Kéo chân, chiều cao của teen có dễ dàng được cải thiện?
1. Em thấy các bạn nói nhiều về chuyện kéo chân nên em thấy rất tò mò. Phương pháp kéo chân thực chất là như thế nào? Có phải mình muốn kéo cao lên bao nhiều cm cũng được không ạ? – Phan Linh (zonzon…@yahoo.com).
Trả lời:
Linh thân mến,
Phẫu thuật kéo dài chân là phẫu thuật kéo dài cẳng chân hoặc đùi. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt xương và gắn vào xương một bộ dụng cụ có thể làm tăng dài xương. Khi xương được kéo giãn ra với tốc độ chậm phù hợp thì xương mới sẽ được tái tạo lấp đầy vào khoảng trống đó. Các tế bào gân cơ, mạch máu và thần kinh cũng sẽ phát triển dần theo để tương xứng với sự phát triển của xương. Phương pháp này thường hay được dùng cho những bệnh nhân có có khuyết tật, sốt bại liệt hoặc di chứng chấn thương ở chân.
Phẫu thuật kéo dài chân có thể giúp cho bạn cao thêm khoảng từ 5-15cm. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì chiều dài đó cũng tỉ lệ thuận với biến chứng. Tốt nhất chỉ nên kéo dài chân thêm 5cm vì với chiều dài đó thì tỉ lệ biến chứng sẽ thấp hơn. Do đó cần phải cân nhắc kỹ trước khi muốn kéo dài bao nhiêu, vì thời gian kéo dài 5cm khác hoàn toàn thời gian kéo dài 10cm.
2. Kéo chân có đau không ạ? Mất khoảng mấy tháng thì sẽ đi lại được bình thường.? – Bé mèo (pinkcat…@yahoo.com).
Trả lời:
Bạn thân mến,
Video đang HOT
Khi thực hiện phẫu thuật kéo dài chân thì xương của bạn sẽ được bác sĩ cắt ra và gắn vào bộ dụng cụ để bạn điều chỉnh kéo dài xương. Việc này phải thực hiện tuần tự theo đúng như hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình kéo dài chân chắc chắn bạn sẽ gặp không ít khó khăn và đau đớn: đau nhức vết thương sau mổ, đau nhức một vài chân đinh khi căng giãn xương, đau nhức khi đi nhiều trong quá trình xương chưa lấp đầy, tê bàn chân khi căng quá nhanh.
Do phải ngồi yên một chỗ nên những hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bạn chắc chắn sẽ cần đến sự giúp đỡ của người thân.
Nếu bạn kéo dài chân thêm 5cm thì sẽ cần khoảng thời gian ít nhất là 10 tháng. Thông thường sẽ lâu hơn vì tuy xương đã lành nhưng bạn vẫn phải tập vận động phục hồi chức năng thêm một thời gian nữa. Do sau khi xương đã được kéo dài thì các phần mềm (gân, cơ, thần kinh, mạch máu, dây chằng) vẫn chưa đáp ứng kịp thời với mọi tình huống. Vì vậy cần phải tập luyện một thời gian tuỳ theo cơ địa của mỗi người. Nếu cắt ngang bất cứ một công đoạn nào cũng có thể gây biến chứng, tạo ra hiện tượng cong chân.
Sau khi đã lành hẳn, cầu xương tốt thì có thể lấy thiết bị kéo chân ra. Công đoạn này cần được thực hiện cẩn thận vì các vùng xương được kéo dãn dễ bị biến chứng như gãy hoặc lệnh.
3. Kéo chân xong thì liệu chân mình có như bình thường không? Liệu kéo dài chân có gây ra biến chứng gì không? – M.Mai ( Mai18…@gmail.com)
Trả lời:
Chào Mai,
Trong quá trình tập vận động phục hồi chức năng nếu chăm chỉ luyện tập đúng như phương pháp của bác sĩ thì chân mới sẽ có thể vận động bình thường như chân cũ. Sau khi thực hiện phẫu thuật thì chân bạn sẽ để lại sẹo.
Một biến chứng rất nguy hiểm với việc phẫu thuật kéo dài chân là khi tự ý tăng nhanh tốc độ căng giãn xương khiến thần kinh và mạch máu không theo kịp hoặc căng giãn quá mức cơ thể chịu đựng được. Hậu quả là gây liệt bàn chân, co rút gân cơ, trật khớp.
Ngoài ra còn có thể gặp một số trường hợp như sau:
- Nhiễm trùng chân đinh nếu không biết cách giữ vệ sinh.
- Loét da quanh chân đinh nếu dùng thuốc sát trùng không đúng.
- Xương bị di lệch nếu để khung lỏng, không siết ốc kịp thời.
- Lún xương, cong trục và gãy.
- Cứng gối và co rút gót.
- Sẹo hình thành xung quanh các lỗ chân đinh.
