Kéo dài đàm phán với Iran đến ngày 7-7
Thời hạn chót đêm 30-6 đã qua nhưng cuộc đàm phán kéo dài hơn 20 tháng nay giữa nhóm P5 1 (năm nước thường trực Hội đồng Bảo an và Đức) với Iran vẫn không đạt đến kết quả ký kết thỏa thuận cuối cùng về chương trình hạt nhân Iran cho dù Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhận định thỏa thuận này đã trong tầm tay.
Ngày 30-6 (giờ địa phương), tại cuộc đàm phán ở Vienna (Áo), nhóm P5 1 và Iran đã nhất trí để ngỏ thời gian đàm phán thỏa thuận lịch sử đến ngày 7-7. Người phát ngôn phái đoàn Mỹ tại Vienna chính thức thông báo: “Các nước P5 1 và Iran quyết định kéo dài đến ngày 7-7 các biện pháp trong khuôn khổ chương trình hành động phối hợp (thỏa thuận khung đã ký hồi tháng 4) để có thời gian đạt được giải pháp lâu dài về hồ sơ hạt nhân Iran”.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif (ảnh) đã quay về nước trong 24 tiếng. Sau khi quay lại Vienna, ông tuyên bố: “Đàm phán đang đến điểm nhạy cảm. Thỏa thuận duy nhất Iran sẽ chấp thuận là một thỏa thuận chính đáng, cân bằng giữa uy thế quốc gia và quyền lợi nhân dân Iran”.
Video đang HOT
Cùng ngày, Tổng thống Obama tiếp tục khẳng định ông sẽ không ký bất kỳ thỏa thuận nào với Iran mà không đạt yêu cầu đề ra. Đó là cơ chế mạnh để kiểm soát chương trình hạt nhân Iran. Trong khi đó, Liên minh châu Âu thông báo kéo dài thêm lệnh cấm vận đối với Iran trong thời gian bảy ngày để có thời gian phù hợp với cuộc đàm phán ở Vienna.
D.THẢO
Theo_PLO
Đàm phán hạt nhân Iran phải kéo dài
Vòng đàm phán mới giữa Iran và nhóm P5 1 về chương trình hạt nhân của Iran có thể phải kéo dài qua thời hạn chót 30/6.
Thông tin trên được đưa ra sau khi các bên tham gia đàm phán thừa nhận sự khác biệt quan điểm trong các vấn đề mấu chốt giữa các bên còn rất lớn.
Đánh giá về cuộc đàm phán, đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại, bà Federica Mogherini thừa nhận, cuộc đàm phán đang diễn ra rất căng thẳng, tuy nhiên không có nghĩa các bên sẽ không thể đạt thỏa thuận cuối cùng về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.
Bà Federica Mogherini, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu về chính sách an ninh và đối ngoại nói: "Cuộc đàm phán rất khó khăn, nó vẫn luôn khó khăn nhưng không phải là không thể. Nếu tất cả các bên đàm phán có ý chí chính trị mạnh mẽ vào phút chót, chúng ta có thể thực hiện được điều đó".
Khác biệt lớn nhất giữa các bên hiện nay chính là thời gian và phạm vi các nước phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran để đổi lại việc nước này sẽ hạn chế các chương trình hạt nhân của mình, cũng như các bên xây dựng một cơ chế giám sát, kiểm tra việc tuân thủ các điều khoản trong thỏa thuận của Iran.
Ngoại trưởng Iran Zarif đã rời Vienna, Áo về nước một ngày để tham vấn với ban lãnh đạo về cuộc đàm phán đang diễn ra với nhóm P5 1.Ông Philip Hammond, Bộ trưởng Ngoại giao Anh cho biết: "Chúng tôi vẫn còn một vài thách thức rất lớn để có thể đạt được một thỏa thuận cuối cùng trong vài ngày tới. Như tôi đã nói nhiều lần trước đó, không đạt được thỏa thuận còn tốt hơn là đạt được một thỏa thuận tồi. Có những giới hạn đỏ chúng ta không thể vượt qua, quyết định rất khó khăn, lựa chọn rất khó khăn và để có được một thỏa thuận trong vài ngày tới, tất cả đều phụ thuộc vào chúng ta".
Với quá nhiều bất đồng tồn tại, giới phân tích nhận định, cuộc đàm phán lần này sẽ không thể hoàn tất trước thời hạn chót. Nhiều khả năng, đàm phán có thể kéo dài sang tháng 7.
Theo_VTV
Đàm phán hạt nhân Iran và P5+1 bước vào giai đoạn lịch sử Khác biệt lớn nhất giữa các bên hiện nay chính là tốc độ và thời gian các nước phương Tây xóa bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran. Hôm qua (27/6), tại thủ đô Vienna, Áo, các cường quốc hạt nhân thuộc nhóm P5 1 gồm 5 nước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức đã bắt đầu các cuộc đàm...