Kéo nhau tới vái ‘rắn thần’ uống nước cam, ăn ngũ cốc
“Ngài” rắn sống bằng nước C2, cam tươi vắt và bột ngũ cốc dinh dưỡng. Hình dáng, màu sắc của rắn cũng thay đổi liên tục. Khi thì màu vàng, khi thì hơi đen… Đặc biệt, rắn không có lưỡi…
Việc hàng loạt con rắn hổ chúa chết bí ẩn gần 1 ngôi đền ở xã Phú Phong (Hương Khê) khiến dư luận chưa hết xôn xao thì lại xảy ra chuyện 1 con rắn xuất hiện ở xã Tùng Lộc (Can Lộc – Hà Tĩnh).
Điều đáng nói là trong cả 2 vụ việc trên, nhiều câu chuyện kỳ bí về những con rắn đã được người dân địa phương thêu dệt, đồn đoán, gây hoang mang dư luận, làm bất ổn tình hình chính trị ở cơ sở…
Câu chuyện thêu dệt
Hơn 20 ngày qua, người dân ở thôn Tân Quang (Tùng Lộc, Can Lộc) xôn xao bàn tán việc xuất hiện con rắn đẻ trứng tại một nhà dân. Nhiều câu chuyện bí hiểm lan truyền với tốc độ chóng mặt, họ suy tôn là rắn thần, là báu vật sống của làng, xây hẳn một ngôi miếu mới để thờ “ngài”.
Đến xã Tùng Lộc, hỏi bất kỳ một người dân nào về câu chuyện trên thì đều được họ kể rành mạch về sự xuất hiện “ ngài rắn thần”. Nội dung cầu chuyện mang màu sắc thần bí được truyền đạt: Sáng ngày 14/4, chị Nguyễn Thị Lý ở thôn Tân Quang phát hiện một con cóc vàng ngồi ngay bánh xe máy dựng trong nhà, bên cạnh là một chùm trứng nhỏ như hòn bi, màu trắng.
“Ngài” rắn sống bằng nước C2, cam tươi vắt và bột ngũ cốc dinh dưỡng
Nghĩ là trứng cóc nên chị nhặt vào túi ni lông đem bỏ cuối sân. Thế nhưng, khi quay lại chiếc xe máy thì chị hoảng hốt phát hiện một con rắn như con rắn nước đang quấn vào cổ xe máy, phần đuôi cuộn tròn giữ chặt lấy bọc trứng.
Chị Lý đã tìm đến một thầy cúng tên Sơn ở trong làng. Ông thầy này đã hướng dẫn cho chị Lý mua lễ vật, thắp hương rồi nhờ ông Hà Phan – một cao niên trong họ làm lễ “mời” rắn đi ra đồng. Sau khi làm lễ, chị Lý cho toàn bộ trứng rắn vào một chiếc túi có lót lá chuối, dùng một cây gậy dài để rắn quấn vào nhưng rắn không quấn.
Đến 12h ngày 16/4, chị Lý tiếp tục làm lễ, mời “ngài” ra khu vực trạm điện, nơi có cột bàn thờ của người trong làng lập cho “mát mẻ”.
Sau khi đưa “ngài” ra trạm điện, có một số người nửa tin nửa ngờ, nói đó chỉ là rắn nước bình thường nên đã đem thả đi đâu mất. Đến khoảng 11h trưa ngày 20/4, thầy Sơn “phán” chắc như đinh đóng cột với dân làng là vào trưa ngày 21/4 thì “rắn thần” sẽ về với dân làng.
“Bán tín, bán nghi”, một số người như anh Giáp, ông Luân, bà Chính ra đón nhưng chờ mãi không thấy. Mãi đến đầu giờ chiều, tự nhiên bà Chính thấy một con cóc ở bên trạm điện nhảy ra. Tiếp sau đó là “rắn thần” xuất hiện. Ai cũng bảo là thầy Sơn nói đúng, chỉ có sai giờ.
Video đang HOT
Thực hư “ngài” rắn?
Đến thôn Tân Quang vào lúc trời đã xế chiều, rất nhiều người dân địa phương và khách đang tụ tập xung quanh “thiên đài” được dựng ngay cạnh trạm điện của xã. Khu vực thờ rắn được người dân khoanh lại bằng những thanh tre, một bàn thờ cũng đã được lập lên, nhiều lễ vật, hương hoa đã bày biện. Trước lư hương nghi ngút khói, người thì thắp hương, kẻ đặt lễ, quỳ xuống rì rầm khấn vái trước “ngài”.
