Kéo dài thời gian làm việc với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu: Tại sao không?
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Một trong những điều đáng chú ý là giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Dự thảo này đang thu hút sự quân tâm của nhiều người trong giới học thuật.
Chia sẻ quan điểm về dự thảo, giáo sư Nguyễn Đình Đức – Trưởng Ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội – cho rằng việc kéo dài thời gian công tác của những giảng viên là giáo sư, phó giáo sư hay tiến sĩ là hợp lý trong bối cảnh hiện nay.
Ông cho biết, theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT thì hiện nay mới có khoảng 20% đội ngũ giảng viên tại các cơ sở đại học có trình độ tiến sĩ. So với khu vực và thế giới thì tỷ lệ này ở Việt Nam là thấp.
“Trong khi thực tế hiện nay trên thế giới đã là giảng viên đại học thì phải có trình độ tiến sĩ trở lên. Hơn nữa hiện nay nhiều thầy cô đến tuổi nghỉ hưu nhưng có đủ sức khỏe được các trường giữ lại vẫn giảng dạy, nghiên cứu và làm việc rất tốt vì họ có kinh nghiệm, học thuật và có uy tín trong giới chuyên môn.
Tôi được biết một số cơ sở giáo dục còn giữ giảng viên đến tuổi hưu ở các chức vụ quản lý chuyên môn quan trọng như chủ nhiệm bộ môn, trưởng phòng thí nghiệm.
Hơn thế, đội ngũ trí thức có trình độ cao đào tạo rất tốn thời gian thì không có lý do gì mà chúng ta không tận dụng đội ngũ này tham gia giảng dạy nếu họ cũng có nguyện vọng”, giáo sư Nguyễn Đình Đức cho hay.
Ngoài ra, các thầy cô có tuổi thì năng lực giảng dạy, nghiên cứu không phải bàn nhưng uy tín về mặt chuyên môn học thuật đối với cộng đồng khoa học cũng rất lớn. Nếu họ đứng đầu các nhóm nghiên cứu thì có khả năng tập hợp đội ngũ, nhất là các cán bộ trẻ làm khoa học. Bởi lẽ, hiện nay, đa số giáo sư uy tín thường đứng đầu trong trường phái học thuật ở các trường đại học.
Video đang HOT
Nhiều người ủng hộ kéo dài thời gian giảng dạy với giảng viên là tiến sĩ, giáo sư (ảnh minh họa)
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) – cũng ủng hộ đề xuất kéo dài thời gian giảng dạy với giảng viên là tiến sĩ, giáo sư và phó giáo sư.
“Bản thân tôi sau khi nghỉ hưu ở vị trí quản lý nhưng nhiều năm nay vẫn tham gia công tác giảng dạy ở một số trường đại học. Và đến giờ khi 70 tuổi hàng ngày tôi vẫn đến giảng đường.
Hơn hết là vì tôi còn sức khỏe và còn muốn cống hiến, muốn truyền đạt những gì mình biết cho thế hệ sinh viên trẻ hiện nay và khi làm thế tôi thấy cuộc sống rất ý nghĩa hơn là một ông lão về hưu quanh quẩn ở nhà.
Duy chỉ có điều tôi luôn canh cánh, đó là nếu đến tuổi hưu, bản thân giảng viên còn sức khỏe và có thể công tác thì cứ về hưu theo đúng quy định. Sau đó, nếu muốn tiếp tục giảng dạy sẽ ký hợp đồng lao động với cơ sở giáo dục đại học theo luật hiện hành chứ không nên kéo dài biên chế mãi vì nếu mình cứ giữ khư khư chỉ tiêu biên chế của cơ sở giáo dục thì không công bằng với lớp trẻ”, tiến sĩ Lê Viết Khuyến nói.
Theo dự thảo Nghị định quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học thì giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định trong điều kiện lao động bình thường để giảng dạy, nghiên cứu khoa học nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện xin kéo dài thời gian làm việc và được cơ sở giáo dục đại học chấp nhận.