4. Nếu mình muốn thực hiện kéo chân để tăng chiều cao thì phải đến đâu? Năm nay mình 16t thì đã phẫu thuật được chưa?Mình bị hen thì có thể thực hiện phẫu thuật này được không? – L.Hà (naruto…@yahoo.com)
Trả lời:
Hà thân mến,
Phẫu thuật kéo dài chân được áp dụng vào khoảng cuối thời kì phát triển của cơ thể để bác sĩ có thể xác định được tốc độ và sự phát triển của xương. Phẫu thuật có thể áp dụng khi cơ thể phát triển chậm từ 16-20t. Ngoài ra trong một số trường hợp cũng có thể áp dụng với độ tuổi từ 22t-30t.
Các bác sĩ không khuyến khích việc kéo dài chân nếu bạn có cơ thể bình thường. Cả những người có chiều cao quá hạn chế, dị tật, trước khi thực hiện cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng vì trong quá trình điều trị sẽ có những khó khăn và diễn biến phức tạp. Ngoài ra, những bạn có tiền sử bệnh mạn tính, hen, bệnh tim, tiểu đường, bệnh xương khớp… không nên kéo dài chân.
Tại thành phố Hồ Chí Minh có các bệnh viện chấn thương chỉnh hình, bệnh viên Nhân dân Gia Định, bệnh viện Chợ Rẫy, tại Hà Nội bệnh viện 108 có thực hiện phẫu thuật này.
5 thủ phạm hạn chế phát triển chiều cao của teen
Sô đa và nước ngọt
Nếu muốn tăng trưởng chiều cao, bạn nên măm nhiều rau, trứng, sữa, đậu... có chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhé. Tuyệt đối, loại bỏ sô-đa và nước ngọt ra khỏi chế độ ăn uống hằng ngày.
Nếu lạm dụng uống nhiều sô đa và nước ngọt sẽ rất có hại cho xương. Do có chứa nhiều hàm lượng phốt-pho, nên xương sẽ trở nên yếu hơn, hạn chế sự phát triển của hệ xương.
Do đó, hãy thay thế sô đa nước ngọt bằng các loại nước trái cây, uống nhiều nước lọc và sữa hàng ngày để xương phát triển mạnh mẽ và chắc khỏe hơn.
Thuốc lá
Bạn có biết hút thuốc lá trưc tiêp hay việc liên tục ngửi khói thuốc thường xuyên đêu anh hương nghiêm trọng tơi hê xương không? Theo những nghiên cứu của các chuyên gia y tế thì chất ni-cô-tin và ca-đi-mi trong thuốc lá làm tàn phá các tế bào xương rất nhanh. Điều này khiến xương bị giòn, dễ gãy.
Những nghiên cứu còn khẳng định, hút thuốc lá ở lứa tuổi vị thành niên, đặc biệt là ở các XX còn gây nguy cơ loãng xương nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, hút thuốc còn làm giảm khả năng hấp thu can-xi và hạn chế khả năng hoạt động của vitamin D. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe bản thân và tạo cơ hội cho chiều cao phát triển tối ưu, teen nên nói "không" với thuốc lá nhé.
Stress dai dẳng
Stress kéo dài dai dẳng sẽ kéo theo nhiều triệu chứng lo âu xuất hiện. Từ đó teen sẽ có thể bị suy nhược cơ thể trầm trọng hơn.
Theo những báo cáo đã kiểm chứng trên thực tế thì các triệu chứng suy nhược cơ thể, stress và hiện tượng giảm mật độ xương có mối liên quan mật thiết với nhau. Nếu các triệu chứng suy nhược càng nghiêm trọng thì mật độ xương càng giảm.
Có thể bạn đã nghe nhiều tới tác hại của việc uống rượu với sức khỏe của gan mà chưa biết rượu còn nguy hại tới cả xương nữa đấy. Quả thực, uống nhiều rượu sẽ không chỉ làm cho xương bị loãng mà còn làm tăng nguy cơ bị gãy xương, kéo dài quá trình liền xương khi bị gãy.
Nguyên nhân của những hiện tượng này là do lượng rượu quá lớn, gây ảnh hưởng và ức chế tới quá trình hình thành xương mới của cơ thể.
Thêm nữa, rượu còn làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng bằng cách vô hiệu hóa các enzyme trong hệ tiêu hóa.
Giảm cân quá nhanh
Nếu như nhân nào đang thực hiện chế độ giảm cân một cách chóng vánh thì bạn nên phải xem lại mà áp dụng một phương pháp giảm cân khoa học để không ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của mình nhé.
Bởi vì ngoài chế độ dinh dưỡng thì hệ xương phát triển như thế nào còn phụ thuộc vào việc giảm trọng lượng một cách nhanh chóng. Giảm cân nhanh chóng cũng là nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của hệ xương, khiến bạn dễ mắc bệnh loãng xương, nứt xương.