Phía trong, một chú bé khoảng chừng 14 – 15 tuổi đang ngồi cạnh một con rắn có màu xanh nhạt, dài khoảng 70cm. Hỏi những cụ cao niên hay trẻ con ở trong thôn, ai cũng có thể kể rành mạch về “ngài” giống như trong tờ giấy ghi về sự tích của rắn đã được phóng to, dán lên trước khu vực thờ, photo nhiều bản nhỏ phát cho khách.
Và, để thoả mãn tính hiếu kỳ cũng như lòng tin tâm linh, đượm màu mê tín dị đoan của khách đến thắp hương, hành lễ, một số người đã thêu dệt, thể hiện những hành động chứng minh “rắn thần”.
Nhiều người từ các địa phương khác đã kéo về sau khi nghe thông tin. Họ tin vào điều huyền bí đang xẩy ra và thắp hương khấn vái trước khu vực có “ngài” rắn.
Ông Hà Phan, người được cho là “am hiểu” nhất về “ngài” khẳng định: tuy là “rắn thần” nhưng “ngài” lại biết nghe theo sự điều khiển của con người (một số người).
Ông kể, “rắn thần” rất biết tôn ti, kính trọng người cao tuổi. Nếu có vị cao tuổi nào trong làng đến khấn tên tuổi, sau đó đưa tay ra bắt thì rắn sẽ bắt tay, hoặc mời “ngài” bò lên thì thì rắn sẽ bò lên quấn vào tay?”
Có lần có một người đàn ông xúc phạm đến ngài thì lập tức ngài bò lên tay, quấn chặt 5 vòng. Mãi nhiều tiếng sau đó mới chịu thả ra”.
Ông Hà Phan tiếp tục câu chuyện “linh ứng”, kể từ khi xuất hiện rắn thì cũng đã có 3 con cóc xuất hiện. Ban đầu là cóc vàng, dẫn rắn về nơi thiên đài. Kế đó là con cóc đen thỉnh thoảng cũng xuất hiện với rắn. Và cuối cùng là con cóc nhỏ.
Theo ông Phan, chỉ duy nhất một lần cóc xuất hiện vào ban ngày, còn lại thì chỉ đêm đến, cóc mới về chơi với rắn (khoảng thời gian có ít khách thập phương nhất?). Có khi cóc ngồi trên tượng hổ phía tây, rắn cưỡi lên tượng hổ phía đông, chầu vào nhau.
“Ngài” rắn sống bằng nước C2, cam tươi vắt và bột ngũ cốc dinh dưỡng. Và hình dáng, màu sắc của rắn cũng thay đổi liên tục. Khi thì màu vàng, khi thì hơi đen… Đặc biệt, rắn không có lưỡi (?!).
Tuy nhiên, tất cả đều là chuyện được kể từ một số người “may mắn” được chứng kiến. Còn thực tế, chúng tôi lại thấy có vẻ như tất cả chỉ là câu chuyện thêu dệt. Khi chúng tôi có mặt (chập tối ngày 3/5), để chứng minh rắn biết nghe theo điều khiển của người, ông Phan đã bảo cậu thiếu niên vào biểu diễn cho nhiều người xem.
Cậu bé dùng tay bắt rắn cho vào chậu nước để tắm. Sau đó mời “ngài” lên nằm trên bàn đặt lễ. Thế nhưng, mời mãi “ngài” vẫn không chịu lên. Sau đó, người đàn ông mà dân làng hay gọi là “thầy” Sơn đã vào khu vực rắn đang nằm, mang theo chén nước C2 (nước ngọt) để “mời” rắn uống. Nhưng, “thầy” mời mãi nhưng “ngài” chẳng bò vào để uống.
Cực chẳng đã, ông Sơn dùng tay kéo đầu rắn vào trong chén nước trước sự chứng kiến của nhiều người. Những người đến sau không chứng kiến cảnh đó thì lại trầm trồ bàn tán: “rắn biết uống nước ngọt ?!”.
Hệ lụy
Kể từ khi đưa “ngài” ra ở khu vực trạm điện Tân Dân, một số người đã rào kín thiên đài và lập bàn thờ thờ sống rắn. Với những câu chuyện thêu dệt, những hành vi mang tính lừa mị, chuyện về “ngài” rắn lan truyền như dịch sốt. Thông tin một đồn mười, mười đồn trăm. Hàng ngày, có hàng trăm người đến xem, thắp hương, cầu khấn. Một chiếc “hòm công đức” cũng đã được lập ra đặt bên cạnh bàn thờ.
Con rắn thần mà người dân ở xã Tùng Lộc đang thờ có chiều dài khoảng 70cm, mình màu xanh nhạt, giống với loại rắn nước thường xuất hiện ở vùng đồng bằng.
