Kéo điện trung thế sát nhà: Dân lo lắng, điện lực nói đã cố gắng hết cỡ
Nhiều hộ dân ở xã Bình Tân, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) đang nơm nớp lo lắng về độ an toàn khi một đường dây điện trung thế mới đang được kéo qua phần đất, sát hiên nhà mình.
Đường dây điện trung thế 22kV đang thi công sát nhà dân ở xã Bình Tân, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận – Ảnh: ĐỨC TRONG
Có hộ đã phản đối khiến đơn vị thi công đường dây điện trên không thể triển khai thêm công việc.
Ông Hoàng Chí Nghĩa – thôn Bình Sơn, xã Bình Tân – cho biết gần một năm trước, đơn vị thi công bắt đầu chôn trụ, kéo đường dây ào ạt qua phần đất nhà mình. Ông cho rằng bản thân không nhận được thông báo gì về việc này.
Ông Nghĩa lo ngại về độ an toàn, cũng như sau này mình có nâng cấp nhà được không. Ông cũng đặt vấn đề tại sao đơn vị thi công không thỏa thuận với mình trước khi làm.
Đường dây điện trung thế 22kV đang thi công sát mái hiên nhà dân ở xã Bình Tân, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận – Ảnh: ĐỨC TRONG
Video đang HOT
Tương tự, ông Cù Công Dân cho rằng đường dây điện chỉ cách mái nhà vài mét, sẽ không đảm bảo được an toàn. Ông cho rằng đất nhà mình là đất thổ cư, nếu sau này sửa sang nhà cao hơn chắc chắn sẽ dính đường dây điện này.
Các ông đề nghị đơn vị thi công đường dây điện cần trao đổi rõ hơn cho người dân được biết.
“Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ lợi ích chung, nhưng phải đảm bảo an toàn, phải nâng dây lên cao hơn và tránh qua mái nhà. Nếu thi công như vậy, sau này chúng tôi sẽ không xây được nhà, sợ bị phóng điện, ảnh hưởng từ sấm chớp…” – ông Dân cho hay.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, đường dây điện qua địa bàn trên hiện chưa hoàn thành. Có đoạn trụ điện dựng đứng trơ trọi, có đoạn dây đã kéo nhưng thòng sát mái hiên nhà và cây cối.
Đường dây điện trung thế 22kV đang thi công qua phần đất nhà dân ở xã Bình Tân, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận – Ảnh: ĐỨC TRONG
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Toàn – phó giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận – cho biết công trình trên là đường dây trung thế 22kV, nối từ thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình đến xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc, dài khoảng 25km để phục vụ kinh tế – xã hội địa phương.
Theo ông Toàn, dự án kéo mới đường dây điện trên đã được các cơ quan chức năng cấp phép từ năm 2018 nhưng đến năm 2021 mới triển khai. Toàn bộ hướng tuyến, giấy phép thi công đã được UBND tỉnh Bình Thuận, Tổng cục Đường bộ đồng ý và đã thông báo đến các địa phương có đường dây đi qua.
Nói về việc đường dây ngang qua sát nhà dân, ông Toàn cho rằng đơn vị đã cố gắng hết cỡ để nắn hướng tuyến giảm ảnh hưởng đến nhà dân, đồng thời đảm bảo độ an toàn, khoảng cách tối thiểu với quốc lộ 1. Nhưng do nhà dân đã sát mép quốc lộ 1, đường dây diện không thể tránh được mà phải đi qua.
“Mặc dù chúng tôi thi công trong hành lang lộ giới đường bộ nhưng phần đất này vẫn của dân sinh sống và quản lý. Không chỉ riêng trường hợp này mà nhiều nơi đều xảy ra việc tương tự khiến đơn vị thi công gặp nhiều khó khăn. Đơn cử như đường dây trung thế này không thể làm tiếp vì dân không đồng tình” – ông Toàn giãi bày.
Ông Toàn cho biết thêm, dù hướng tuyến như thế nào đi chăng nữa thì đơn vị thi công vẫn đảm bảo độ an toàn về chiều cao.
