Cách trên áp dụng với người có am hiểu nhất định về ô tô và nếu không xử lý được cần gọi kỹ thuật của hãng xe hoặc gara.
Đỗ xe dài ngày trong mùa dịch có nên kéo phanh tay, bị bó phanh cần làm gì? Thông thường, tôi đều kéo phanh tay, về số P rồi tắt máy khi đỗ xe, tuy nhiên nhiều người lại khuyên không nên kéo phanh tay trong đợt giãn cách này, liệu có đúng. Hà Đức Tùng, chuyên viên kỹ thuật một gara ô tô tại Hà Nội, trả lời: Kéo phanh tay và đỗ xe trong một thời gian dài có...