Theo ông Hà Phan, cao điểm có ngày tiền công đức lên tới gần 5 triệu đồng. Theo thông tin chúng tôi nhận được, đến hết ngày 7/5, số tiền công đức của khách thập phương đã lên đến hơn 30 triệu đồng. Từ nguồn tiền này , “ban quản lý lâm thời” đã bàn bạc thống nhất xây một ngôi miếu bên cạnh trạm điện để rước “ngài” vào ở cho mát mẻ, cũng là nơi để mọi người đến hành lễ cho “đàng hoàng”. Và, ngôi miếu thờ 1 con rắn hết hơn 20 triệu sắp được hoàn thành, tất cả là tiền đóng góp, công đức của các cá nhân.
Câu chuyện con rắn sống được suy tôn là xà linh, thần thánh vẫn chưa kết thúc ở thôn Tân Quang, xã Tùng Lộc. Làng quê yên bình bao đời nay bỗng nhốn nháo chỉ vì một con rắn. Những câu chuyện có phần thêu dệt được truyền tai, phát tờ rơi, quảng cáo thông tin một cách có chủ ý khiến sự việc ngày càng phức tạp. Nhiều người hành nghề “mê tín dị đoan” từ các địa phương khác cũng đã tìm về.
Ông Liễu – chủ tịch UBND xã Tùng Lộc cho biết: “Người dân đồn thổi quá lên, đó chỉ là con rắn nước bình thường. Hiện mọi việc đã lắng xuống”. Tuy nhiên, những thông tin từ hiện trường thì hoàn toàn trái ngược. Câu chuyện đã vượt quá phạm vi trong xã. Chính quyền huyện Can Lộc cũng vừa mới cử cán bộ xuống nắm tình hình (ngày 4/5). Một động thái muộn. Chưa thể khẳng định được việc lợi dụng tâm linh để trục lợi nhưng câu chuyện hoang đường về “rắn thần” rõ ràng là do một số người cố tính thêu dệt nên.
Điều cần nhất lúc này là cần phải có biện pháp tuyên truyền thật tốt để yên dư luận, những giải pháp mạnh mẽ để giải quyết câu chuyện hoang đường này, trả lại cho nhân dân xã Tùng Lộc một không gian sống thanh bình, yên ả của vùng quê như bao đời này họ đã sống. Đó là ước vọng của phần lớn người dân mà chúng tôi đã gặp, nhất là các vị lão thành, đấng cao niên – những người không thể tin được câu chuyện “hoang đường, phù phiếm” này.
Theo Báo Hà Tĩnh
Bài diễn văn bốc mùi
Trước đợt bầu cử diễn ra, vị chính khách nọ quyết định tới vận động tại một khu vực bảo tồn nhằm kiếm phiếu của thổ dân địa phương.
Dân chúng tập trung để nghe diễn văn của chính trị gia. Nhà chính khách càng thuyết trình càng hăng và đám đông cũng trở nên phấn khích theo. Cuối cùng, ông hứa:
- Tôi sẽ mang lại những cơ hội giáo dục tốt hơn cho dân bản xứ!
Đám đông náo nhiệt hẳn lên, đồng thanh hô lớn:
- Hoya! Hoya!
Chính trị gia không hiểu về ý nghĩa của thổ ngữ địa phương nhưng được khích lệ bởi sự nhiệt tình của dân chúng, ông tiếp:
- Tôi hứa sẽ sửa đổi luật đánh bạc để cho phép mở sòng bạc trong khu bảo tồn!
- Hoya! Hoya! - Đám đông gào lên và nhảy nhót uỳnh uỵch.
- Tôi hứa sẽ tiến hành nhiều cải cách xã hội và mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người bản xứ!
- Hoya! Hoya! - Đám thổ dân hú lên như hóa dại.
Sau bài diễn văn, nhà chính khách đi tham quan khu bảo tồn và thấy một đàn bò lớn. Từng lớn lên tại nông trại và hiểu biết chút ít về gia súc, chính trị gia tỏ vẻ quan tâm và đề nghị tù trưởng cho phép ông lại gần đàn bò để quan sát được rõ hơn.
- Được thôi! - Tù trưởng đáp. - Nhưng cẩn thận kẻo giẫm phải Hoya của chúng, thối lắm!
- !!!!!
Theo VNE
Để ngực trần diễu hành trên phố Tất cả đều để ngực trần và trên cơ thể họ là các tác phẩm body painting màu sắc. Đó là hoạt động sôi nổi nằm trong lễ hội đường phố Valparaiso ở Chi Lê. Hình ảnh lễ hội đường phố rực rỡ sắc màu Lễ hội diễn ra thường niên này là dịp để những ai yêu thích khám phá sự mới...