Công ty Điện lực Bình Thuận đã có văn bản đến các địa phương tuyên truyền cho người dân được rõ thêm để cùng chia sẻ lợi ích chung.
Trao đổi thêm với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo UBND xã Bình Tân cho biết đã vận động người dân nắm rõ việc này, cũng như trước đó đã thông báo rộng rãi về công trình.
VCCI: Cần phân biệt rạch ròi việc kiểm tra hoạt động điện lực
Phản hồi đề nghị của Bộ Công Thương về việc góp ý hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, sau khi tham vấn ý kiến các doanh nghiệp và chuyên gia, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, dự thảo đang quy định bao quát cả hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước (gồm Bộ Công Thương cùng các sở công thương) với hoạt động kiểm tra của đơn vị điện lực, trong khi cả hai hoạt động này đều có bản chất khác nhau.
Nhân viên điện lực đang thực hiện bảo trì, bảo dưỡng lưới điện miền Trung để đảm bảo an toàn cung cấp điện cho người dân. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước chỉ mang tính quyền lực công cộng và được thực hiện theo các nguyên tắc của pháp luật hành chính. Hành vi của người kiểm tra được coi là hành vi của Nhà nước được điều chỉnh theo pháp luật về cán bộ công chức, khiếu nại tố cáo, tố tụng hành chính, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Còn hoạt động kiểm tra của đơn vị điện lực là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hành vi của người kiểm tra chỉ đại diện cho pháp nhân mà người đó làm việc cho. Pháp luật điều chỉnh chủ yếu là pháp luật dân sự.
Nếu như trước đây, thị trường điện chỉ bao gồm các doanh nghiệp quốc doanh, không có sự phân biệt rạch ròi giữa quản lý nhà nước và kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, theo lộ trình phát triển thị trường điện cạnh tranh, có thể sẽ xuất hiện các doanh nghiệp dân doanh tham gia vào thị trường điện thì việc lồng ghép giữa chức năng quản lý nhà nước vào một quan hệ dân sự kinh tế sẽ không còn phù hợp.
Thêm vào đó, pháp luật không nên can thiệp quá sâu vào việc tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. Việc một doanh nghiệp phân công nhân viên làm việc với khách hàng và các bên đối tác khác thì nên để doanh nghiệp tự quyết định, miễn là không vi phạm các điều cấm của pháp luật.
Các vấn đề về kiểm tra giữa đơn vị điện lực và khách hàng có thể được quy định ngay trong hợp đồng mua bán điện. Nếu bên khách hàng có hành vi không chấp hành việc kiểm tra, ăn cắp điện, không bảo đảm an toàn sử dụng điện... thì coi như đã vi phạm hợp đồng.
Khi đó, đơn vị điện lực có quyền tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý vi phạm pháp luật hành chính hoặc hình sự; hoặc đòi bồi thường thiệt hại, đơn phương cắt điện...
Nếu cơ quan nhà nước lo ngại bên bán điện lạm dụng quyền lực thị trường thì có thể đặt ra các quy định giới hạn quyền của bên bán điện khi kiểm tra bên mua điện.
Liên quan tới trách nhiệm của người kiểm tra, VCCI cho rằng, dự thảo quy định người kiểm tra phải bồi thường trong trường hợp gây thiệt hại do hành vi vi phạm của mình. Quy định này không phù hợp với nguyên tắc pháp lý về đại diện. Người kiểm tra trong trường hợp này chỉ là người đại diện cho pháp nhân. Nếu người kiểm tra gây thiệt hại cho bên thứ ba thì trách nhiệm bồi thường thuộc về pháp nhân đó. Người kiểm tra sẽ phải bồi thường lại cho pháp nhân theo pháp luật lao động và hợp đồng lao động.
Tập trung hoàn thành dự án đường dây 220kV Bắc Giang Lạng Sơn Ngày 5/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh chủ trì buổi làm việc với Đoàn công tác của Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực do Phó Chánh Văn phòng Hoàng Trọng Hiếu làm trưởng đoàn về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường dây 220kV Bắc Giang - Lạng Sơn. Phó...