Dự thảo nêu 6 tháng trước khi đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định, giảng viên có nguyện vọng đăng ký và nộp hồ sơ cho cơ sở giáo dục đại học để được xem xét kéo dài thời gian làm việc; cơ sở giáo dục đại học quyết định việc kéo dài thời gian làm việc căn cứ theo nhu cầu của cơ sở và thông báo cho giảng viên 3 tháng trước khi đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định.
Chính sách đối với giảng viên trong thời gian làm việc kéo dài được xác định là giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học, được hưởng lương và các chính sách, chế độ khác theo quy định đối với giảng viên; được đề nghị nghỉ hưu theo quy định nếu có nhu cầu.
Việc Bộ GD-ĐT đưa ra đề xuất trên được dựa trên quy định về tuổi nghỉ hưu tại Điều 169 Luật Lao động 2019, trong đó có ghi rõ: “Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Nhưng quy định tại Điều 56 Luật Giáo dục đại học chỉ ghi giảng viên có thể kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu, không ghi thời gian chi tiết.
Vì vậy, để bảo đảm phù hợp với Luật Lao động 2019, quy định tại dự thảo không quy định cụ thể thời gian kéo dài và giao cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định thời gian căn cứ theo Luật lao động.
Bộ GD-ĐT lấy ý kiến góp ý cho dự thảo này đến hết ngày 5/12/2021.
Giảng viên, sinh viên chế tạo robot vận chuyển, tặng bệnh viện chống dịch Covid-19
Trường ĐH Lạc Hồng vừa tặng một robot vận chuyển hàng hóa do giảng viên, sinh viên chế tạo cho Bệnh viện đa khoa Đồng Nai nhằm hỗ trợ việc điều trị bệnh nhân Covid-19.
Ngày 19.10, Trường ĐH Lạc Hồng gửi tặng robot vận chuyển hàng hóa đến Bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai để giúp các y bác sĩ hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân tại khu điều trị cách ly Covid-19.
Robot vận chuyển hàng hoá trong bệnh viện - BIN KA
Với kích thước 1200 x 780 x 500 mm, robot có thể chở được tối đa 100 kg hàng hóa. Robot có tốc độ di chuyển tối đa 60 m/phút và hoạt động liên tục 3,5 - 4 giờ.
Bên cạnh đó, robot được tích hợp camera giám sát và giao tiếp bằng giọng nói từ xa kết nối với điện thoại thông minh để thuận tiện cho việc nhìn đường đi cũng như giao tiếp với người đang ở trong khu cách ly.
Ngoài ra, robot còn có khả năng phun dung dịch khử khuẩn (tối đa 20 lít). Các giảng viên và sinh viên Trường ĐH Lạc Hồng đã hoàn thành robot trong khoảng 7 ngày, với chi phí khoảng 60 triệu đồng.
Bàn giao robot vận chuyển hàng hoá cho Bệnh viện đa khoa Đồng Nai - BIN KA
Bác sĩ CKII Ngô Đức Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, cho biết: "Hiện tại bệnh viện có hai khu nội trú điều trị Covid-19, với khoảng 60 bệnh nhân".
Theo ông Tuấn, việc sử dụng robot để vận chuyển thuốc men, thức ăn, dụng cụ y tế cùng một số vật dụng khác là vô cùng thuận tiện, tránh được nguy cơ lây nhiễm và robot có thể giúp khám chữa bệnh, đào tạo từ xa. Robot vận chuyển còn giúp giảm số lượng nhân viên phục vụ trong các khu cách ly.
Hướng dẫn sử dụng robot vận chuyển hàng hoá - BIN KA
Trước đây, các giảng viên cùng sinh viên Trường ĐH Lạc Hồng cũng đã tặng robot cho Tỉnh đoàn Đồng Nai để vận chuyển nhu yếu phẩm đến cho người dân trong khu cách ly.
Đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên ĐH đủ tuổi nghỉ hưu Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học. Trong đó dự thảo đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu. Đề xuất kéo dài thời...